Năm 2013 đánh dấu 1 kỷ nguyên mới cho ngành game (P1)
Để giúp nhiều người chơi đã vướng bận với công việc học tập và sự nghiệp mà không thể theo dõi được sát sao tin tức, chúng ta sẽ cùng điểm lại những xu hướng và sự kiện nổi bật nhất trong ngành công nghiệp game năm nay và cùng chuẩn bị sẵn sàng cho năm 2014.
Đối với nhiều game thủ trên thế giới, năm 2013 sẽ là 1 cột mốc đáng nhớ với nhiều sự kiện to lớn có sức ảnh hưởng tới cả ngành công nghiệp game toàn cầu như thế hệ máy console mới, indie games ngày càng trở nên phổ biến và cuốn hút, các dự án Kickstarter đang bắt đầu đến độ chín…
Hệ thống console mới
Thật khó để nói về thế giới năm 2013 mà không nhắc tới cụm từ “next-gen”. Thậm chí ngay từ trước khi năm 2013 được bắt đầu, những lời đồn xung quanh những tính năng và máy console mới đã được bàn tán khắp nơi. Sau khoảng thời gian 7 – 8 năm gắn bó với cùng 1 hệ thống PS3 hay Xbox 360, “cơn sốt” muốn có 1 sự thay đổi đã đến với mọi game thủ.
Đây là khoảng thời gian dài nhất từ trước đến nay giữa sự phát hành của 2 đời console kể từ sự ra đời của chúng ở cuối những năm 1970. Tính từ khi Xbox 360 được ra mắt năm 2005, thị trường đã có rất nhiều sự thay đổi với sự xuất hiện của các thiệt bị như iPhone và iPad, những trang mạng như Twitter và Instagram.
Trong tháng 2 năm 2013, Sony đã chính thức giới thiệu hệ thống PlayStation 4 và giáng 1 đòn chí mạng vào Microsoft tới trước gần 3 tháng. Chủ đề nổi bật trong buổi diễn trình của Sony với PS4 là về game với nhiều sản phẩm tới từ rất nhiều nhà phát hành danh tiếng trên thế giới. Thay vì tập trung vào phần cứng quá khủng và tính năng giải trí như hệ thống đọc đĩa Blu-ray như PS3, đại diện của Sony nhấn mạnh vào sự tiện lợi cho các nhà phát triển khi làm việc với PS4.
Microsoft công bố hệ thống con cưng Xbox One của mình vào tháng 5 với 1 buổi thuyết trình tập trung nhiều vào tính năng có thể thống nhất và liên kết với phòng khách của người sử dụng. Điểm đáng giá nhất của hệ thống là khả năng đa nhiệm, có thể làm việc với 3 hệ thống điều hành riêng biệt.
Nhưng Microsoft đã có 1 lập trường vững vàng về vấn đề quản lý bản quyền trò chơi (DRM), trong đó người sử dụng chỉ có thể chia sẻ một tựa game với một người khác trước khi nó bị khóa cứng vào một tài khoản mà thôi. Sau những làn sóng phản ứng dữ dội, Sony đã nắm vào điểm yếu này của đối thủ và cho biết PS4 sẽ có hỗ trợ đối với những game đã qua sử dụng (có 1 số người dự đoán rằng Sony cũng đang cân nhắc động thái tương tự vào thời điểm đó). Điều này đã giúp PlayStation 4 chiếm được lòng tin của nhiều người hâm mộ, cho dù sau này Microsoft có xem xét lại những yêu cầu về DRM của Xbox One, họ vẫn mất hàng tháng để đối mặt với sự bối rối của người tiêu dùng.
Cho dù vẫn còn thiếu những tựa game độc quyền chất lượng cao, hai hệ thống này đều có doanh số bán hàng rất tốt vào thời điểm ra mắt trong tháng 11. Cả Sony và Microsoft đều cho biết họ đã bán được 1 triệu máy console mới ngay trong hôm đầu tiên.
Video đang HOT
Trận chiến trong phòng khách
Sự tập trung của Microsoft vào phòng khách với vai trò là “thánh địa chơi game” đã không hề sai lầm. Nhiều công bố mới trong ngành game năm nay đều xoay quanh việc mang game trở lại khu vực đặc biệt vốn bị lãng quên trong vài năm gần đây này.
Sự thành công của hệ thống console OUYA qua Kickstarter, với 8,6 triệu USD tiền quyên góp hồi tháng 7 năm 2012, đã “trả ơn” tới những người hỗ trợ và công chúng trong suốt mùa xuân và hè qua, bằng việc đưa ra giải pháp giúp những nhà phát triển game indie và mobile dễ dàng xây dựng game cho TV hơn. Cho đến tháng 11 năm 2013, cửa hàng game của OUYA đã có 500 lời đề nghị, điều này chứng tỏ rằng có các nhà phát triển rất quan tâm tới nền tảng đặc biệt này. Hệ thống console này yêu cầu mọi game đều phải có 1 thời gian thử nghiệm miễn phí, mặc dù điều này có thể dẫn tới tỷ lệ mua hàng thấp hơn bởi game thủ có thể chỉ chọn những tựa game hoàn toàn miễn phí mà thôi.
Nhà phát triển phần mềm và game Valve cũng thông báo rộng rãi kế hoạch thâm nhập vào phòng khách của mình trong năm sau. Sản phẩm chính của Valve, Steam đang là nền tảng phân phối lớn nhất cho game PC, Mac và Linux với 65 triệu người sử dụng. Steam sẽ còn sớm phát triển lớn hơn nữa khi hệ điều hành được dựa trên Linux là SteamOS được chính thức ra mắt game thủ. Theo như lời của Valve, Steam Machine sẽ mang lại cho người sử dụng sức mạnh của 1 chiếc PC khi vẫn có thể chơi game trên TV một cách dễ dàng. Hiện nay, Valve dự tính sẽ có 1 thông báo quan trọng vào tháng 1 năm 2014.
Tại sao phải mang trải nghiệm game PC tới phòng khách? PC vốn đã mạnh hơn console trong thời gian qua và thậm chí những hệ thống console next – gen cũng chỉ ngang ngửa với chất lượng PC hiện nay. PC sẽ còn có thể làm được nhiều hơn và cũng sẽ có 1 hệ sinh thái game rộng và đa dạng hơn với những tựa game indie.
Một năm thành công cho các hệ thống handheld
Bất chấp sự phát triển và phổ biến như rừng ngày nay của smartphone, các hệ thống handheld vẫn giữ được chỗ đứng của riêng mình trước những “đồng loại” di dộng. Sau 1 sư khởi đầu không mấy thuận lợi vào năm 2011, hệ thống 3DS của Nintendo đã có bước tăng trưởng vượt bậc trong quãng thời gian từ mùa hè đến mùa thu năm nay. Khi game thủ đang giữ mình chờ đến những hệ thống next – gen, họ đã quay sang 1 hình thức giải trí mới là 3DS. Hệ thống này là phần cứng bán chạy nhất trong 6 tháng liên tiếp trong năm 2013 tại thị trường Mỹ, nhờ đến những sản phẩm đình đám như Pokemon X và Y, Animal Crossing: New Leaf và Luigi’s Mansion: Dark Moon.
Virtual Reality Gaming (tạm dịch là chơi game thực tế ảo)
Có lẽ những bất ngờ và phấn khích trong năm 2013 của chúng ta mới chỉ là sự kích thích ban đầu và sẽ thực sự bùng nổ cho các thứ hấp dẫn trong năm 2014. Điều hứa hẹn nhất phải nói đến tiềm năng chơi game thực tế ảo của Oculus Rift.
Oculus Rift là một tai nghe thực tế ảo đang được phát triển bởi Oculus VR. Sau 1 chiến dịch Kickstarter cực kỳ thành công và mang về 2,4 triệu USD, các nhà phát triển đang bắt đầu nhận được những hệ thống này từ tháng 3. Từ đó đến nay, chúng ta đã được thấy rất nhiều tựa game sáng tạo, và thậm chí vài game còn được trình diễn với Oculus Rift tại các triển lãm lớn như E3.
Oculus VR coi đây là 1 giai đoạn thử nghiệm rộng rãi, những nhà phát triển cảm thấy hứng thú có thể mua 1 bộ tai nghe này với giá 300 USD. Trong khi Oculus Rift chưa có chính thức phát hành bán lẻ, các nhà phát triển phần cứng khác cũng đang tạo ra những thiết bị điều khiển và phụ kiện thực tế ảo như hệ thống STEM. Hơn nữa, Oculus VR còn thu hút được sự ủng hộ từ trong chính cộng đồng game.
Theo VNE
2014: Ngành game Việt Nam và hy vọng khởi sắc
Không giống các NPH, năm 2013 vừa qua rõ ràng là một nốt trầm cho toàn bộ ngành phát triển game tại Việt Nam.
Trái ngược hoàn toàn với "nửa già" còn lại của làng game Việt, đó là các nhà phát hành với những tựa game online được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam, năm 2013 vừa qua rõ ràng là một nốt trầm cho toàn bộ ngành phát triển game tại Việt Nam.
Về phần các NPH, văn bản Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ra đời vào cuối tháng 07 năm nay, trong đó có phần hết sức quan trọng đề cập tới việc quản lý game online đã phần nào làm yên lòng những NPH game Việt Nam, các đơn vị đã và đang ấp ủ dự định phát hành những tựa game online trong thời gian tới đây.
Nhà phát triển vẫn nhiều mối lo
Cụ thể hơn, những tựa game được cấp phép sẽ có thể yên tâm hơn trong quá trình vận hành, khi vấn đề giấy phép phát hành không còn là điều khiến các NPH lo ngại. Mặt khác, tấm giấy phép cũng chính là một trong những chìa khóa mấu chốt để đem tới thành công cho tựa game, khi game thủ luôn muốn thưởng thức hay bỏ tiền đầu tư vào những tựa game đáng tin cậy, bền vững và bảo đảm quyền lợi chính đáng cho cộng đồng game thủ Việt.
Thế nhưng ở một khía cạnh khác, đó là cộng đồng các nhà phát triển game Việt Nam. Dường như họ vẫn chưa có bất kỳ sự bảo vệ nào thực sự chắc chắn để thôi thúc họ tiếp tục dấn thân vào con đường đam mê mà họ đã lựa chọn.
Các nhà phát hành game Việt đã có được những chế tài quản lý của các cơ quan có thẩm quyền đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng như nhà phát hành game online, từ đó giúp cho các NPH có thể nâng cao hiệu quả trong việc hoạt động tựa game online cũng như cạnh tranh tốt hơn ngay trên thị trường trong nước. Trong khi đó, những công cụ, văn bản và chính sách hỗ trợ dành cho những đơn vị tự phát triển game tại Việt Nam hầu như chưa tồn tại một cách cụ thể. Đó cũng chính là cái khó cho các studio game tại Việt Nam hiện nay.
Trong năm vừa qua, không ít tin buồn đã đến với cộng đồng phát triển game Việt, ví như VTC Studio, một đơn vị sản xuất game lớn được đầu tư bài bản tại Việt Nam, trực thuộc một nhà phát hành lớn đang chuẩn bị giải thể, phần lớn đội ngũ của nhà phát triển này nhiều khả năng sẽ nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự.
Hay một câu chuyện khác là Emobi. Vì nhiều lý do mà MMOARPG Sát Thát Truyền Kỳ sẽ không thể ra mắt trong năm nay như lời hứa khi nhà phát triển game hàng đầu này hé lộ những thông tin đầu tiên về dự án.
"Quá trình hoàn thiện cho Sát Thát Truyền Kỳ còn rất bề bộn, có lẽ việc mở cửa trò chơi trong năm nay là quá sức với đội ngũ sản xuất", ông Huy giải thích về lý do chậm trễ trình làng MMORPG đầu tay của studio. Như vậy có thể khẳng định là trong năm 2013 game thủ Việt khó mà được thưởng thức một game online nội địa chất lượng cao nào nữa.
Liệu có khởi sắc khi dám thay đổi?
Sau quá trình tự mày mò làm game, không ít các studio tại Việt Nam đã rẽ sang một hướng khác, đó chính là sao chép lại mô hình của những game online đã thu được thành công tại thị trường các nước, nhưng chủ yếu vẫn là Trung Quốc.
Cũng cần nhớ một điều rằng, chính việc sao chép, copy như vậy đã khiến cho Trung Quốc trở thành một "đại công xưởng" về game như hiện nay. Nếu không kể tới những sản phẩm với chất lượng tầm trung hoặc tầm thấp (mà chúng ta hay ví von là game rác), thì Trung Quốc hiện đang sở hữu những doanh nghiệp với khả năng tạo ra cho chính họ những tựa game có đẳng cấp, thậm chí gây kinh ngạc cộng đồng game thủ toàn cầu.
Tất nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi. Nếu sao chép "quá đà", chưa biết chừng ngành phát triển game Việt Nam sẽ mất đi bản sắc vốn có. Đó là chưa kể các nhà phát triển cũng sẽ phải chấp nhận những chỉ trích của cộng đồng game thủ cũng như những nhà làm game Việt, những người cố gắng bám trụ với tư tưởng "tự lực tự cường" nhưng vẫn còn vô vàn khó khăn chờ đợi.
Hy vọng
Sau một thời gian vắng bóng, những dự án game do người Việt Nam phát triển đã lại khiến làng game Việt dịp cuối năm sôi động. Có lẽ sẽ chẳng mất gì khi chúng ta, những game thủ Việt, tiếp tục đặt niềm tin và hy vọng vào những tựa game made in Vietnam sẽ ra mắt trong thời gian tới đây.
Theo VNE
Danh sách những game PC/Console hay nhất 2013 Cùng đến với các đề cử của giải thưởng VGX 2013 giành cho những tựa game PC/Console hay nhất trong năm. The VGX hay còn được biết đến với tên gọi Spike Video Game Awards(VGAs) là một lễ trao giải thưởng cho các tựa game PC/Console định kỳ thường niên được tổ chức bởi Spike TV tại Mỹ. Đây được xem là một...