Fintech có thể khiến hệ thống tài chính lệ thuộc nước ngoài
Việc phần lớn công ty Fintech do bên thứ ba cung cấp dịch vụ nền tảng là của nước ngoài, có thể làm tăng độ lệ thuộc của hệ thống tài chính ngân hàng vào các nhà đầu tư ngoại.
Đây là một trong những nội dung quan trọng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ra trong Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế.
Tại dự thảo, Bộ KHĐT cho biết việc việc phát triển kinh tế chia sẻ có thể làm gia tăng mức độ lệ thuộc của hệ thống tài chính ngân hàng vào bên thứ ba, là các doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến rủi ro hệ thống, gia tăng nguy cơ mất an toàn tài chính quốc gia.
Trong đó, sự phát triển các loại hình kinh tế chia sẻ làm gia tăng nhanh các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, giao dịch thanh toán xuyên biên giới. Sự bùng nổ nhu cầu giao dịch thanh toán điện tử tạo áp lực và thách thức lớn đối với các ngân hàng trong nước nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và an ninh tài chính quốc gia.
Gia tăng lệ thuộc nước ngoài
Trong giai đoạn 2016-2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 30%/năm, giao dịch qua internet tăng 50,22%/năm, giao dịch qua điện thoại di động tăng 84,84%/năm.
Gần đây, các tổ chức tài chính ngân hàng đã ứng dụng công nghệ số API, Blockchain, Big data… thông qua các nền tảng ngân hàng số (digital banking) trên cơ sở hợp tác với các công ty Fintech để cung ứng sản phẩm dịch vụ thanh toán, kết nối giữa khách hàng với ngân hàng trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Bộ KHĐT cho rằng các nhà cung cấp nền tảng công nghệ lớn này lại chủ yếu ở nước ngoài, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho hệ thống tài chính trong nước.
Các công ty hoạt động trong lĩnh vực Fintech đang phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Lê Trọng.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong số 200 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực Fintech ở Việt Nam, hầu hết là do bên thứ ba cung cấp dịch vụ nền tảng và là các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này có thể làm gia tăng độ lệ thuộc của hệ thống tài chính ngân hàng vào các nhà đầu tư nước ngoài.
Một số hoạt động của Fintech có thể làm gia tăng độ lệ thuộc vào bên thứ ba của hệ thống tài chính như công nghệ Robot tư vấn và các công ty Fintech trong lĩnh vực cho vay phải dựa hoàn toàn vào bên thứ ba, hay như việc các tổ chức tài chính dần phụ thuộc vào các công ty cung ứng dịch vụ điện toán đám mây để thực hiện các hoạt động tài chính liên quan đến công nghệ này thay cho việc phải đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết.
Việc này có thể dẫn đến rủi ro hệ thống khi cả thị trường hoặc nhiều tổ chức lớn trên thị trường phụ thuộc vào số ít công ty cung ứng dịch vụ.
Mối quan hệ giữ Fintech và ngân hàng
Bộ KHĐT cho biết loại hình Fintech đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp công nghệ lớn trong nước như FPT, Viettel, VNPT… qua hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.
Video đang HOT
Việc phát triển Fintech cũng thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong ngành ngân hàng.
Theo đó, các công ty Fintech và các ngân hàng truyền thống đều có những ưu điểm riêng biệt mà cả hai đều có thể khai thác lẫn nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
Hợp tác phổ biến nhất hiện nay giữa ngân hàng và Fintech là lĩnh vực thanh toán. Ảnh: Hải Đăng.
Với các ngân hàng, Fintech vừa là đối thủ, nhưng đồng thời cũng là đối tác giúp các dịch vụ tài chính ngân hàng được khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn, đặc biệt là nhóm khách hàng sống ở vùng sâu, vùng xa nơi mạng lưới ngân hàng chưa bao phủ. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng dù muốn hay không cũng phải trao phần thị trường này cho các công ty Fintech khai thác.
Đối với các công ty Fintech, điểm mạnh trong cạnh tranh là tính linh hoạt với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, cùng với việc sử dụng công nghệ đổi mới sáng tạo đã cho ra đời những sản phẩm dịch vụ tài chính thuận tiện và hiệu quả.
