Fire Emblem Warrior Tinh Anh Dấu Ấn Lửa
Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhìn lại tựa game từng ra mắt rất hay của Nintendo 3DS và Nintendo Switch “ Fire Emblem Warrior”, hãy cùng xem qua bài đánh giá bên dưới.
I. GIỚI THIỆU:
Các bạn thân mến, trong khi đang chơi lại tựa game này và lên cơn ngẫu hứng, vô tình nảy sinh ý tưởng leo lên con PC và làm 1 cái Review nho nhỏ mặc dù đã tựa game ra mắt đã khá lâu, tuy nhiên hôm nay sẽ dẫn dắt nhìn lại tựa game hay này, đừng vội bỏ qua vì bạn sẽ thiếu sót một tựa game chặt chém rất hay của Koei Tecmo hợp tác với Intelligent System.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn cho tới giờ vẫn chưa hề chạm tay vào tựa game này sẽ tìm ra được lí do thuyết phục hơn, hay cả những người chơi rồi cũng sẽ hiểu sâu hơn về gameplay của tựa game, và đừng quên ủng hộ mạnh tay cho Fire Emblem Warrior dù tựa game đã từng ra mắt trong năm 2018.
II. NỘI DUNG CHÍNH:
Story game xoay quanh 2 nhân vật chính của chúng ta là cặp song sinh Lianna và Rowan của vương quốc Aytolis. Một ngày nọ từ trên bầu trời xuất hiện cánh cổng không gian làm xáo trộn mọi thứ, lũ quái vật kéo theo nhau thoát ra khỏi cánh cổng ấy và gieo rắc tai ương vào vương quốc Aytolis. Cả 2 anh em cùng hoàng tử láng giềng anh họ là Darios xứ Gristone đã tìm cách thoát khỏi thành Aytolis đánh đổi hoàng hậu Yelena bị mắc kẹt và chia cách với 2 người con của mình, trước khi gặp nạn Yelena đã trao cho 2 nhân vật chính của chúng ta Shield Of Flame (Một biểu tượng huyền thoại của Series Fire Emblem ).
Chính lúc này cả nhóm cũng biết 1 sự thật rằng chính cha của Darios đã âm mưu hồi sinh Ác Long Valezark, và họ có nhiệm vụ phải tìm và ghép các Gleamstones từ các vị anh hùng đến từ thế giới khác trong series Fire Emblem kết hợp lại để khai mở sức mạnh thật sự của Shield Of Flame chìa khóa đánh bại sức mạnh bóng tối….. đến đây các bạn thấy quen thuộc chưa?
Còn về điểm nhấn trong phong cách xây dựng gameplay của trò chơi, cơ chế gameplay của phiên bản Spin-off này lấy trọng tâm là thể loại chặt chém như bao game Hack’n Slash khác của Koei nhưng để tạo được nét độc đáo riêng biệt so với những game khác thì phải kể đến sự trợ giúp của Team Intelliegent System, hãng phát triển series game đình đám này tính đến hiện tại và trải qua nhiều bước thăng trầm với tựa game nhất. Sự kết hợp độc đáo này đã mang đến cho gameplay của game dậm đà lên 1 bước mới, đó chính là lối chơi chiến thuật song hành theo đó là hệ thống gameplay y như phiên bản chính thống khiến game lôi cuốn hơn rất nhiều.
Điển hình là các bạn sẽ bắt gặp hệ thống Level Up rất rất là quen thuộc để có thể nâng chỉ số Atk, Mag, Hp, Spd, Def, Res, Luck, Skill rất quan trọng giúp char của bạn sẽ chai lỳ hơn ở độ khó cao hơn với những map về sau của game. Việc này cũng sẽ đồng nghĩa thời gian bạn bỏ ra cho những nhân vật yêu thích của mình để luyện cấp cũng ngốn kha khá, thế là khỏi lo việc bỏ 60$ chỉ nhận 1 game chơi với thời lượng quá ít vì có hàng tá thứ để bạn có thể làm trong game.
Nhắc tới Fire Emblem người ta vẫn không quên được hệ thống đặc trưng trong việc xây dựng combat của 1 trận đấu và dĩ nhiên thứ mình muốn nhắc đến chính là hệ thống WEAPON TRIANGLE ATTACK theo quy luật kéo-búa-bao. Hệ thống chiến thuật do chính cha đẻ của series tạo ra chúng ta phải cám ơn Shozo Kaga người đã thổi cái hồn phong cách định hình cả Series khác với những game Tactical Strategy khác cùng thời và ra sau này. Nhờ nó mà bản thân Fire Emblem Warrior cũng có nét riêng biệt với những game chặt chém khác, mình có thể đánh giá nó cao hơn cả series con cưng của Koei là Dynasty Warrior và Samurai Warrior 1 bậc vì combat của 2 dòng này khá đơn giản và thiếu tính chiến thuật cũng như độ khó tương khắc tướng và vũ khí trong các bản về sau, chúng ta có quyền hy vọng Koei sẽ vay mượn yếu tố này cho các dòng Warrior về sau để nó hay hơn.
Nếu tính đến chi tiết cũng khá đơn giản thôi vì nhìn qua ảnh bạn cũng sẽ hiểu bản thân Sword sẽ khắc chế với Axe, Axe mạnh với Lance và Lance mạnh với Sword theo 1 vòng tuần hoàn như vậy. Nghĩa là khi trên chiến trường nhân vật mà bạn đang cầm sử dụng vũ khí nào thì bạn phải chọn lựa đối thủ, troops hay boss cẩn thận nếu không muốn chết luôn về sau ở Classic Mode, bạn vẫn có thể hồi sinh nhưng nó sẽ rất tốn tài nguyện thêm nữa là 1 người chơi Fire Emblem tốt mình khuyên là hãy gạt suy nghĩ đó ra và cố chơi làm sao để mà không chết ai, mang lý tưởng đó vào cho ngay cả game này cho mình bạn sẽ thấy game thú vị hơn. Trên đầu của đối thủ của bạn sẽ có symbol dạng mũi tên và nó sẽ chỉ xuống với kẻ địch bị bạn khắc ngược lại khi bạn gặp kẻ địch khắc bạn nó sẽ hiện mũi tên chỉ lên, cẩn thận vì nếu tính toán sai 1 li bạn sẽ đi 1 dặm, cái giá phải trả cho việc này đó là nhân vật của bạn sẽ chết trên chiến trường.
Không đơn giản là cắm đầu chạy đến điểm A hay B, chém tứ tung mà không cần phải suy nghĩ, bạn cũng phải luân phiên đổi nhân vật trong 1 trận đấu khá nhiều việc này phụ thuộc vào từng giai đoạn của Map đó sẽ có lúc game quẳng cho bạn Marth, Lyn, hay Chrom và lúc này người chơi phải chụp hình lại và check thật kĩ map để giao nhiệm vụ cho từng nhân vật di chuyển ra sao, bị khắc hay không bị khắc để chọn thuận lợi cho phe mình khi đối đầu với phe địch.
Game cho bạn cả 1 hệ thống Move Set phải gọi là tuy không nhiều nhưng cũng đủ để bạn không bị rối giữa 1 rừng combo vớ vẩn nào đó mà có thể thích nghi tốt cũng như đã tay với game, Move Set của bạn sẽ bổ sung thêm những Move mới sau khi bạn đã up đến 1 cấp độ nhất định để unlock tương tự với Dynasty Warrior hay Samurai Warrior. Bên cạnh đó bạn sẽ có 2 tuyệt kĩ sướng mắt đã tai đó là Warrior Special Attack ( chính là Musou Attack của DW hay SW ) và Awakening Mode ( Rage Mode hay còn gọi là hóa chao biến điên các kiểu ) để kết liễu kẻ địch cũng như phá vòng vây hay lật ngược tình thế. Một thứ đặc trưng đó là nhạc nền sẽ thay đổi khi bạn vào Awakening Mode nhé bật mí đó là bản Heroic Warrors mà tôi rất thích của game này.
