Fintech ‘khát’ nhân lực ngành CNTT
Nhu cầu chuyển đổi số, phát triển công nghệ trong các Fintech tăng cao khiến những doanh nghiệp này phải tìm đủ cách mà vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về nhân lực.
Fintech (công ty trong lĩnh vực công nghệ tài chính) đang trong giai đoạn bùng nổ, do đó nhu cầu về nguồn lực làm công nghệ thông tin ( CNTT) ở các doanh nghiệp này đang vô cùng lớn. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang thiếu hụt nguồn cung khiến họ phải tìm mọi cách, từ “đãi vàng” tài năng trong trường học tới tiếp cận nhân tài ở thị trường quốc tế.
Fintech vào các trường ĐH để đãi vàng từ sớm nhằm tìm kiếm nhân lực CNTT từ nguồn
Theo báo cáo thị trường năm 2021 của TopDev, nhân lực CNTT tại Việt Nam đang thiếu hụt và chưa thể lấp đầy trong tương lai gần. Năm ngoái, cả nước cần khoảng 450.000 người cho lĩnh vực này nhưng số lập trình viên hiện tại ước đạt 430.000, thiếu 20.000 vị trí so với nhu cầu. Chi tiết hơn, báo cáo chỉ ra chỉ khoảng 16.500 sinh viên (gần 30%) trong tổng 55.000 sinh viên chuyên ngành CNTT đáp ứng kỹ năng, yêu cầu của doanh nghiệp cần.
Nhu cầu được dự báo còn tăng cao khi vài năm gần đây Việt Nam trở thành điểm đến của những thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới, liên tiếp mở các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), nhà máy/khu công nghiệp thông minh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp công nghệ lớn trong nước như Viettel, VNPT, Vingroup… cũng liên tiếp chiêu mộ nhân tài, đặc biệt là người thuộc lĩnh vực mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn), ML (máy học – machine learning), đám mây… càng khiến nguồn cung cạn kiệt.
Trao đổi với Thanh Niên tại buổi tọa đàm “Để an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt” diễn ra hôm 30.3, bà Trương Cẩm Thanh – đại diện ví điện tử ZaloPay chia sẻ thẳng thắn nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam đang “không dôi dư”. Lãnh đạo đơn vị cho biết đang phải cố gắng rất nhiều phương án khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lực.
“Là một Fintech trong lĩnh vực startup, chúng tôi giờ vừa tìm cách để người lao động gắn bó, vừa làm sao tiếp cận nguồn nhân lực cho tương lai. ZaloPay đang cố gắng làm rất nhiều dự án, từ phối hợp với các trường đại học để tìm kiếm tài năng từ khi còn là sinh viên, tới vừa học vừa làm để các em có thể có kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế nhằm bù đắp cho nguồn lực về sau. Chưa kể phải tính tới phương án tìm kiếm tài năng từ nước ngoài”, bà Thanh tâm sự.
Nhân sự cho CNTT đã trở thành vấn đề trường kỳ không chỉ của các FinTech mà còn đúng với ngành tài chính ngân hàng trong giai đoạn bùng nổ 4.0 như hiện nay. Theo Phó giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số HDBank Nguyễn Đức Dũng, điều khó nhất là nhân lực mảng này vừa phải có kiến thức công nghệ, lại hiểu biết tài chính ngân hàng, quan trọng hơn cả là năng động để bắt kịp những thay đổi. “Tìm được nhân sự thế này là rất khó”, ông Dũng nói.
Video đang HOT
Ngoài quy trình tuyển dụng truyền thống, ngân hàng này đang tập trung vào tìm kiếm nhân tài từ khi còn ngồi ghế đại học, đồng thời thí điểm trung tâm chuyển đổi số cho phép nhân viên làm hoàn toàn từ xa. Điều này tạo cơ hội cho doanh nghiệp tận dụng được nguồn nhân lực số ở mọi nơi trên Việt Nam, không còn giới hạn về mặt địa lý.
Phó giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số HDBank Nguyễn Đức Dũng tại buổi tọa đàm “Để an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt”
Theo ông Nguyễn Bá Diệp – Đồng sáng lập kiêm Phó chủ tịch Ví điện tử MoMo, Việt Nam thực sự thiếu người có trình độ cao làm CNTT từng có kinh nghiệm quản lý hệ thống lớn tới hàng chục triệu khách hàng. Bản thân MoMo cũng đang đào tạo nhân sự từ năm đại học thứ ba để khi ra trường sẽ kịp cống hiến. “Đợi 5 năm ra trường rồi mới vào thì không làm nổi”, ông Diệp chia sẻ thêm. Hiện MoMo đang phải sử dụng nhân sự nước ngoài, ví dụ CFO (Giám đốc tài chính) là một người Mỹ, còn bộ phận nhân sự có một quản lý người Nga.
“Chúng ta cũng có thể nghĩ tới những ưu đãi để thu hút nhân tài, nhân sự mới, dù là người nước ngoài hay đồng bào trở về Việt Nam để xây dựng quê hương”, lãnh đạo MoMo gợi ý.
Bên cạnh thiếu hụt nguồn cung nhân sự, các Fintech tại Việt Nam cũng đang gặp khó khi chờ đợi một hành lang pháp lý cụ thể để có định hướng hoạt động một cách hiệu quả nhất, bắt kịp xu thế Công nghiệp 4.0.
Ngành công nghệ không còn là mảnh đất độc quyền của phái mạnh
Mạnh dạn gạt bỏ định kiến về giới, không ít bạn nữ theo đuổi ngành công nghệ đã vươn lên khẳng định bản thân, gặt hái thành công bước đầu, truyền cảm hứng cho các bạn khác bước chân vào lĩnh vực được cho là "lãnh thổ" của nam giới.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2021, nữ giới hiện chiếm 28% tổng số sinh viên nhận bằng kỹ sư và 40% tổng số sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính và tin học trên toàn cầu. Còn tại Việt Nam, báo cáo của TopDev cho thấy nhân lực nữ chỉ chiếm 7,85% người làm việc trong lĩnh vực công nghệ năm 2021.
Trong bối cảnh nhu cầu nhân lực kỹ năng cao thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ vẫn gia tăng, dư địa để thúc đẩy bình đẳng giới và thu hút thêm nhiều bạn nữ học tập và làm việc trong các ngành này là rất lớn.
Nữ quản lý trẻ tuổi tại Apple
Tốt nghiệp ngành CNTT của Đại học RMIT năm 2016, Nguyễn Thị Bảo Châu gia nhập Intel Products Việt Nam với vị trí thực tập sinh CNTT, và chỉ sau chưa tới ba năm cô đã được bổ nhiệm làm quản lý dự án tích hợp sản phẩm mới, trực tiếp tham gia vận hành sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ cao.
Sau gần 6 năm gắn bó với Intel, Nguyễn Thị Bảo Châu vừa chuyển sang Apple và thử sức ở vị trí quản lý dự án vận hành, chịu trách nhiệm giám sát sản xuất linh kiện camera cho các sản phẩm điện thoại và máy tính bảng thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu của hãng này.
Trong vòng 6 năm, sự nghiệp của cựu sinh viên RMIT Nguyễn Thị Bảo Châu đã đi từ vị trí thực tập sinh CNTT ở Intel Products Việt Nam đến quản lý dự án vận hành ở Apple.
Nguyễn Thị Bảo Châu chia sẻ rằng dù đi lên từ lập trình phần mềm, cô tận dụng cơ hội học hỏi và phát triển ở mảng quản lý vận hành sản xuất công nghệ cao. Chính kiến thức và kỹ năng thực tiễn đã giúp cô gái trẻ vượt qua tám vòng phỏng vấn để có được vị trí hiện tại.
"Nền tảng CNTT tích luỹ được từ những ngày học tại RMIT đã cho tôi tư duy logic cần thiết để hoàn thành tốt công việc hiện nay. Kiến thức nền về kỹ thuật vẫn luôn là lợi thế lớn dù bạn chọn làm việc trong ngành nào đi chăng nữa", Nguyễn Thị Bảo Châu cho biết.
Công việc trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ sẽ khiến nhiều người liên tưởng ngay đến những thứ khô khan, song theo cô gái trẻ, thực tế cơ hội việc làm rất đa dạng "nếu bạn biết phát huy thế mạnh của bản thân".
"Tôi nhận thấy nữ giới làm trong ngành này lợi thế hơn nam giới về kỹ năng giao tiếp, khả năng đàm phán và quản lý các bên liên quan - những kỹ năng mà cá nhân tôi đã trau dồi được nhiều từ thời học đại học qua các môn học cũng như hoạt động ngoại khóa", Nguyễn Thị Bảo Châu chia sẻ.
Dân chuyên văn "bẻ lái" ấn tượng sang ngành CNTT
Bước vào cánh cổng Đại học RMIT 6 năm sau "tiền bối" Nguyễn Thị Bảo Châu, Trần Đặng Bảo Nhi cũng quyết định học CNTT theo sự động viên của gia đình dù không mạnh về các môn khoa học tự nhiên.
Cựu học sinh chuyên văn của Trường Phổ thông năng khiếu Đại học Quốc gia TP.HCM kể rằng cô từng khá vất vả trong thời gian đầu để tìm ra vẻ đẹp của các ngôn ngữ lập trình máy tính như Python hay C .
Với điểm trung bình (GPA) 3,86/4,00, Trần Đặng Bảo Nhi đã hai lần nhận Học bổng Thành tích học tập xuất sắc cho sinh viên hiện đang học tại RMIT.
Nỗ lực bền bỉ cùng quyết tâm chinh phục mọi thử thách của Trần Đặng Bảo Nhi đã được đền đáp - cô là một trong số ít sinh viên hai lần nhận Học bổng Thành tích học tập xuất sắc cho sinh viên hiện đang học tại RMIT với suất học bổng gần đây nhất trị giá 50% học phí nhờ điểm trung bình (GPA) rất cao 3,86/4,00.
"Tôi vẫn nhớ cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi lần đầu tiên đạt 95/100 trong một bài kiểm tra lập trình ở học kỳ 1. Nhờ cú hích ban đầu ấy, tôi có thêm niềm tin về khả năng của mình và đó là nguồn động lực để tôi tiếp tục trau dồi kiến thức, tự mày mò để học thật tốt. Tôi cũng bày tỏ mong muốn học thêm qua việc chủ động tham gia dự án thực tiễn trong khoa cùng bạn bè và thầy cô", Trần Đặng Bảo Nhi bộc bạch.
Ngoài những buổi lên lớp, Trần Đặng Bảo Nhi còn là thành viên cốt cán của Neo Culture Tech - CLB Công nghệ mới tại RMIT. Nữ sinh này đã năng động làm thêm từ năm ba đại học ở một công ty chuyên cung cấp phần mềm quản lý nhân sự. Và dù chưa ra trường, Nhi đã được tuyển dụng vào vị trí chuyên viên CNTT toàn thời gian ở một doanh nghiệp CNTT toàn cầu.
Trần Đặng Bảo Nhi cho biết: "Tôi đã từng sợ lập trình và tự ti về bản thân. Nhưng với nhiều nỗ lực và sự động viên, tôi cảm thấy hiện tại mình rất yêu thích ngành CNTT. Tôi mong rằng ai có mong muốn theo học CNTT, nhất là các bạn nữ hãy luôn tự tin vào năng lực của mình và luôn không ngừng học hỏi. Không có năng khiếu không có nghĩa là sẽ không thể giỏi được, hãy luôn can đảm và cố gắng cho ước mơ của mình!".
Chung tay thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực công nghệ, Đại học RMIT đã và sẽ trao các suất Học bổng STEM dành cho nữ sinh nhằm khuyến khích các nữ sinh theo học các chương trình Cử nhân thuộc khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ, và các suất học bổng hấp dẫn khác như Học bổng Công nghệ và Học bổng Giáo sư Nguyễn Văn Đạo. Từ năm 2021, nhà trường cũng ra mắt chương trình học bổng nghiên cứu và giảng dạy tiền Tiến sĩ cho phụ nữ trong lĩnh vực STEM.
FPT được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất ngành CNTT Việt Nam năm 2021 Tập đoàn FPT tiếp tục trụ vững danh hiệu đứng đầu Nơi làm việc tốt nhất ngành Công nghệ thông tin/Phần mềm & Ứng dụng/Thương mại điện tử lần thứ 2 liên tiếp. Theo công bố của Anphabe ngày 22/12, Tập đoàn FPT lần thứ 2 liên tiếp đạt danh hiệu #1 Nơi làm việc tốt nhất trong ngành Công nghệ thông tin/Phần...