Fintech Việt Nam có được “cởi trói”?

Theo dõi VGT trên

Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Theo đán.h giá của các chuyên gia, nếu điều này được thực hiện thì Fintech sẽ thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực Fintech tại Việt Nam.

Theo dự kiến Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định thanh toán không dùng tiề.n mặt mà không có nội dung giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các công ty Fintech có hoạt động trung gian thanh toán như dự thảo trước đó.

Fintech Việt Nam có được cởi trói? - Hình 1

Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) dự kiến không đưa tỷ lệ giới hạn vốn đầu tư nước ngoài 49% với hoạt động trung gian thanh toán vào dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiề.n mặt.

Đây được xem là tin vui đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán. Được “cởi trói” khỏi quy định áp trần vốn ngoại, các công ty Fintech của Việt Nam có thể dễ dàng hơn trong việc gọi vốn từ các ông lớn.

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố dự thảo Nghị định thanh toán không dùng tiề.n mặt thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung) và đã nhận được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài.

Đến nay, NHNN cho biết đã nhận được ý kiến của hầu hết các bộ, ngành có liên quan; các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; tổ chức trung gian thanh toán, các hiệp hội và tổ chức khác (với gần 80 ý kiến).

Nội dung tâm điểm của dự thảo là dự kiến đưa ra tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là 49% chỉ áp dụng cho các hoạt động trung gian thanh toán (không phải tất cả các công ty Fintech).

“Bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình, NHNN cũng nhận được các ý kiến khác xung quanh việc quy định giới hạn tỷ lệ vốn góp, do dịch vụ trung gian thanh toán là loại hình dịch vụ mới dựa trên nền tảng ứng dụng thành tựu của công nghệ nên đầu tư nước ngoài đóng vai trò khá quan trọng, nếu hạn chế có thể ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung gian thanh toán nói riêng, Fintech nói chung”, NHNN khẳng định.

Theo một số chuyên gia tài chính, thông báo của NHNN hướng tới một mục đích sâu xa hơn là để đạt mục tiêu thúc đẩy thanh toán không dùng tiề.n mặt, ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng, nhằm mang lại những lợi ích cho người dân sử dụng dịch vụ tài chính cũng như phát triển hạ tầng thanh toán của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng.

Cùng với đó, để thực hiện các giải pháp được đề ra tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng như nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính trong nền kinh tế (Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ), một trong những chính sách mới được đề cập trong Dự thảo Nghị định đó là dự kiến quy định hoạt động đại lý thanh toán.

Theo đó, với mô hình giao đại lý, ngân hàng được giao cho bên đại lý cung ứng một phần các dịch vụ thanh toán như nộp/rút tiề.n mặt vào/ra tài khoản, thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ,… Chính sách mới này nhằm mục tiêu hỗ trợ phổ cập tài chính sâu rộng hơn tới đông đảo người dân bằng việc tăng cường đưa dịch vụ tài chính tới những người dân vốn trước đây chưa có tài khoản ngân hàng, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa,.. Bên cạnh đó, quy định này cũng giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận khách hàng mà không phải mở rộng mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định, dự kiến trình Chính phủ Nghị định này trong tháng 6/2020.

Video đang HOT

Huyền Trang

Theo Enternews.vn

Chiến lược và phản ứng của ngân hàng trước sự cạnh tranh từ Fintech

Việt Nam hiện có khoảng 154 công ty Fintech đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau và chiếm phần lớn trong đó có liên quan đến thanh toán. Điều này gây sức ép không nhỏ lên hoạt động thanh toán ở các ngân hàng. Trước sự cạnh trạnh gia tăng, các ngân hàng và công ty Fintech cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả động?

Chiến lược và phản ứng của ngân hàng trước sự cạnh tranh từ Fintech - Hình 1

Tại Việt Nam, các ngân hàng có xu hướng hợp tác hơn là đối đầu với các công ty Fintech.

Từ diễn biến trên thị trường quốc tế...

Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) ngày càng tạo ra sức ép đối với các mô hình ngân hàng truyền thống.

Nghiên cứu của Bunea, Kogan & Stoline (2016) đã nêu ra 3 nhiệm vụ mà ngân hàng cần thực hiện để có thể cạnh tranh được với các công ty Fintech.

Thứ nhất, đầu tư vào công nghệ và chuyển đổi mô hình hoạt động nhằm tinh giản bộ máy cồng kềnh và cắt giảm chi phí vận hành.

Thứ hai, thay đổi quy trình cho vay, đồng thời đảm bảo đáp ứng các quy định của cơ quan giám sát đối với hoạt động cho vay.

Hiện tại, ngân hàng thường yêu cầu nhiều thủ tục, giấy tờ và mất nhiều thời gian để xử lý cho vay, trong khi quy trình cho vay và giải ngân của các công ty Fintech đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều.

Tuy nhiên, nhiệm vụ này không hề đơn giản và không thể giải quyết một sớm một chiều.

Thứ ba, các ngân hàng cần thời gian và chi phí (chi phí đầu tư và chi phí vận hành) để xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng (credit scoring models) thông qua việc sử dụng dữ liệu lớn nhằm tăng tính cạnh tranh.

Theo Vives (2018), chiến lược hành động của các công ty công nghệ tài chính và ngân hàng phụ thuộc vào việc đầu tư sẽ giúp họ tăng khả năng cạnh tranh hay không.

Sản phẩm thay thế hoặc sản phẩm bổ sung sẽ được tạo nên từ sự cạnh tranh giữa ngân hàng và công ty công Fintech.

Khi đó, hành động của đối thủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hành động của họ. Vì thế, tùy thuộc vào đặc điểm ngành mà mỗi ngân hàng có thể đưa ra quyết định ủng hộ hay ngăn chặn sự xâm nhập của các công ty công nghệ tài chính.

Nhìn chung, các phản ứng của ngân hàng trước sự xâm nhập thị trường của các công ty Fintech như sau: Không có động thái gì; ngăn chặn sự xâm nhập của công ty Fintech; tự phát triển các sản phẩm Fintech; hợp tác với các công ty Fintech; sáp nhập, thâu tóm các công ty Fintech; sử dụng chiến lược bán chéo, bán hàng theo gói; thành lập ngân hàng số.

... Đến thực tiễn tại Việt Nam

Việt Nam hiện có khoảng 154 công ty hoạt động trong mảng Fintech (số liệu tổng hợp của người viết) trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thanh toán, gọi vốn cộng đồng, chuỗi khối, quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS/mPOS, quản lý dữ liệu, cho vay, so sánh thông tin...

Trong đó, các công ty fintech hoạt động trong mảng thanh toán và ví điện tử dẫn đầu với 37 doanh nghiệp, chiếm 24%; kế đến là mảng cho vay (lending), chiếm 16% với 25 công ty; mảng chuỗi khối, tiề.n số và chuyển tiề.n (Blockchain, Crypto & Remittance) với 22 công ty, chiếm 14%. Trong số các công ty Fintech hoạt động ở Việt Nam hiện nay, có khoảng 70% là công ty khởi nghiệp của Việt Nam.

Xu hướng mua bán, sáp nhập các công ty Fintech ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ diễn ra mạnh mẽ trong tương lai gần...

Bên cạnh đó, có khá nhiều nhà đầu tư tham gia vào các công ty Fintech đến từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Anh, an Mạch, Pháp, Scotland và một số quốc gia lân cận như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.

Hầu hết các công ty Fintech có sự tham gia của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trải đều tất cả các lĩnh vực, nhưng tập trung nhiều nhất ở các mảng chuỗi khối, tiề.n số và chuyển tiề.n (12 nước ngoài, 10 trong nước); phân tích và xếp hạng tín nhiệm (6 nước ngoài, 6 trong nước); thanh toán và ví điện tử (8 nước ngoài, 29 trong nước).

Nhìn chung, ở Việt Nam cũng đang diễn ra xu hướng tương tự như tại các nước trên thế giới, đó là các ngân hàng đang đối mặt tình trạng cạnh tranh của các công ty Fintech ở thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, đặc biệt là các sản phẩm cho khách hàng cá nhân - vốn là phân khúc mang lại lợi nhuận cao và ít rủi ro.

Các hình thức cho vay ngang hàng (P2P lending), ví điện tử, tiề.n ảo, giải pháp thanh toán và trả góp bằng thẻ (MPOS-acquiring), thương mại kỹ thuật số (T-commerce) đã và đang thâm nhập mạnh mẽ vào cuộc sống hàng ngày.

Khách hàng không nhất thiết đến và sử dụng trực tiếp các dịch vụ của ngân hàng, mà họ có thể vay, chi trả các dịch vụ thông qua các ứng dụng của công ty công nghệ tài chính, mà tiêu biểu là Tima (cho vay ngang hàng) và Momo (thanh toán).

Tính đến tháng 9/2019, Tima đã giải ngân với tổng số tiề.n gần 82.000 tỷ đồng, còn Momo đã tiếp cận được hơn 11 triệu khách hàng và ví điện tử này được chấp nhận thanh toán trên 100.000 điểm giao dịch.

Thực tế ở Việt Nam cho thấy, các ngân hàng đang có xu hướng hợp tác hơn là đối đầu với các công ty Fintech.

Mặc dù phần lớn các công ty Fintech ở Việt Nam đang hoạt động chủ yếu ở mảng thanh toán, nhưng các ngân hàng Việt Nam vẫn đang thực hiện các liên kết với các công ty công ty nghệ tài chính để cung cấp dịch vụ tốt hơn, mang lại sự tiện lợi hơn cho khách hàng và giảm chi phí cho người sử dụng, chẳng hạn quét mã QR Code để thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán thông qua các ví điện tử, liên kết với các hoạt động P2P lending.

Về sự liên kết, với các công ty Fintech, VTPay đang liên kết với 30 ngân hàng, BankGo và Gobear liên kết với 29 ngân hàng, ViettelPay liên kết với 23 ngân hàng, Momo liên kết với 13 ngân hàng.... Về phía các ngân hàng, đứng đầu là Vietcombank liên kết với 30 công ty Fintech; VietinBank, MB là 26 công ty; VIB, Sacombank và VPBank là 25 công ty...

Chiến lược nào cho các ngân hàng ở Việt Nam?

ối mặt với sự phát triển và cạnh tranh của các công ty Fintech, các ngân hàng có thể có các phản ứng như đã trình bày ở trên.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, vì khung pháp lý chưa đầy đủ, nên theo người viết, các ngân hàng Việt Nam có thể thực hiện chiến lược tự phát triển kết hợp bán chéo sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các công ty Fintech.

Các ngân hàng Việt Nam nên tận dụng mạng lưới, cơ sở hạ tầng sẵn có của mình để kết hợp với khả năng phát triển công nghệ của các công ty Fintech, đẩy mạnh hoạt động thâu tóm thị trường, đón đầu và cạnh tranh... thì mới có thể gây sức ép trở lại cho các công ty Fintech nước ngoài.

Các công ty Fintech của ngân hàng có thể hưởng lợi từ lịch sử hoạt động lâu dài và nền tảng sẵn có của ngân hàng.

ồng thời, các ngân hàng cũng có thể tận dụng nền tảng công nghệ sáng tạo của các công ty Fintech liên kết để phát triển dịch vụ, sản phẩm của mình thông qua việc thuê ngoài một số dịch vụ, hơn là tự phát triển với chi phí đầu tư lớn.

Ngoài ra, trong tương lai, các ngân hàng thương mại Việt Nam còn có thể thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập với các công ty Fintech. Ngân hàng Việt Nam có lợi thế về mạng lưới, nguồn lực về vốn, cũng như kiểm soát nội bộ chặt chẽ và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính.

Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp Fintech Việt Nam có lợi thế về công nghệ, mô hình kinh doanh sáng tạo và có khả năng phân tích dữ liệu lớn để cung cấp mô hình dự báo chính xác hơn.

Mặt khác, các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam nói chung và khởi nghiệp Fintech nói riêng hầu như khó có thể thể bứt phá để trở thành một doanh nghiệp lớn, tồn tại và phát triển độc lập, vì hệ sinh thái số ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế.

Theo người viết, xu hướng mua bán, sáp nhập các công ty Fintech ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ diễn ra mạnh mẽ trong tương lai gần. Tuy vậy, hoạt động này chỉ có thể diễn ra khi cơ quan quản lý có chính sách và quy định cụ thể.

TS. Lê ức Quang Tú , ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân,

Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, Trường ại học Kinh tế - Luật

Theo tinnhanhchungkhoan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nữ NSƯT, thượng tá trẻ nhất: Tiếc nuối vì vứt nhẫn cưới trong lúc giận chồng Pakistan
06:28:06 19/10/2024
Phát hiện ra mẹ tôi ngoạ.i tìn.h, bố không l.y hô.n nhưng lựa chọn 'trả thù' bằng cách thức tàn nhẫn hơn cả
05:41:26 19/10/2024
Lưu Diệc Phi bị "kẻ thù" cô lập
06:57:49 19/10/2024
Không khí cực nóng tổng duyệt concert 2 Anh Trai Say Hi: Rhyder bị fan bao vây, phúc lợi của "thái tử" HIEUTHUHAI gây choáng
06:52:00 19/10/2024
Bi kịch sao nhí phải nhả.y lầ.u tự tử vì quá xinh đẹp nổi tiếng
07:03:55 19/10/2024
Dàn "nóc nhà" đổ bộ tổng duyệt concert Anh Trai Chông Gai: Vợ Đăng Khôi kệ nệ bụng bầu, 1 cuộc "đụng độ" gây sốc!
06:38:44 19/10/2024
Một nam NSƯT bị học trò nói: "Mỗi lần không hài lòng, thầy đậ.p trang sức ngay trên lớp"
06:20:34 19/10/2024
Đi giữa trời rực rỡ - Tập cuối: Pu Chải về thăm bản, kết phim đẹp như mơ
07:57:38 19/10/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Có thể bạn quan tâm

LMHT: Riot lại nhận chỉ trích vì làm sự kiện Vệ Binh Tinh Tú quá tệ

Mọt game

09:23:15 19/10/2024
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Tên trộm 6 tiề.n án lại tiếp tục đi... trộm

Pháp luật

09:17:58 19/10/2024
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

"Nàng dâu bạc tỷ" showbiz vạc.h trầ.n bí mật 7 chiếc điện thoại, 8 nhóm chat của chồng đại gia

Sao châu á

09:10:22 19/10/2024
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Việt Nam lọt top 20 quốc gia được du khách yêu thích nhất thế giới

Du lịch

08:44:43 19/10/2024
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Sao Việt 19/10: Trấn Thành hôn vợ trên phố, Hoa hậu Hà Kiều Anh trẻ đẹp tuổ.i U50

Sao việt

08:08:20 19/10/2024
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Hoa sữa về trong gió: Bà Trúc về quê thăm ông Tùng

Phim việt

07:52:22 19/10/2024
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Tập cuối ngập tràn nước mắt của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: SOOBIN nức nở vẫn quá đẹp trai!

Tv show

07:45:34 19/10/2024
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Tổng thống Putin: Nga không cho phép Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân!

Thế giới

07:30:01 19/10/2024
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Cháy tòa nhà 7 tầng ở Đà Nẵng, giải cứu nhiều người mắc kẹt

Tin nổi bật

07:18:08 19/10/2024
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

Học trò đáng gờm của NSND Lê Dung khiến Trấn Thành phải bật khóc nức nở là ai?

Nhạc việt

06:25:28 19/10/2024
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.

2 món rau không chứa thuố.c trừ sâu, ăn thường xuyên vừa tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa lại phòng bệnh ung thư

Ẩm thực

06:03:37 19/10/2024
Ngân hàng Nhà nước dự kiến bỏ quy định áp trần tỷ lệ góp vốn ngoại đối với các công ty Fintech.