Bên cạnh đó vẫn có những thứ hay ho khác góp phần tạo nên cái tuyệt vời của game đó là Stun Symbol bạn có thể combo rất đã mắt khi đánh sạch cái vòng Stun trên đầu của địch xuống 0 lúc này nhân vật của bạn sẽ đánh combo liên hoàn rất ngầu trên màn hình.
Hệ thống Pairing ảnh hưởng rất lớn từ phiên bản thứ 2 trên hệ máy 3DS Fire Emblem Fates giúp cải thiện Char mà bạn cần Pair up khi đứng gần với 1 Char bất kì cũng như có thể kêu gọi Char đang được Pair với bạn ra trợ giúp Support Attack để combo của bạn Smooth hơn. Chưa hết bạn còn có thể phát triển tình cảm với char mà bạn chọn để đánh cặp khi lên 1 mức yêu thích bạn nhất định bạn sẽ có phần thưởng unlock nhiều thứ hay ho trong game, vừa cải thiện Stat vừa có tính năng Dual Special Attack rất đẹp mắt được cả 2 cùng thi triển, lại vừa có phần thưởng cho những char mà bạn yêu thích quá thích rồi phải không nào.
Thứ mà tôi muốn giới thiệu tiếp theo đây cũng góp 1 phần không nhỏ trong gameplay của game đó chính là hệ thống Learn Skill hay nói nôm na là học những khả năng phục vụ cho combat sẽ đã tay hơn, cũng như giảm đi độ khó ác liệt của game hay cho phép bạn học được Move Set Combo mới của nhân vật dĩ nhiên là có 1 sự đánh đổi từ nguyên liệu mà bạn lụm được từ kẻ địch drop ra và tốn 1 ít Gold cho điều đó âu cũng là chuyện dễ hiểu, fair trade đôi bên cùng có lợi. Ngoài ra còn có hệ thống add skill vào Weapon trong mục Blacksmith để cải thiện vũ khí sử dụng cho các char yêu thích mạnh hơn.
Mode của game tuy không nhiều nhưng sở hữu 2 mode rất chất đó là Story Mode đã giới thiệu ở trên và còn mode nữa là History Mode chính tại đây bạn có thể sống lại kí ức cũ hào nhoáng với Series bằng cách chơi truyền thống, nó sẽ không đỉnh như bản gốc nhưng bạn đòi hỏi gì khi mà mode gần như tái hiện cách chơi khá đầy đủ gần như là 1 gameplay riêng biệt, đội ngũ làm game họ vẫn không quên kết hợp ý tưởng và nhào nặn ra nó, thật tuyệt phải không nào.
Phần âm nhạc có thể nói là một điểm mạnh của tựa game:
Được đầu tư và soạn phối lại rất tỉ mỉ chứ không phải làm qua loa như các game Warrior ăn theo fan service khác, có thể nói là chiếm cảm tình của mình rất nhiều. Nếu bạn đã finish qua các bản trước đây trên các hệ kể cả 3 bản 3DS thành công gần đây nhất thì bạn sẽ bắt gặp những track yêu thích được soạn theo 2 giai điệu khác nhau trong suốt quá trình chơi nhưng vào menu giai điệu sẽ là trầm lắng nhẹ nhàng và khi chụp hình resume game bạn sẽ thấy giai điệu lập tức đổi tông sang mạnh mẽ, nhuệ khí, sung sức hơn thổi lửa cho bạn và nhân vật của bạn. Thêm nữa những track mới cũng được bổ sung rất nhiều ngoài mong đợi của mình điển hình các track sau: “Ahead on the Path, Journey through Time, Worthy Adversary, United Against the Shadow, A Steadfast Hero, Worthy Adversary”
Hay những bản nhạc gây hoài niệm về các phiên bản cũ như: “Winds Across the Plains” của Fire Emblem Blazing Sword, “Twilight of the Gods” Fire Emblem Echoes: Shadow of Valentia”, “Road Taken” đầy mê hoặc của Fire Emblem Fates,….
