Fed trở thành “ông kẹ” của giới đầu tư
Kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ đã phần nào được dự báo trước, Đảng Dân chủ “nắm giữ” Hạ viện, trong khi Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế tại Thượng nghị viện. Điều quan trọng nhất là không có bất ngờ lớn nào xảy ra và thị trường đã phản ứng tích cực với việc chỉ số Dow Jones tăng 545 điểm, một trong những mức tăng mạnh nhất năm 2018.
Như vậy, mối lo bầu cử giữa kỳ đã qua với Tổng thống Mỹ Trump và vị lãnh đạo này sẽ chuyển trọng tâm sang cuộc bầu cử kế tiếp, đồng nghĩa với việc sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các chính sách tăng trưởng kinh tế.
Trong 2 năm tới, ông Trump thể hiện rõ quyết tâm sẽ đưa tăng trưởng GDP Mỹ lên mức hơn 3% và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất lịch sử. Trong bối cảnh này, điều khiến nhà đầu tư lo ngại nhất vẫn là những động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed).
Thông thường, giới đầu tư sẽ chứng kiến các chỉ số chứng khoán đi lên khi thông tin kinh tế tích cực được công bố. Nhưng hiện nay, thông tin tốt khiến Phố Wall sợ hãi.
Trong bối cảnh các hoạt động kinh tế đang chịu tác động bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, một vấn đề khiến tình hình có thể tệ hơn với doanh nghiệp chính là lãi suất.
Năm 2019, thị trường dự báo sẽ chỉ có 2 lần Fed nâng lãi suất, nhưng cơ quan này vừa đưa ra những tín hiệu cho thấy, mức lãi suất bình thường mà Fed hướng tới là 3%/năm (lãi suất liên ngân hàng qua đêm). Điều này đồng nghĩa với việc, sẽ có ít nhất 4, thậm chí 5 lần nâng lãi suất từ mức hiện tại (vào khoảng 2 – 2,25%/năm).
Các thành viên thị trường tin rằng, Fed sẽ thay đổi ý định bám sát lộ trình bình thường hóa lãi suất nếu nền kinh tế tỏ ra yếu hơn trước áp lực từ cuộc chiến tranh thương mại và thị trường chứng khoán lao dốc khoảng 10% trong tháng 10 vừa qua. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi khi vào đầu tháng 11, số liệu việc làm được công bố với những con số rất tích cực.
Cụ thể, trong quý III, tăng trưởng tiền lương đạt 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng mạnh so với mức chỉ 2,5% đầu năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất gần 50 năm qua.
Video đang HOT
Các con số này phần nào thể hiện nền kinh tế không chịu áp lực quá lớn bởi chiến tranh thương mại và Fed sẽ có thêm cơ sở để quyết tâm đẩy mạnh lộ trình nâng lãi suất. Tuy nhiên, với Phố Wall, các số liệu này cho thấy, tăng trưởng tiền lương cao có thể ăn mòn lợi nhuận doanh nghiệp, trong khi chi phí lãi suất lại đang tăng lên.
Nếu lãi suất tăng thêm 100 điểm cơ bản, điều nhiều khả năng sẽ xảy ra trong năm tiếp theo, thì chi phí đi vay của doanh nghiệp sẽ cao gấp 3 lần so với năm 2017. Diễn biến này sẽ ăn mòn lợi nhuận, hoặc buộc giá cả sản phẩm đi lên, tác động tới lạm phát.
Đáng chú ý, tình hình có thể tệ hơn khi các doanh nghiệp Mỹ đang sở hữu khối nợ kỷ lục và đa phần số này sẽ đến hạn trong 5 năm tới. Để dễ tượng tưởng, vào năm 2009, chỉ 32% các khoản nợ trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng BBB.
Ngày nay, con số này là 50%. Nếu cuộc suy thoái kinh tế tiếp theo diễn ra, giới đầu tư có thể tưởng tượng được viễn cảnh không ít công ty lớn lao đao vì nợ và nguy cơ phá sản hiện hữu.
Năm 2018, có khoảng 400 tỷ USD các khoản nợ doanh nghiệp sẽ đến hạn, trong bối cảnh lãi suất tăng lên, các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn để xoay xở trả nợ.
Tuy nhiên, điều cần chú ý là con số trong 3 năm tiếp theo còn cao hơn rất nhiều. Theo đó, năm 2019, 2020 và 2021 sẽ có lần lượt 560 tỷ USD, 1.000 tỷ USD và gần 1.100 tỷ USD nợ doanh nghiệp đến hạn.
Với mức lãi suất hiện tại, chi phí đi vay của doanh nghiệp đã cao hơn 2,2 lần so với năm 2017. Trong khi đó, lộ trình nâng lãi suất của Fed vẫn chưa dừng lại.
