Fiji bắt giữ một loạt thủ lĩnh giáo phái du nhập từ Hàn Quốc
Các nhà chức trách Fiji mới đây đã triệt phá một giáo phái Hàn Quốc đe dọa chiếm đoạt nền kinh tế của quốc gia Nam Thái Bình Dương, bắt giữ 4 thủ lĩnh của giáo phái này và trục xuất 2 người trong số họ về nước.
Giáo phái Nhà thờ Grace Road do bà Shin Ok-su sáng lập đã gây nhiều tai tiếng khi hoạt động ở Fiji
Bốn năm trước, một phụ nữ trẻ người Mỹ lẻn ra khỏi tòa nhà của giáo phái Nhà thờ Grace Road ở Fiji gọi điện thoại báo rằng nhà thờ đã tịch thu hộ chiếu của cô và không cho cô liên lạc với gia đình. Nếu người phụ nữ này bị bắt lại, cô có thể sẽ phải đối mặt với việc bị đánh đập dã man trước mặt tất cả các thành viên. Qua điều tra, những tín đồ này phải thường xuyên chịu đòn bởi người sáng lập giáo phái, một phụ nữ trung niên tên Shin Ok-su cho việc đó là cần thiết để đánh bật ma quỷ ra khỏi họ. Shin bị trục xuất trở lại Hàn Quốc, bị bắt vì tội lạm dụng trẻ em, hành hung và bắt giữ người trái phép, đồng thời bị kết án 6 năm tù vào năm 2019. Cáo trạng của tòa án Hàn Quốc cho biết, các nạn nhân của Shin Ok-su “đã phải chịu đựng sự đánh đập tập thể một cách bất lực và không chỉ bị tra tấn về thể xác mà còn phải chịu nỗi sợ hãi nghiêm trọng và cú sốc tinh thần đáng kể”.
Tuy nhiên, giáo hội đó vẫn tồn tại cho đến khi chính quyền Fiji tuần trước vây bắt các thành viên giáo hội nhằm dập tắt ảnh hưởng của một giáo phái đang điên cuồng mua lại các công ty và tài sản của Fiji. Giáo hội này, được thành lập ở Hàn Quốc vào năm 2002, đã quyết định vào năm 2014 rằng Fiji, một quần đảo có dân số dưới 1 triệu người, sẽ là “trung tâm của thế giới”. Theo điều tra, từ khi chuyển tới Fiji, chi nhánh của giáo phái tiếp quản các công ty xây dựng, thẩm mỹ viện, nhà hàng và nhiều công ty khác, thành lập một tập đoàn nhỏ tên là GR Group, theo mô hình chaebol Hàn Quốc. Các thủ lĩnh giáo hội đã kiểm soát các tín đồ của họ bằng cách tịch thu hộ chiếu, buộc một số người phải làm việc trong các dự án thuộc sở hữu của nhà thờ và đánh đập họ để buộc họ phải phục tùng. Mãi cho đến khi chính phủ mới lên nắm quyền vào đầu năm 2023, chính quyền mới nhận ra mức độ nghiêm trọng khi giáo phái này xâm nhập vào cuộc sống của người Fiji. Hiện 7 lãnh đạo hàng đầu của nhà thờ bị liệt vào danh sách “những người bị cấm nhập cảnh” trong khi chính quyền đang truy lùng 2 đối tượng, một trong số đó là Daniel Kim, con trai của người sáng lập Shin Ok-su.