“Có thể coi các công ty Fintech là cánh tay nối dài của các ngân hàng trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo tới khách hàng, và điểm mạnh trong cạnh tranh của các ngân hàng cũng chính là điểm yếu trong cạnh tranh các công ty Fintech và ngược lại”, Bộ KHĐT nhận định.
Theo cơ quan quản lý hoạt động đầu tư, xu hướng chung sẽ là các ngân hàng và Fintech cùng hợp tác trong việc triển khai các dịch vụ tài chính để tận dụng tốt nhất các điểm mạnh của nhau.
Tuy nhiên, Bộ KHĐT cũng cho rằng việc phát triển Fintech cũng đi kèm rủi ro chính sách và pháp lý. Hiện nay chưa có căn cứ luật pháp để điều chỉnh đối với hoạt động của đa phần công ty Fintech trên thị trường.
Theo đề xuất của NHNN, Chính phủ đang xây dựng Nghị định Quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng để làm cơ sở thực tiễn xây dựng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với loại hình kinh doanh này trong thời gian tới.
Như vậy, về mặt thể chế quản lý, hoạt động Fintech ở Việt Nam chỉ đang ở giai đoạn chuẩn bị tổ chức thử nghiệm. Việc hoạt động trong điều kiện chưa có môi trường luật pháp, chính sách rõ ràng, đầy đủ là rất rủi ro.
Kể cả trường hợp Nhà nước đã xây dựng, hoàn thiện chính sách quản lý thì vẫn còn rủi ro lớn vì môi trường quản lý có thể không được như kỳ vọng của các doanh nghiệp, dẫn đến nhiều trường hợp có thể phải dừng hoạt động hoặc phá sản.
Những luồng vốn ngầm 'rửa' qua tiệm cầm đồ
Gần đây, không ít doanh nghiệp cầm đồ được các quỹ đầu tư nước ngoài rót vốn hoặc liên kết với các công ty fintech "hiện đại hóa" quy trình cầm cố tài sản.
Song quy trình này giống hệt hoạt động cho vay, vốn chỉ các tổ chức tín dụng mới được phép.
Thực tế, theo tìm hiểu của phóng viên, một số công ty fintech - vốn chỉ có chức năng kết nối bên cho vay và người vay với nhau nhưng "âm thầm" rót vốn vào tiệm cầm đồ, mượn danh tiệm cầm đồ rồi giải ngân trực tiếp với khách hàng.
Núp bóng tiệm cầm đồ
Tại sàn kết nối tài chính A. thuộc một công ty fintech ngoại, hiện có sản phẩm cho vay tín chấp theo đăng ký xe máy, ô tô. Nhưng thay vì kết nối chúng tôi với tiệm cầm đồ, nhân viên sàn này giới thiệu chúng tôi đến phòng giao dịch của sàn tại TP.HCM để ký hợp đồng vay vốn, trực tiếp giải ngân. Nếu không đến phòng giao dịch thì địa điểm ký hợp đồng sẽ do chúng tôi chỉ định. Nếu là ô tô thì vay từ 50 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, còn tiểu thương thì chỉ cần giấy kinh doanh vay được 30-200 triệu đồng, lãi suất không vượt quá 20%/năm theo quy định.
Mới đây, công ty cổ phần công nghệ tài chính thuộc một tập đoàn công nghệ tài chính nước ngoài cũng ra mắt hệ thống tiệm cầm đồ T.N. Đến cửa hàng trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, một nhân viên tại đây cho biết, hệ thống hiện chỉ chấp nhận tài sản nhận thế chấp là cà vẹt xe máy và ô tô, giá trị khoản vay lên đến 50 triệu đồng, thời hạn vay từ 3-12 tháng.
"Nếu chị vay bằng cà vẹt xe ô tô thì lãi suất 4%/tháng, còn vay bằng cà vẹt xe máy thì lãi suất 5%/tháng, trả trước hạn thì bị phạt 5%. Do là công ty công nghệ tài chính trực tiếp cho vay nên bên em kết nối khách hàng rất nhanh, mới ra mắt gần đây nhưng đã giải ngân hơn 11.000 khoản vay cho khách", nhân viên này tư vấn.
Dưới hình thức cầm cố tài sản ô tô, xe máy, không ít tiệm cầm đồ thực hiện cho vay không khác một tổ chức tín dụng
Dọc các tuyến đường, không khó để bắt gặp các tiệm cầm đồ có nhiều tấm biển quảng cáo mời gọi vay khá thu hút như "dịch vụ tài chính cá nhân, cho vay ngay 50 triệu đồng bằng cà vẹt ô tô hoặc xe máy", "vay đến 90% giá trị tài sản", "vay tiền bằng ô tô, giải ngân 15 phút"...
Nhân viên tại cửa hàng cầm đồ Vietmoney trên đường Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) cho biết, đang có sản phẩm "cho vay tiểu thương chợ". Tiểu thương chỉ cần cung cấp quyền sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ, chứng minh thu nhập thường xuyên, kèm các tài sản muốn cầm cố... sẽ được hỗ trợ vay từ 30 triệu đồng lên tới 1 tỷ đồng, thời hạn vay từ 1-36 tháng. Với khách hàng bình thường, chỉ cần đem tài sản đến sẽ được định giá khoản vay. Lãi suất sẽ tính theo khung thời gian vay. Từ 1-10 ngày sẽ có lãi suất 2%, từ 11-20 ngày lãi suất 4%, từ 21-30 ngày lãi suất 5%. Khách có thể giữ tài sản cầm cố, nếu giao cho cửa hàng thì phải chịu thêm phí quản lý tài sản 5.000 đồng/ngày. Được biết, chuỗi cầm đồ này được nhiều quỹ đầu tư nước ngoài rót vốn. Từ 16 cửa hàng với 20.000 khách hàng thường xuyên, chuỗi này quảng cáo sẽ tăng lên 100 cửa hàng tại 28 tỉnh, thành.
Xuất hiện tiên phong trong lĩnh vực vay cầm đồ là thương hiệu F88. Chuỗi này vừa thông báo nhận thêm 140 tỷ đồng từ hai quỹ tài chính quốc tế. Từ 11 phòng giao dịch năm 2016, đến cuối tháng 6/2020, chuỗi cầm đồ này đã có đến 195 cửa hàng trên khắp cả nước. Số tiền vay tại đây sẽ dao động tùy theo tài sản cầm cố, nếu là xe máy thì khoản vay tối đa 80 triệu đồng, ô tô là 2 tỷ đồng; cà vẹt xe máy tối đa 30 triệu đồng, cà vẹt ô tô là 1 tỷ đồng; còn điện thoại, máy tính, đồng hồ, trang sức, sim số đẹp... lên đến 80% giá trị tài sản. Lãi suất không vượt quá 8,1%/tháng và 13,2%/năm kèm theo một số loại phí điều kiện vay, quản lý tài sản cầm cố, phí kho bãi, phí phạt vi phạm hợp đồng.
Ngoài ra, hiện còn có nhiều thương hiệu vay cầm đồ khác cũng thực hiện cho vay cầm cố tài sản giống các tổ chức tín dụng như Đồng Sun Shop, Camdonhanh...
Một cách lách luật cho vay
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM), tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có hơn 154 công ty fintech, chủ yếu hoạt động tại các lĩnh vực như thanh toán điện tử (payment), ngân hàng số (digital banking), vay ngang hàng (P2P lending), gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), quản lý tài sản, cho vay, tư vấn tài chính, bảo hiểm, các giải pháp ứng dụng đổi mới sáng tạo (blockchain...
Có đến 70% công ty fintech ở Việt Nam là công ty khởi nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, dường như chỉ có công ty fintech hoạt động ở lĩnh vực trung gian thanh toán là được quy định tại Nghị định 101/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt. Các lĩnh vực fintech còn lại vẫn chưa có cơ sở pháp lý để hoạt động do chưa được thể hiện trong văn bản luật, nghị định hoặc thông tư.
Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập, Phó chủ tịch HĐQT ví điện tử MoMo, một trong những công ty fintech ở lĩnh vực trung gian thanh toán điện tử và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước cho biết, các công ty fintech nước ngoài vào Việt Nam và hoạt động ở lĩnh vực khác khó bị kiểm soát và đang "muốn làm gì thì làm", có thể nảy sinh nhiều rủi ro.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính cho rằng, nếu các fintech chỉ là bên kết nối tìm khách hàng, chuyển thông tin khách vay đến tiệm cầm đồ và để tiệm cầm đồ thực hiện giao dịch thì không có gì bất hợp pháp. Nếu các công ty fintech, các tiệm cầm đồ làm đúng chức năng của mình thì mô hình liên kết với tiệm cầm đồ cần phải nhân rộng vì đây là hoạt động hợp pháp.
Song theo ông Hiếu, hiện có không ít tổ chức "núp bóng" tiệm cầm đồ để cho vay cầm cố tài sản, cho vay tiêu dùng, hoạt động như các tổ chức tín dụng. Hoặc các công ty fintech này không thực hiện dịch vụ giới thiệu mà sử dụng tiệm cầm đồ làm công cụ và hợp thức hóa việc cho vay trực tiếp với lãi suất cao. Họ "lách luật" bằng cách đưa ra lãi suất vay đúng quy định nhưng lại cộng thêm hàng loạt lãi suất từ các loại phí thẩm định tài sản, lưu trữ tài sản cao ngất ngưởng; hoặc không giải ngân 100% khoản vay nhưng lại tính lãi suất trên 100% khoản vay. Tất cả hành vi này là không hợp pháp, có hại cho người dân và nền kinh tế.
"Tôi biết có khoảng 60-70 doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam với danh nghĩa là công ty fintech, thuê người Việt Nam đứng tên rồi cho vay online. Do đó, cơ quan chức năng cần quan tâm những tổ chức này, xem các công ty fintech tham gia vào quá trình cho vay cầm đồ đến mức nào, đừng để ảnh hưởng đến những công ty fintech chân chính. Riêng về tiệm cầm đồ, cần phải có thêm hành lang pháp lý để ngành này cung cấp dịch vụ đúng quy định", tiến sĩ Hiếu đề xuất.
Tại buổi họp gần đây của Ngân hàng Nhà nước, ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, thông tin để quản lý fintech, vào đầu tháng Sáu vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với dự thảo nghị định về "Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động tài chính (fintech) trong lĩnh vực ngân hàng" để trình Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến, các fintech được tham gia thử nghiệm hoạt động ở lĩnh vực thanh toán, tín dụng, cho vay ngang hàng, hỗ trợ định danh khách hàng, giao diện loại trừ ứng dụng mở (Open API), blockchain, các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động ngân hàng (chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn,... ).
Một khi nghị định này có hiệu lực, sẽ có quy định cụ thể về trần lãi suất, các khoản phí trên mỗi khoản vay. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng mượn danh tiệm cầm đồ cho vay với lãi suất cao.
Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP.HCM) mới đây đã triệt phá đường dây một nhóm người Trung Quốc "núp bóng" một số doanh nghiệp Việt Nam, cho vay tiền qua các ứng dụng điện thoại như "Vaytocdo", "Moreloan", "VD online". Chỉ từ tháng 4/2019 đến nay, nhóm này đã cho 60.000 người vay khoảng 100 tỷ đồng, lãi suất hơn 1.000%/năm.
Một điều tra của Báo cách đây hơn một năm cho thấy, dù quy định về lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước là 1,125%/tháng nhưng thực tế, mức lãi suất cho vay tại không ít tiệm cầm đồ lên tới 8,1%/tháng, tương đương 97,2%/năm, thậm chí có nơi lên đến 150%/năm.
Ảnh hưởng Covid-19, SKG giảm hơn 98% lợi nhuận quý 2 Lũy kế 6 tháng, SKG đạt doanh thu thuần 149 tỷ đồng và lãi ròng 6 tỷ đồng, đồng loạt giảm 43% và 92%. Theo giải trình từ CTCP Superdong Kiên Giang (SKG), do dịch Covid-19 bùng phát mạnh vào quý 2, cụ thể trong tháng 4, SKG phải tạm ngưng hoạt động theo chỉ đạo của tỉnh đã ảnh hưởng đến doanh...