Fiat Chrysler và Renault về chung một nhà – Nissan mừng hay lo?
Dù Nissan trước nay vẫn luôn kháng cự nỗ lực thắt chặt quan hệ của Renault, nhưng việc FCA đang chớp cơ hội, ‘gạ gẫm’ Renault về chung nhà hẳn sẽ khiến lãnh đạo hãng xe Nhật Bản cảm thấy lo lắng.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Renault có hứng thú với đề xuất của Fiat Chrysler Automobiles (FCA) về việc sáp nhập 50-50 không, nhưng thỏa thuận này, nếu được chốt, có thể sẽ dồn Nissan vào thế khó.
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản trước đây đã năm lần bảy lượt kháng cự nỗ lực của Renault trong việc thắt chặt quan hệ liên minh giữa hai bên, nhưng nếu giờ đây Renault đặt bút ký vào thỏa thuận sáp nhập 50-50 với FCA thì Nissan có nguy cơ bị loại khỏi một số thị trường.
Ví dụ tại Mỹ, FCA mạnh hơn Nissan rất nhiều ở phân khúc SUV và bán tải, dù Nissan đã đầu tư không ít cho mẫu xe bán tải cỡ lớn Titan. Trong khi đó, mẫu bán tải RAM của FCA gần đây đã vượt cả Chevy Silverado để trở thành mẫu xe bán chạy thứ hai ở phân khúc bán tải, và cũng là xe bán chạy thứ hai toàn thị trường Mỹ.
Thêm vào đó, liên minh Renault-FCA, nếu được thành lập, có thể làm giảm tiếng nói của Nissan nếu nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này quyết định ngồi lại vào bàn đàm phán với Renault.
Ngoài ra, liên minh này sẽ làm giảm quyền lực của Nissan ở Renault, khi mà hội đồng quản trị 11 người sẽ chỉ có một đại diện của Nissan, theo trang Autonews Europe.
Video đang HOT
Bị Nissan khước từ, lẽ đương nhiên Renault muốn tìm đối tác khác nhiệt tình hơn, và FCA đã không bỏ lỡ cơ hội vàng.
Dù cả Nissan và Mitsubishi đều có thể bỏ túi 1 tỉ euro nếu Renault bắt tay với FCA, nhưng liên minh ô tô Ý-Mỹ chỉ đề cập đến hai hãng này rất ngắn gọn trong đề xuất sáp nhập với Renault.
“FCA mong muốn hợp tác với các công ty đối tác liên minh của Renault để gia tăng giá trị cho tất cả các thành viên trong liên minh,” Fiat Chrysler cho biết.
Tuy nhiên, có hai lĩnh vực mà Nissan không sợ bị lung lay vị thế nếu Renault quyết định bắt tay với FCA, đó là xe chạy điện và công nghệ lái tự động, vì đó không phải là thế mạnh hiện tại của FCA.
Nissan cũng không hoàn toàn bất lợi nếu Renault gật đầu sáp nhập với FCA. Nếu như Renault và FCA có thể tiết kiệm chi phí phát triển và sản xuất xe thông qua thỏa thuận này thì Nissan cũng vậy.
Cơ sở gầm bệ CMF đang được dùng cho nhiều mẫu xe Renault là sản phẩm hợp tác với Nissan và có thể sẽ được Fiat Chrysler dùng cho nhiều mẫu xe nếu hai bên về chung một nhà. Ví dụ, cơ sở gầm bệ CMF có thể trở thành phần cốt mới duy nhất cho ít nhất 5 mẫu xe Jeep, trong đó có Renegade, Compass và Cherokee, thay vì phải dùng tới 4 cơ sở gầm bệ khác nhau như hiện tại.
Tuy nhiên, việc này cần có sự cho phép của Nissan và hiện chưa ai đề cập tới dù đó là một nội dung quan trọng.