Theo các chuyên gia, nếu lãi suất tăng thêm 100 điểm cơ bản, điều nhiều khả năng sẽ xảy ra trong năm tiếp theo, thì chi phí đi vay của doanh nghiệp sẽ cao gấp 3 lần so với năm 2017. Diễn biến này sẽ ăn mòn lợi nhuận, hoặc buộc giá cả sản phẩm đi lên, tác động tới lạm phát. Đây cũng là viễn cảnh mà giới đầu tư không hề mong muốn.
Lam Phong – Theo báo chí nước ngoài
Nỗi lo lãi suất tăng đẩy chứng khoán Mỹ giảm điểm
Cả ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ cùng kết thúc phiên giao dịch đầy giằng co ngày thứ Tư trong trạng thái giảm điểm, sau khi biên bản cuộc họp gần đây nhất của Cục Dự trữ Liên bang (FED) cho thấy sự đồng thuận về tiếp tục nâng lãi suất.
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ, ngày 17/10 - Ảnh: Reuters.
Theo hãng tin Reuters, những gì mà FED nói trong biên bản trên đã củng cố nỗi lo của nhà đầu tư góp phần dẫn tới đợt bán tháo vào tuần trước ở Phố Wall.
Chỉ só S&P 500 đã giằng co mạnh giữa giảm và tăng sau khi FED đưa ra biên bản cuộc họp tháng 9 vào đầu giờ buổi chiều. Bất chấp những lời chỉ trích mạnh mẽ gần đây của Tổng thống Donald Trump, biên bản cho thấy các nhà hoạch định chính sách của FED đồng thuận về việc tăng lãi suất trong tháng 9 và dự kiến sẽ tiếp tục nâng lãi suất với tốc độ từ tốn, phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường việc làm và lạm phát.
"Trong suốt nhiều năm qua, FED đã giữ một quan điểm mềm mỏng trong chính sách tiền tệ. Nhưng giờ đây, điều đó đã thay đổi. Thị trường cảm thấy rằng cuộc họp vừa rồi của FED thể hiện một quan điểm cứng rắn hơn những gì nhà đầu tư đánh giá trước đó", Giám đốc đầu tư Brad McMillan thuộc Commonwealth Financial Network phát biểu.
S&P mới chỉ phục hồi được một phần điểm số mất mát hồi tuần trước, khi chỉ số này có cú giảm mạnh nhất từ tháng 3, một phần do nỗi lo của nhà đầu tư về lãi suất tăng.
Khả năng FED ngày càng trở nên cứng rắn khiến giới đầu tư cổ phiếu cảm thấy bấp bênh nhiều hơn, giữa lúc họ đã có nhiều mối lo, từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, sự suy yếu của thị trường bất động sản, cho tới triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết kém đi.
"Ở thời điểm hiện nay, thị trường thực sự không biết nên nghĩ gì. Đó là lý do vì sao chúng ta chứng kiến những biến động này", ông McMillan nhận định. "Lãi suất cao hơn sẽ giảm bớt đi tấm nệm đỡ cho thị trường khỏi những bấp bênh khác".
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones mất 0,36%, còn 25.706,68 điểm. S&P 500 hạ 0,03%, còn 2.809,21 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,04%, còn 7.642,7 điểm.
Từ trước khi FED công bố kết quả cuộc họp, các chỉ số đã giằng co, trong đó S&P thể hiện rõ sự chật vật dù đã tăng điểm mạnh vào ngày hôm trước. Những dữ liệu gây thất vọng về thị trường nhà đất đã kéo tụt giá cổ phiếu các công ty xây dựng và nội thất như Home Depot.
Trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P, chỉ có 4 nhóm kết thúc phiên trong trạng thái tăng. Nhóm tài chính tăng mạnh nhất, chốt phiên với mức tăng 0,9%. Nhóm nguyên vật liệu giảm mạnh nhất, mất 0,8%.
Cổ phiếu Home Depot sụt 4,3%, trong khi cổ phiếu Netflix tăng 5,3% nhờ báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy số lượng thuê bao tăng mạnh.
Cổ phiếu hãng hàng không United Airlines tăng 5,95% nhờ lợi nhuận quý 3 khả quan, giúp cổ phiếu các hãng hàng không các tăng theo.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu giảm giá phiên này nhiều gấp 1,7 lần số mã tăng. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 1,39 lần.
Các nhà giao dịch ở Phố Wall đã chuyển nhượng 7,08 tỷ cổ phiếu, so với mức bình quân 7,9 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Bình Minh
Theo vneconomy.vn
Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt giảm điểm Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt giảm điểm sau khi Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo về tốc độ tăng trưởng chậm lại, và thị trường Phố Wall cũng quay đầu sau cú bật nhẹ hậu bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ Mỹ. Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán ở Frankfurt, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN) Thị trường...