Fitch Ratings: Việt Nam vượt trội so với các thị trường cận biên châu Á
Fitch Ratings nhận định, Việt Nam được đánh giá nổi bật về khả năng phục hồi kinh tế và thành công trong việc kiểm soát sự bùng phát của Covid-19 giữa các thị trường mới nổi ở châu Á trong năm nay. Những yếu tố này sẽ hỗ trợ cho xếp hạng tín nhiệm “BB” của Việt Nam.
Fitch Ratings đã khẳng định hồi tháng 4/2020 trong khi sửa đổi dự báo triển vọng từ Tích cực thành Ổn định. Tuy nhiên, Việt Nam phải đối mặt với một số thách thức, bao gồm rủi ro trách nhiệm pháp lý từ các doanh nghiệp nhà nước và các điểm yếu về cấu trúc trong lĩnh vực ngân hàng, Fitch Ratings đánh giá.
Việt Nam là một trong số 4 quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà Fitch kỳ
vọng sẽ có tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020. Cho dù chịu tác động của Covid-19 đến ngành du lịch và nhu cầu xuất khẩu, Việt Nam vẫn tăng trưởng dương 0,36% trong quí 2/2020, phù hợp với dự báo tăng trưởng cả năm 2,8% của Fitch.
“Động lực tăng trưởng của Việt Nam một phần nhờ vào thành công trong việc kiểm soát đại dịch”, Fitch đánh giá, “Điều này có thể phản ánh một loạt các yếu tố, bao gồm hiệu quả của phản ứng chính sách y tế chính thức”.
Việt Nam đã ban hành kích thích tài khóa trị giá 271 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,4% GDP) để bù đắp những ảnh hưởng của đại dịch. Các biện pháp thực hiện bao gồm hoãn thuế, cắt giảm và miễn thuế, cũng như trợ cấp tiền mặt cho công nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng.
Fitch dự báo tỷ lệ nợ trên GDP của chính phủ sẽ tăng lên khoảng 42% vào năm 2020, từ mức 37% vào năm 2019, nhưng tỷ lệ này vẫn dưới mức trung bình 59% đối với các quốc gia được xếp hạng của BB.
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế, nhưng môi trường lãi suất thấp và những nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp vay tiền sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế chậm lại và việc gia hạn nợ cho người vay sẽ làm tăng thêm các vấn đề về chất lượng tài sản. Những yếu tố này sẽ làm trầm trọng thêm điểm yếu trong cấu trúc ngành ngân hàng, ví dụ như bộ đệm vốn không đủ dày và báo cáo không đầy đủ về các khoản vay có vấn đề. Song, tăng trưởng tín dụng chậm lại cũng có thể sẽ giúp giảm bớt áp lực về vốn.
Tương lai kinh tế của Việt Nam vẫn dễ bị tổn thương trước những thay đổi của cầu quốc tế. Việt Nam đã được hưởng lợi từ việc chuyển hướng thương mại liên quan đến chi phí gia tăng ở Trung Quốc và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, và dữ liệu ban đầu cho thấy xuất khẩu của Việt Nam đã tăng khi Trung Quốc bị gián đoạn bởi Covid-19.
Theo báo cáo của Văn phòng Dệt may Hoa Kỳ, thị phần hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ đã tăng lên 15,5% trong 4 tháng đầu năm 2020.
Tuy nhiên, cả xuất khẩu dệt may sang Mỹ và FDI thu hút được đều giảm so với cùng kỳ, thể hiện tác động tiêu cực khó tránh của Covid-19 đối với sự phát triển của Việt Nam. Ở những nơi khác, du lịch trong nước vẫn còn bị hạn chế và kiều hối đang giảm dần.
Việt Nam cũng dễ bị tác động bởi chính sách của các đối tác thương mại chính. Điểm đáng mừng là Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam vào ngày 8/6, điều này sẽ củng cố mối quan hệ thương mại ổn định với EU.
Săn cơ hội đầu tư BĐS Phú Quốc sau Covid-19
Xác định BĐS vẫn là kênh đầu tư tiềm năng sau dịch Covid-19, BĐS đô thị tại các thành phố du lịch như Phú Quốc tiếp tục là lựa chọn có tính chiến lược của nhiều nhà đầu tư.
Triển vọng lạc quan mang lại niềm tin cho nhà đầu tư
Ngay trong những ngày dịch bệnh bùng phát, các tổ chức tài chính đầu tư quốc tế vẫn đánh giá cao triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự báo đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ quay trở lại vào năm 2021 với mức tăng trưởng dự kiến 7,3%. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định: nếu khống chế dịch bệnh trong nửa đầu năm 2020, GDP Việt Nam sẽ đạt 4,8%, hồi phục trở lại mức 6,8% vào năm 2021 và duy trì mạnh mẽ trong trung và dài hạn.
Báo cáo "Viễn cảnh kinh tế thế giới" của Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF) đánh giá: Việt Nam có triển vọng tăng trưởng khả quan nhất khu vực ASEAN, dự báo tăng trưởng GDP sẽ phục hồi lên mức 7% vào năm 2021.
Triển vọng lạc quan cùng thành quả từ thực tế của công tác phòng chống dịch đã mang lại niềm tin lớn cho nhà đầu tư. Với nhiều người, kỳ "ngủ đông" ngắn ngủi vừa qua chính là khoảng lùi cần thiết để họ nhận diện rõ hơn về thị trường, về các kênh đầu tư. Nhiều chuyên gia nhận định tâm lý nhà đầu tư đã có những thay đổi, họ đang có xu hướng thận trọng hơn, an toàn hơn.
Với việc chứng khoán diễn biến khó lường, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp nhất trong 10 năm qua, giá vàng trong nước cao hơn thế giới... bất động sản đang được đánh giá là kênh đầu tư an toàn và là nơi "trú ẩn" của dòng tiền.
Bất động sản đang là kênh đầu tư và là nơi trú ẩn của dòng tiền
Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam: Dòng tiền của nhà đầu tư có thể phân bỏ nhiều nơi, nhiều kênh khác nhau, nhưng những nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm ở lĩnh vực BĐS chắc chắn họ sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Mặc dù cách phân bổ dòng tiền của họ sẽ theo xu hướng chắc chắn, an toàn hơn nhưng bỏ tiền vào bất động sản chính là cách họ gia tăng giá trị tài sản một cách nhanh nhất.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhận định, khi xảy ra khủng hoảng thì vàng, chứng khoán có thể bay hơi hoặc giảm sút giá trị. Nhưng với bất động sản, khi kinh tế phục hồi nó sẽ bật trở lại rất nhanh, đặc biệt là những khu vực đã có quy hoạch, hạ tầng đồng bộ.
Khảo sát về các kênh đầu tư của Batdongsan.com.vn cho thấy kênh đầu tư số 1 vẫn là bất động sản với 29% số phiếu bình chọn.
BĐS Đô thị Phú Quốc: phân khúc vàng trong làng BĐS
Xác định bất động sản là kênh đầu tư tốt nhất thời điểm này, xong nhà đầu tư cũng không khỏi phân vân giữa các phân khúc và giữa các địa bàn đầu tư.
Hiện nay căn hộ cho thuê tại các thành phố lớn đã không còn hấp dẫn do mức giá sở hữu quá cao trong khi hiệu suất cho thuê và giá cho thuê không được như kỳ vọng. BĐS nghỉ dưỡng ngoài vấn đề pháp lý và thời hạn sở hữu tối đa chỉ từ 50 - 70 năm thì việc một số "ông lớn" dừng trả cam kết lợi nhuận đã khiến nhà đầu tư lo ngại, các dự án phân lô bán nền dễ gặp các vấn đề pháp lý, dự án "ma"... Trong các phân khúc, BĐS đô thị tại các trung tâm du lịch vẫn là sự lựa chọn sáng giá nhất.
Với định hướng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, việc thu hút đầu tư vào du lịch sẽ còn tăng gấp bội trong tương lai gần. BĐS đô thị tại các thành phố du lịch đang là sự lựa chọn có tính chiến lược bởi không chỉ có pháp lý rõ ràng, sổ đỏ lâu dài nó còn là dòng sản phẩm quý hiếm, tiềm năng tăng giá cao và có thể mang về lãi ròng hàng tháng.
Các chuyên gia đánh giá, trong các trung tâm du lịch biển hiện nay, Phú Quốc đang có sức hấp dẫn lớn nhất do giá đất tại Nha Trang, Đà Nẵng đã lên rất cao và đã tăng trưởng đã đến mức bão hòa, Hạ Long quỹ đất đô thị biển cơ bản đã hết. Trong khi đó BĐS đô thị Phú Quốc mới ở chu kỳ đầu tăng trưởng.
Meyhomes Capital Phú Quốc là thành phố thông minh trên đảo Ngọc
Huyện đảo hiện có 2 thị trấn. Trong đó Dương Đông là trung tâm hành chính, do đã phát triển từ lâu nên quy hoạch không tương xứng với tốc độ phát triển nhanh và đang gặp những vấn đề như quá tải, ngập lụt, ô nhiễm môi trường... còn An Thới được quy hoạch mới, đồng bộ và đang có sức hút đầu tư lớn, tăng trưởng kinh tế nhanh.
Theo Quyết định 633 của Thủ tướng Chính phủ: Thị trấn An Thới được định hướng phát triển thành khu đô thị cảng quốc tế, đầu mối kỹ thuật, trung tâm tiếp vận, khu phi thuế quan, thương mại, du lịch và dịch vụ du lịch, công nghiệp nhẹ, trung tâm văn hóa, giữ gìn giá trị lịch sử văn hóa đảo Phú Quốc.
Mới đây Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland đã đầu tư phát triển dự án Meyhomes Capital Phú Quốc - Thành phố đảo nhiệt đới đa sắc màu. Dự án được định hướng trở thành không gian sống cao cấp bậc nhất tại Phú Quốc và là trung tâm kinh tế, văn hóa, tài chính phía Nam đảo trong tương lai không xa.
WB dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ nhanh chóng khởi sắc trở lại Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nêu những tín hiệu để dự đoán kinh tế Việt Nam có thể sẽ nhanh chóng khởi sắc trở lại sau dịch COVID-19. Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Bokwang Vina (Khu công nghiệp Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN Theo tin từ Ngân hàng Thế giới...