FED tăng lãi suất, giới đầu tư thận trọng
Ngày 27-9, do tác động của thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại các sàn giao dịch châu Á cũng đồng loạt giảm điểm sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố quyết định tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm.
Sự đảo chiều của các chỉ số chứng khoán chủ chốt Mỹ cho thấy các nhà đầu tư đang tạm rút để đánh giá lại quyết định FED và cân nhắc thời điểm tiếp theo FED có thể tăng lãi suất nhằm giảm thiểu rủi ro.
Tăng lần thứ 3 trong năm
Ngày 26-9, FED đã công bố tăng lãi suất cho vay thêm 0,25 điểm phần trăm, lên mức 2% – 2,25%. Đây là lần thứ 3 trong năm nay FED nâng lãi suất nhằm ngăn chặn nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh. Động thái này của FED dựa trên cơ sở dự báo rằng nền kinh tế Mỹ sẽ có thêm ít nhất 3 năm tăng trưởng nữa. Ngân hàng Trung ương Mỹ dự kiến sẽ có thêm một đợt nâng lãi suất tiếp theo vào tháng 12 năm nay, 3 đợt nâng trong năm 2019 và một đợt nữa trong năm 2020. FED dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,1% trong năm nay, cao hơn dự báo của nhiều nhà quan sát và sẽ tiếp tục tăng trưởng vừa phải thêm ít nhất 3 năm, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát ổn định gần ngưỡng mục tiêu 2%. Tuy nhiên, FED không thể hiện bất cứ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ mạnh tay hơn trong các nỗ lực ngăn chặn lạm phát.
Giới chuyên gia nhận định, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không ngừng leo thang căng thẳng khi hai bên liên tục áp thuế trả đũa lẫn nhau là yếu tố tác động tới quá trình hoạch định chính sách của ban lãnh đạo FED. Trước đó, Viện Nghiên cứu Ifo (Đức) cùng Viện Kinh tế KOF (Thụy Sĩ) và Viện Istat (Italy) công bố một báo cáo chung, trong đó nhận định chính sách thương mại của Mỹ có nguy cơ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với toàn bộ hệ thống thương mại quốc tế. Theo báo cáo này, việc FED tăng lãi suất cũng là một nguy cơ tiềm tàng dẫn đến khủng hoảng tài chính rộng khắp tại các nền kinh tế mới nổi.
Tổng thống Mỹ bất bình
Động thái nâng lãi suất của FED một lần nữa vấp phải sự chỉ trích của Tổng thống Donald Trump, người trước đó từng phàn nàn các động thái của FED đi ngược lại nỗ lực của ông nhằm kích thích nền kinh tế. Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Trump phát biểu tại một cuộc họp báo ở New York cho rằng: “Chúng tôi đang hoạt động rất tốt với tư cách là một quốc gia. Tôi không vui vì điều đó… Về cơ bản, tôi là một người thích lãi suất thấp”.
Video đang HOT
Sự bực bội này được thể hiện chỉ vài giờ sau khi Chủ tịch FED Jerome Powell và các đồng nghiệp của ông đang cố gắng đưa kinh tế Mỹ hạ cánh êm ái sau gần 1 thập kỷ tăng trưởng, chuỗi thời gian tăng trưởng dài thứ nhì trong lịch sử của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Để làm được điều này, FED cần nâng lãi suất để ngăn tình trạng nền kinh tế quá nóng, nhưng chỉ vừa đủ để không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, tình hình căng thẳng thương mại leo thang có thể đặt ra nguy cơ đối với kinh tế Mỹ. Chính sách áp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ làm tăng giá các mặt hàng chủ chốt và có khả năng làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, không loại trừ khả năng FED có thể sớm làm chậm lại tiến trình nâng lãi suất. Nhiều nhà phân tích dự báo kinh tế Mỹ sẽ suy yếu vào năm tới, do tác động của các vụ tranh chấp thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc, Canada, châu Âu và các đối tác thương mại khác. Với kịch bản này, FED sẽ làm chậm lại tiến trình tăng lãi suất và có thể chỉ tăng lãi suất hai lần trong năm 2019.
HẠNH CHI (tổng hợp)
Chứng khoán chiều 27/9: Loạt chỉ số chứng khoán châu Á giảm, VN-Index đóng cửa tăng hơn 5 điểm
Sự kiện FED tăng lãi suất thêm 0,25% lần thứ 3 trong năm 2018 đã có tác động giảm tới một loạt các chỉ số chứng khoán châu Á. Tuy nhiên, trong một vài phiên gần đây, VN-Index đang không chịu ảnh hưởng từ tâm lý chung, chỉ số tiếp tục có một phiên tăng nhẹ với dòng tiền duy trì tích cực.
VN-Index phiên 27/9. (Bloomberg)
Một loạt các thị trường chứng khoán châu Á đều phản ứng giảm theo chứng khoán Mỹ: NIKKEI 225 giảm gần 1%, HSI giảm 0,36%, Shanghai Composite giảm 0,54%, STI của Singapore mất 0,12%.
VN-Index ( 0,57%) cùng với KOSPI của Hàn Quốc ( 0,7%) và JSX Comp của Indonesia là số ít có thể trụ lại và tăng điểm trong chiều nay. Đây có thể xem là bất ngờ bởi trong các phiên gần đây thị trường rất nhạy cảm và thường xuyên xảy ra rung lắc khó lường.
Ngay cả, trong phiên sáng nay, chỉ số cũng rung lắc nhẹ khiến cho có lúc về sát mốc tham chiếu. Trong phiên chiều, điểm số có chiều hướng cải thiện hơn để VN-Index đóng cửa tại 1.015 điểm.
Và 2 mã lớn VHM ( 2,06%) và VNM ( 1,47%) đã ra tay giúp thị trường giữ được sắc xanh. So với VNM, đóng góp của VHM là lớn hơn nhưng do chỉ giao dịch gần 54 tỷ đồng nên tính lan tỏa khó được đánh giá cao. Trong khi đó, VNM đã có phiên tăng giá đi kèm với giá trị đạt 130,6 tỷ đồng, đứng thứ 6 tại sàn.
Cũng xét về giá trị giao dịch, ngoài VNM, trên HOSE hôm nay có tới 12 mã đạt 100 tỷ đồng và phần lớn vẫn tăng giá trong đó PVD ( 6,91%) thậm chí còn bùng nổ tăng trần. Các mã tăng khác là HPG ( 1,34%), VJC ( 0,26%), SSI ( 1,82%), DXG ( 2,6%), ASM ( 0,77%), TCB ( 1,73%).
2 mã duy nhất giảm giá trong số 12 mã này là CTG (-0,18%), VCB (-0,63%) thực tế cũng được tranh thủ bắt "đáy" nên mức giảm không gây nên lo ngại.
Như vậy, với những mã có giá trị giao dịch lớn thì vẫn có cầu mua vào và bên nắm giữ hiện cũng chưa có động lực bán ra. Đây là điều cho thấy tâm lý nhà đầu tư trong nước đang tích cực hơn so với các nước láng giềng. Và ngay cả nhà đầu tư ngoại cũng ủng hộ tâm lý này khi họ đã mua ròng hơn 110 tỷ đồng tập trung ở HPG, SSI , DXG.
Với thị trường chung, sắc xanh cũng trở lại lấn át hơn so với phiên sáng: 174 mã tăng so với 120 mã giảm và 57 mã đứng giá tham chiếu. Các mã vốn hóa nhỏ như HVG ( 7%), SVI ( 7%), APC ( 6,95%), ITD ( 6,9%), VRC ( 6,67%) vẫn tăng rất táo bạo.
Trong khi các mã như KDH ( 4,08%), BVH ( 3,58%), BMI ( 3,91%), CSM ( 4,2%), HAX ( 2,7%), PPC ( 2,78%), DRH ( 3,05%) vẫn đủ thỏa mãn tâm lý nhà đầu tư.
Chốt phiên, toàn sàn đạt giá trị giao dịch 5.013 tỷ đồng, tương đương 207,78 triệu đơn vị.
Trong khi đó, với HNX, PVS ( 3,02%) cùng SHB ( 2,27%) đã được tiếp thêm sinh lực qua đó đẩy HNX-Index tăng tiếp, đóng cửa tại 116,08 điểm ( 0,44%). Một số mã vốn hóa nhỏ cũng bắt nhịp rất nhanh và tăng mạnh như BCC ( 9,33%), DS3 ( 9,76%), TV2 ( 5,22%) giúp cho dòng tiền đầu cơ tiếp tục có cơ hội thể thể hiện.
Thanh khoản toàn sàn đạt 58,79 triệu đơn vị, tương đương 801 tỷ đồng.
Còn UPCoM, sàn này chỉ có điểm nhấn giao dịch của VGI ( 14,6%) và EVS ( 14,2%). Và nhờ vậy chỉ số UPCoM-Index vẫn tăng 0,27% lên 54,19 điểm. Thanh khoản đạt 21,45 triệu đơn vị, tương đương 401,21 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Giá tiền ảo bất ngờ hồi phục, Ripple tăng bùng nổ 75% Giá Bitcoin và hàng loạt đồng tiền kỹ thuật số chủ chốt khác bất ngờ tăng khá mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ 6, trong đó đồng Ripple có lúc tăng 75% và "soán ngôi" đồng tiền ảo lớn thứ nhì thế giới của Ethereum. Sau khi diễn biến theo xu hướng giảm nhẹ trong phần lớn thời gian của tuần, giá...