Tổng kết:
Khó có thể tin game được giao và làm với tiến độ nhanh để kịp cho việc phát triển thương hiệu hệ máy, một sản phẩm kết hợp nhưng lại có những ưu điểm thật sự quá tuyệt vời. Bản thân người viết từ khi xem game này từ trailer đã xác định giải trí là chính kèm theo việc mong muốn cầm những nhân vật mình yêu thích như Lyn, Celica, Camilla, Ryouma,…. tung hoành ngang dọc trên chiến trường trên nền nhạc đầy phấn khích. Trải nghiệm series game mình yêu thích dưới 1 góc độ hoàn toàn khác nó thật sự là 1 cái gì đó rất đáng giá và cần thiết để tạo 1 cơn gió mới đối với 1 fan lâu năm như tôi.
Nếu bạn không quá khó tính thì mình nghĩ hãy thử dành chút thời gian và tiền bạc để dành cho tựa game 1 góc trong phòng bạn và trải nghiệm nó ngay khi có thể để xua tan những suy nghĩ dậm chân, việc tựa game ra đời nó còn đánh dấu 1 sự kiện lớn cũng như nó thoát khỏi những ngày thăng trầm trong giai đoạn phát triển cũng như khó khăn mà tựa game và hãng phát triển đã vấp phải kể từ sau khi Shozo Kaga ra đi và theo đuổi người anh em song sinh của Fire Emblem chính là dòng game Saga. Nó đã gần như mất tăm trong suốt mấy năm trời không một info không một tia hy vọng cho đến khi bộ 3 tam hùng Awakening, Fates và mới đây là Echoes đã vực dậy series trong lòng người hâm mộ. Mặc dù hướng đi mới của FE sẽ đánh đổi vài thứ quý giá trong quá khứ nhưng như vậy nó có thể có cơ hội để thai nghén tiếp thay vì chết yểu. Nếu là fan hãy cho tựa game Spin-off này 1 cơ hội và nếu bạn chưa từng là fan hãy pick nó trên kệ game ở quầy bán lẻ nơi gần bạn sống nhanh để trải nghiệm mà biết đâu sẽ thành fan của nó ngay từ bản Spin-Off này.
Tôi khẳng định rằng Fire Emblem Warrior là tựa game phải có trong bộ sưu tập trên con Switch yêu dấu của bạn vì những cảm nhận, đánh giá của trên bài viết là toàn bộ những trải nghiệm thực tế sau 15 giờ chơi liên tục. Đã lâu rồi mình mới có tình yêu thực sự lại với thể loại chặt chém tiêu khiển giết time này, hy vọng những dòng cảm nhận tự tay viết nên sẽ khiến các bạn thay đổi suy nghĩ, quan niệm về game và dễ dàng hơn với nó.
Theo Game4V
GameBoy thay đổi nền công nghiệp game như thế nào?
GameBoy chiếc máy huyền thoại, bạn có biết đằng sau nó là cả một câu chuyện đánh dấu sự thành đổi của ngành công nghiệp sản xuất máy chơi game trên thế giới không?
Chiếc máy Gameboy đầy kỉ niệm, một thời để nhớ để nghĩ về nó trong suốt quãng thời gian cắp sách đến trường. Nó như là một người bạn thân thiết dù đi đến bất cứ đâu, sau mỗi giờ học, giờ ra chơi, hay cả khi về nhà, trước lúc lên giường,... Thời điểm hiện tại, việc ra mắt một hệ máy chơi game cầm tay dường như chẳng còn quá xa lạ với những tín đồ game thủ.
Nếu bàn về đồ họa và sự thành công của một chiếc máy cầm tay tân tiến, hiện đại thì không gì so nổi với PlayStation Portable của Sony trở lại thời điểm 2004, đã từng chứng minh vị thế của nó khi trụ lâu nhất trong các hệ máy. Sau nó còn có những người láng giềng như Nintendo DS, Nintendo 3DS và người em trai hậu duệ PlayStation Vita. Mỗi một chiếc máy cầm tay đều sở hữu một phong cách riêng đặc trưng của nó. Với một kho game riêng cùng nhiều trải nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, trở lại thời điểm năm 1989, cái thời mà ngành công nghiệp sản xuất máy chơi game điện tử vẫn còn đắt đỏ, việc tiếp cận một hệ máy chơi game thật sự là một ý tưởng rất xa xỉ. Và đó cũng là thời điểm mà một huyền thoại được sinh ra và làm dậy sóng cả thế giới.