Mặc dù GR Group phủ nhận những câu chuyện về “tịch thu hộ chiếu, cưỡng bức lao động, bỏ tù và bạo lực” nhưng đây là ví dụ điển hình cho sự trỗi dậy của các giáo phái mới của Hàn Quốc trong những năm gần đây. Có thể kể đến giáo phái Nhà thờ Thống nhất – giáo phái lớn nhất nổi lên từ Hàn Quốc trong những năm gần đây; giáo phái Nhà thờ Shincheonji, bị cáo buộc có thành viên đã lây truyền Covid-19 sang Hàn Quốc sau khi cố gắng thu hút những người cải đạo ở Vũ Hán, thành phố Trung Quốc, nơi khởi phát virus Covid-19 vào năm 2019. Ông Breen, một doanh nhân lâu năm ở Seoul, cho biết: “Lý do Hàn Quốc có rất nhiều giáo phái mới ở Hàn Quốc là vì Seoul có quyền tự do về tôn giáo rất mạnh. Nhất là, người ta nghĩ ra đủ kiểu giải thích và thay đổi về thần học và thực hành”. Thêm nữa, các nhóm giáo phái nhỏ hơn cảm thấy thôi thúc mở rộng ra nước ngoài giống như các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc và K-pop.
Cuộc truy kích giáo phái Nhà thờ Grace Road đã gây sốc cho 400 tín đồ người Hàn Quốc và nước ngoài, những người đã chuyển đến Fiji sau khi được cảnh báo về ngày tận thế. Các giáo dân của Nhà thờ Grace Road bị bỏ rơi có thể cần phải quay trở lại Hàn Quốc để tìm kiếm một hình thức cứu rỗi thậm chí còn mới hơn nếu giáo phái của họ bị tàn phá nặng nề ở hòn đảo thiên đường Fiji.
Nhật Bản, Hàn Quốc giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến
Theo hãng tin Kyodo, ngày 14/4, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo, hầu hết các nguyên đơn Hàn Quốc trong vụ kiện liên quan cáo buộc cưỡng bức lao động trong thời chiến đã chấp nhận khoản bồi thường thiệt hại thông qua "Quỹ Thanh niên tương lai", do Hàn Quốc và Nhật Bản thống nhất thành lập nhằm giải quyết vấn đề này.
Người dân biểu tình yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong thời kỳ chiến tranh, tháng 2/2019. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Theo bộ trên, các khoản bồi thường đã được chuyển cho 10 gia đình của các công dân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong thời chiến, trong đó các gia đình đã nhận được khoản tiền tương ứng trong phán quyết của Tòa án Hàn Quốc năm 2018 đối với 2 doanh nghiệp Nhật Bản.
Trước đó, các gia đình này đã chấp thuận các đề xuất bồi thường được đưa ra thông qua quỹ trên, theo đó giúp đẩy nhanh các nỗ lực cải thiện quan hệ song phương. Hiện còn khoảng 5 gia đình trong số các nguyên đơn đang cân nhắc khoản bồi thường.
Căng thẳng trong quan hệ Nhật - Hàn gia tăng sau khi Tòa án Hàn Quốc năm 2018 ra phán quyết yêu cầu tập đoàn Nippon Steel và Mitsubishi của Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động. Phía Tokyo bác bỏ phán quyết, cho rằng vấn đề này đã được giải quyết tổng thể khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1965.
Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol lên nắm quyền vào tháng 5 năm ngoái, ông đã bày tỏ mong muốn và có nhiều nỗ lực để cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Ngày 5/3 vừa qua, Hàn Quốc và Nhật Bản đã thống nhất thành lập một "Quỹ Thanh niên tương lai" để tài trợ học bổng cho sinh viên như một phần của thỏa thuận giải quyết vấn đề bồi thường cho các công dân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong thời chiến. Truyền thông Hàn Quốc dẫn các nguồn tin từ chính phủ nước này cho biết quỹ trên sẽ do Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) đứng ra thành lập cùng với Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren). Đây là một phần trong thỏa thuận giữa hai chính phủ nhằm chấm dứt vấn đề tranh chấp lâu nay về bồi thường cho các công dân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động cho các công ty Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Hàn Quốc nỗ lực tìm cách cải thiện quan hệ với Nhật Bản Hàn Quốc đang cân nhắc chi trả bồi thường cho những người nước này từng bị Nhật Bản cưỡng bức lao động thông qua một quỹ do chính phủ hậu thuẫn, thay vì yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường. Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Hàn Quốc Cho Hyun-dong (thứ 2, phải) và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản...