Fitch hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam về mức 3,3%
Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay có thể chỉ tăng 3,3% do tác động của dịch Covid-19.
Fitch hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam về 3,3%.
Fitch dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ giảm từ mức 7% vào năm 2019 hạ xuống còn 3,3% năm 2020, do tác động của dịch Covid-19. Đây có thể là tốc độ chậm nhất của Việt Nam kể từ giữa thập niên 80.
Fitch cho rằng tăng trưởng năm nay khó đoán và chịu áp lực giảm, tùy thuộc vào diễn biến của đại dịch ở cả Việt Nam và các thị trường xuất khẩu lớn. Việt Nam đến nay vẫn ghi nhận số ca nhiễm tương đối thấp, nhưng có thể tăng, và hoạt động kinh tế tại nhiều khu vực đang chững lại để ngăn dịch bệnh lây lan.
Fitch Ratings cũng điều chỉnh triển vọng Nhà phát hành nợ (IDR) dài hạn bằng ngoại tệ của Việt Nam từ Tích cực sang Ổn định, đồng thời giữ nguyên mức xếp hạng BB.
Việc điều chỉnh triển vọng phản ánh tác động của đại dịch với nền kinh tế qua du lịch, xuất khẩu và nhu cầu nội địa. Dù vậy, việc giữ nguyên xếp hạng cho thấy triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn vẫn vững mạnh, vĩ mô tiếp tục ổn định, nợ chính phủ giảm và nguồn tài chính từ bên ngoài tốt hơn so với các nước cùng xếp hạng. Dự trữ ngoại hối cũng được tích trữ vài năm gần đây khi điều kiện kinh tế ổn định hơn.
Video đang HOT
Cũng theo đánh giá từ Fitch Ratings , tốc độ củng cố tài khóa năm nay có thể bị trì hoãn do các biện pháp kích thích kinh tế. Fitch dự báo thâm hụt ngân sách nới rộng lên 6,5% GDP năm nay. Tổng nợ chính phủ lên 42,5% GDP. 2 số liệu này có thể tăng nếu dịch bệnh kéo dài hơn dự báo.
Fitch giả định dịch sẽ được ngăn chặn vào nửa cuối năm nay và ngành du lịch toàn cầu bắt đầu phục hồi dần. Fitch kỳ vọng động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến là 7,3% khi nhu cầu bên ngoài và trong nước dần hồi phục theo xu hướng toàn cầu. Xuất khẩu và du lịch có khả năng tăng trở lại và vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất sẽ tăng.
Ngày 31/3, hãng nghiên cứu thị trường Fitch Solutions cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay. Theo đó, tốc độ tăng trưởng có thể chỉ đạt 2,8% – thấp nhất 34 năm. Tốc độ này giảm so với dự báo trước đó là 6,3%, do cả 3 lĩnh vực chính – sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ đều chịu tác động từ Covid-19.
Hà Thanh
Vì sao mức tín dụng năm 2020 không tăng trưởng?
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 2020 sẽ cân nhắc tương tự của năm 2019 (14%).
Mức tín dụng năm 2020 sẽ được giữ tương đương như 2019
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa tổ chức họp báo Triển khai nhiệm vụ năm 2020 tại Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo NHNN cùng đại diện các bộ ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.
Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: Trong năm 2019, NHNN đã đã điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Nhờ đó, đã kiểm soát lạm phát cơ bản bình quân ở mức 2,01%, lạm phát CPI bình quân cả năm ở mức thấp nhất trong 3 năm qua. Kinh tế vĩ mô được ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Cũng theo Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, trong năm 2020, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu bình quân dưới 4%.
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 2020 sẽ cân nhắc tương đương của năm 2019 ( 14%) - Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh thêm.Trong đó, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 11% chiếm khoảng 25% tổng dư nợ nền kinh tế; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 16%, tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng khoảng 15%.
Theo báo cáo về Môi trường kinh doanh 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), Chỉ số Tiếp cận tín dụng của Việt Nam xếp hạng 25/190 nền kinh tế, đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (chỉ sau Brunei - hạng 1/190).
Tín dụng năm 2020 sẽ duy trì ở mức khoảng 14% (Ảnh minh hoạ)
Về điều hành lãi suất, sau 2 đợt điều chỉnh, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm. Lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng giảm 0,2-0,5%/năm và lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%/năm.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) hiện ở mức 1,89% (hoàn thành mục tiêu dưới 2%). Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 12/2019, toàn hệ thống các TCTD ước tính đã xử lý được 1.064 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Từ 15/8/2017 đến cuối tháng 12/2019, xử lý được 305,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42.
Bên cạnh đó, NHNN cũng điều hành tỷ giá và thị trường diễn biến ổn định, thanh khoản dồi dào; các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Theo Thoidai.com.vn
Nhờ đâu dự trữ ngoại hối Việt Nam năm 2019 đạt mức cao kỷ lục? Dự trữ ngoại hối năm 2019 của Việt Nam đạt mức 80 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2016 và tương đương với 14 tháng nhập khẩu. Ảnh: Vietnamnet. Tại hội nghị Chính phủ với địa phương ngày 30/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2019 đạt 80 tỷ USD - mức...