Ý tưởng về hệ máy chơi game cầm tay này được bắt nguồn từ những năm 1976. Cũng như mọi thứ khác về ngành công nghiệp game thời đó, máy game cầm tay chỉ có thể chạy được những tựa game hết sức đơn giản, với mục tiêu duy nhất là giải trí mua vui. Phải mất đến tận 13 năm sau đó, chiếc máy chơi game đầu tiên có cuộc cách mạng chuyển mình mới ra đời và được Nintendo lấy tên là GameBoy. Chính lúc này cả thế giới mới nhìn nhận đúng giá trị thực tế của một chiếc máy chơi game cầm tay thật sự. Nói thêm một chút về thế giới thời điểm đó, năm 1989 đánh dấu ngành công nghiệp game thật sự phát triển mới chỉ 6 năm tuổi ở Bắc Mĩ khi nơi đây lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế vào thời điểm 1983, 4 năm sau kể từ khi Nintendo cho sản xuất và ra mắt hệ máy NES của họ tại thì trường này. Với chiếc máy NES, Nintendo đã chuyển mình và tạo ra bước đột phá thành công nhất mọi thời đại khi phát triển ra một hệ máy chơi game mang tầm ảnh hưởng cực kì lớn, sức lan tỏa của nó là không thể phủ nhận.
Một cuộc cách mạng thật sự tại xứ sở Mặt trời mọc này, đã khiến cho Nintendo thống trị ngành công nghiệp game trên toàn thế giới, và sau đó ít năm chiếc máy GameBoy đầu tiên được công ra đời và công bố vào thời điểm 1989, có thể coi như là một trong những thành quả, khẳng định vị thế của Nintendo, chắc hẳn đọc đến đây bạn cũng hình dung ra mức độ thành công của chiếc máy này như thế nào rồi đúng không?
Sự ra đời của GameBoy tỏ ra rất đúng lúc, quay về thời gian xa hơn khi Gunpei Yokoi, vị cha đẻ của GameBoy vẫn chỉ là một nhân viên tầm thường ở Nintendo. Vào thời điểm đó hãng phát triển này chỉ là một công ty chuyển sản xuất các mô hình thẻ bài. Trong một lần giám đốc Hiroshi Yamauchi viếng thăm nhà máy sản xuất, ông đã chú ý tới một món đồ chơi thú vị mà Gunpei thiết kế lúc rãnh rỗi, thế là vị giám đốc này đã phát hiện ra khả năng sáng tạo của anh công nhân Gunpei này, sau đó ông đã thăng chức cho Gunpei trở thành một nhà thiết kế, quyết định này cũng khiến cho giám đốc tỏ ra rất hài lòng khi ngay sau đó những món đồ chơi dựa theo ý tưởng của Gunpei đều bán rất chạy trên thị trường, mang lại những thành công rõ rệt cho Nintendo. Vào năm 1974, Gunpei Yokoi quyết định trở thành một nhà thiết kế làm game. Ông đã tạo ra Game & Watch, máy chơi game cầm tay đơn giản nhất thời kì đầu, được xem như là đàn anh của chiếc máy GameBoy. Những năm sau của sự nghiệp, ông đã cùng hợp tác với nhà thiết kế lừng danh mà sau này mọi người biết đến ông chính là Shigeru Miyamoto qua các tựa game huyền thoại thành công của Nintendo n hư Mario Bros, Donkey Kong và cả Metroid,...
Sự ra đời của GameBoy chính là một cái duyên đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành sản xuất máy chơi game, nếu không có sự phát hiện của vị giám đốc Nintendo thì liệu chiếc máy ấy bây giờ có tồn tại? Chắc chắn là không, đáng buồn thay sau đó Gunpei đã gặp một tai nạn và phải chính thức nói lời chia tay với Nintendo sau 30 năm phục vụ. Một con người giỏi, tài năng và tâm huyết đã ra đi nhưng để lại cho Nintendo một di sản rất lớn, không chỉ vậy mà còn giúp cho ngành công nghiệp game phát triển mạnh mẽ như bây giờ.
GameBoy chính là chiếc máy chơi game thế hệ thứ 4, sở hữu cấu trúc 8bit tân tiến nhất, với những phím bấm đơn giản nhưng mang lại khả năng tùy biến trong game cực kì cao như 4 nút hướng D-pad cùng 2 nút A và B với 2 nút Select, Start. Nó chính là phiên bản NES thủ nhỏ, cầm tay và có thể mang đi bất kì nơi đâu. Với danh tiếng và trình độ của Nintendo vào thời đó, không lạ khi GameBoy trở thành hệ máy bán chạy nhất và đánh bật mọi đối thủ văng ra khỏi sàn đấu, thống trị mảng Handheld trong suốt hơn 10 năm trời cùng kho game đồ sộ và sự tiện lợi mà chiếc máy này mang lại cho chúng ta. Các vị phụ huynh đều rất ưu thích và luôn dành tặng cho các cô, cậu bé của mình chiếc máy này trong các kì nghỉ lễ đặc biệt của năm.
Cho tới năm 1996, sau một thời gian dài thống trị, chiếc máy cuối cùng cũng tỏ ra đuối sức, và cũng là lúc mà nó phải nhường lại vị trí ngôi vương cho những thế hệ sau này. Một Designer nổi tiếng của Game Freak trực thuộc Nintendo, Satoshi Tajiri ngày bé anh chỉ là một đứa nhóc rất thích đi bắt côn trùng ngoài đường và trao đổi để lấy tiền ăn vặt, mãi tới sau này khi anh được Shigeru Miyamoto phát hiện và mang về dìu dắt đào tạo, Satoshi đã tạo ra những con Pokemon đầu tiên để hồi sinh lại chiếc GameBoy đang có dấu hiệu đuối sức.
Thiết kế của một tựa game mới lạ, độc đáo, đánh thẳng vào trọng tâm của những đứa trẻ thích sưu tầm và trao đổi. Pokemon được tách ra làm 2 phiên bản riêng biệt giúp người chơi có thể kết nối và trao đổi pokemon thông qua giao thức Link Cable, chính tựa game này đã kéo lại GameBoy trở về quỹ đạo của nó. Và sau đó lại tiếp tục một thời gian dài Pokemon cùng GameBoy, bộ đôi này đã làm mưa làm gió trên toàn thế giới, trở thành một phần văn hóa ảnh hưởng tới cả nhạc Pop nhưng năm 90's và trở thành một tựa game được giới trẻ Mĩ và Nhật yêu thích. Thật là kì diệu, có đúng không?
Có lẽ GameBoy đã trở thành một hiện tượng và là một món đồ chơi không thể thiếu của bất kì đứa trẻ nào vào thời điểm đó. Khi mang chiếc máy GameBoy về Việt Nam, ai sở hữu cũng đẹp trai, đẹp gái cả, phải gọi là nhà có điều kiện lắm mới có thể mua cho con của mình một chiếc GameBoy với giá rất đắt. Dù cho sau này chúng ta không còn thấy GameBoy phát triển mạnh từ sau năm 2005 nữa nó vẫn là một tượng đài không thể sụp đổ trong tâm hồn và suy nghĩ của những game thủ thời đó, những người đàn em của nó đã thể hiện vai trò kế thừa rất tốt, đó lại là một câu chuyện thành công và kì diệu khác nữa về người em GameBoy Advance. Tuy nhiên chúng ta sẽ tạm dừng ở đây và cùng hẹn nhau ở chương khác để lắng nghe về sự tích của nó nhé.
Theo Game4V
Game Tam Quốc Chí mới trong series 35 năm của Koei Tecmo Nhân sự kiện 35 năm lần đầu phát hành Three Kingdoms, sau này tạo thành một series nổi tiếng, hãng Koei Tecmo ra mắt một tựa game mobile mới nằm trong đề tài Tam Quốc. Có thể nói, Koei Tecmo là hãng game Nhật Bản thành công nhất trong việc sản xuất và đi theo hướng phát triển game Tam Quốc - vốn...