Hãng tin Reuters đã dẫn lời ông Sam Fiorani, phó chủ tịch công ty nghiên cứu thị trường ô tô AutoForecast Solutions cho rằng Renault có thể sẽ không thích chia sẻ cơ sở gầm bệ thân rời khung của Fiat Chrysler, loại đang dùng cho các mẫu xe bán tải và SUV cỡ lớn của Chrysler tại Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, nếu như Nissan được mời tham gia vào liên minh mới thì sẽ mở ra những khả năng mới, theo ông Fiorani. Nissan có thể dùng cơ sở gầm bệ xe bán tải và SUV cỡ lớn của Fiat Chrysler cho thế hệ mới của các mẫu Titan và Armada, còn Fiat Chrysler có thể dùng cơ sở gầm bệ xe bán tải và SUV cỡ trung của Nissan cho thế hệ mới của các mẫu Dakota và Durango.
Theo Dantri
Bán tải Mitsubishi sắp trở lại Mỹ sau hơn 10 năm vắng bóng
Mitsubishi đã không kinh doanh xe bán tải tại Mỹ trong khoảng thời gian dài do doanh số thảm hại trước đây, nhưng lần trở lại này đầy hứa hẹn khi hãng có sự hỗ trợ của liên minh ôtô với Nissan và Renault.
Đã từ lâu kể từ khi Mitsubishi giới thiệu mẫu xe bán tải cuối cùng - Raider - tại thị trường Mỹ vào năm 2009, dựa trên Dodge Dakota, mẫu xe này không đạt được thành công như kỳ vọng khi doanh số cao nhất chỉ đạt 8.262 chiếc vào năm 2007. Tuy nhiên, hãng xe Nhật đang có ý định quay trở lại phân khúc này.
Phát biểu với Wards Auto, COO Mark Chaffin của Mitsubishi Motors Bắc Mỹ xác nhận hãng muốn mang một mẫu bán tải trở lại nước Mỹ. Dù vậy, ông cho biết xe sẽ phải "phù hợp với Mitsubishi, với triết lý, và sẽ cần có tính cạnh tranh trong thị trường".
Mitsubishi vẫn chỉ là một hãng có doanh số xe khiêm tốn tại Mỹ nhưng hiện tại đã trở thành một phần của liên minh ôtô với Renault và Nissan. Điều này có thể mở đường cho mẫu bán tải mới vì Nissan đã xác nhận họ đang nghiên cứu Frontier thế hệ tiếp theo.
Mitsubishi Triton hiện được bán tại các thị trường ngoài nước Mỹ.
Vẫn chưa có gì chính thức nhưng các báo cáo cho thấy Mitsubishi đã được giao nhiệm vụ phát triển thế hệ mới cho các mẫu bán tải của liên minh. Nền tảng khung gầm mới dự kiến cũng sẽ được sử dụng cho hàng loạt các ôtô khác nhau, bao gồm Nissan Navara và Frontier mới cũng như Renault Alaskan và Mercedes-Benz X-Class. Các tin đồn cũng tiết lộ Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu Triton thế hệ tiếp theo vào năm 2024.
Thông tin về bán tải mới nhất tại thị trường Mỹ vẫn chưa có nhiều, nhưng mẫu Nissan Frontier được cho sẽ ra mắt vào năm sau và lần đầu tiên được thiết kế lại sau một thập kỷ và có thể được trang bị động cơ V6 với công suất tối đa 300 mã lực. Cũng có một số tin đồn khác về việc xe sẽ sử dụng động cơ 4 xi-lanh cho phiên bản tiêu chuẩn và hộp số tự động 7 cấp thay thế cho loại 5 cấp hiện nay.
Theo TPO
Tập đoàn Volkswagen dẫn đầu doanh số bán ô tô toàn cầu năm 2018 Bất chấp việc bị liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi bỏ xa về lượng tiêu thụ xe du lịch, xe thương mại, Tập đoàn Volkswagen vẫn dẫn đầu doanh số bán ô tô toàn cầu năm 2018 nhờ sự tăng trưởng của phân khúc xe tải nặng. Doanh số bán xe du lịch, xe thương mại của tập đoàn Volkswagen vẫn thấp hơn liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi...