Fed nhiều khả năng không tăng lãi suất trong 2019, giá vàng được đà tiếp tục đi lên
Giá vàng trong nước và thế giới liên tục chinh phục các mức giá mới trong bối cảnh giới đầu tư ngày càng yêu thích kim loại quý như một kênh trú ẩn an toàn khi thị trường tài chính đầy rủi ro.
Trong nước, giá vàng SJC phiên hôm qua đã có bước tăng mạnh với mức tăng trong khoảng 110 – 220 nghìn đồng/lượng. Chưa dừng lại ở đó, mở phiên hôm nay giá vàng lại tiếp tục tăng nhẹ.
Vàng SJC do Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết cho thị trường TP.HCM là 36,50 – 36,70 triệu đồng/lượng, Hà Nội là 36,50 – 36,72 triệu đồng/lượng, tăng thêm 10 nghìn đồng/lượng sau khi tăng tới 220 nghìn đồng/lượng trong phiên hôm qua.
Tương tự, DOJI sau khi tăng 110 nghìn đồng/lượng trong phiên hôm qua thì sáng nay tăng tiếp 40 nghìn đồng/lượng vàng SJC, ở mức 36,60 – 36,70 triệu đồng/lượng. Vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu cũng tăng 110 nghìn đồng trong phiên hôm qua và tăng thêm 50 nghìn đồng trong phiên sáng nay, hiện đang giao dịch tại 36,61 – 36,69 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục chinh phục đỉnh cao mới
Trên thế giới, đêm qua theo giờ Việt Nam giá vàng thế giới dao động trong khoảng 1.278 – 1.288,6 USD/ounce. Hiện giá vàng thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi vẫn đứng quanh mức 1.288 USD/ounce.
Giá vàng đã đạt đỉnh của hơn 6 tháng trong phiên khi đồng USD cùng với các thị trường chứng khoán châu Á đi xuống do số liệu gây thất vọng về nền kinh tế Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về đà giảm tốc của kinh tế toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng vàng giao tháng 2 tiến thêm 2.80 USD (tương đương 0.2%) lên 1.284,1 USD/ounce, mức đóng cửa cao nhất kể từ giữa tháng 6/2018. Trong phiên giá vàng giao tháng 2 đã có lúc đạt đỉnh tới 1.291 USD/ounce.
Video đang HOT
Jim Wyckoff, Chuyên gia phân tích cấp cao tại Kitco.com, nhận định: Giá vàng đã chứng kiến sự quan tâm mua vào nhờ khía cạnh trú ẩn an toàn nhiều hơn trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ vẫn còn rất biến động. Theo đó, chứng khoán toàn cầu đã phản ứng tiêu cực đối với các dữ liệu kinh tế suy yếu hơn từ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Các thị trường chứng khoán châu Á đỏ lửa trong ngày thứ Tư, trong khi các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đang dao động trái chiều khi các hợp đồng vàng chốt phiên, sau khi suy giảm hồi đầu phiên.
Nhiều chuyên gia cho rằng những lo ngại về kinh tế toàn cầu cùng với những bất ổn địa chính trị cho thấy việc vàng lên giá chỉ là vấn đề thời gian.
Các thị trường đang chờ xem Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell sẽ có quan điểm ra sao về triển vọng kinh tế Mỹ và kế hoạch tăng lãi suất trong năm 2019, khi ông tham dự cuộc thảo luận với các cựu Chủ tịch Fed là bà Janet Yellen và ông Ben Bernanke vào cuối tuần này. Thị trường cũng đang chờ kết quả khảo sát về hoạt động chế tạo của Mỹ dự kiến được công bố ngày 3/1, tiếp đến là báo cáo việc làm ngày 4/1.
Có nhận định cho rằng chu kỳ tăng lãi suất kéo dài ba năm tại Mỹ sẽ kết thúc khi Fed không tăng lãi suất một lần nào trong năm tới. Nếu dự đoán này là đúng, kim loại quý không sinh lời như vàng sẽ được lợi.
Theo anninhthudo.vn
Chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh do lo ngại FED tăng lãi suất quá nhanh
Các chỉ số trên sàn Phố Wall giảm mạnh trong ngày 17/12 giữa lúc thị trường lo ngại nền kinh tế và thị trường không thể gánh chịu nổi những đợt nâng lãi suất từ FED.
Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt sụt giảm trên 2% trong phiên giao dịch này, trong đó S&P 500 đóng cửa ở mức thấp nhất trong 14 tháng, do những lo ngại về sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế toàn cầu cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được dự báo sẽ nâng lãi suất trong cuộc họp bắt đầu vào ngày 18/12.
Tất cả 30 cổ phiếu thành phần của Dow Jones và 11 lĩnh vực thuộc S&P 500 đều chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 17/12.
FED được cho là sẽ nâng lãi suất thêm lần thứ 4 và cũng là lần cuối cùng trong năm 2018 vào ngày 19/12.
Nỗi lo về đà tăng của lãi suất quá nhanh của FED đã khiến thị trường rung lắc trong suốt năm 2018, và những nỗi lo ấy chạm mức cao nhất trong tháng vừa qua khi kỳ vọng lạm phát và tăng trưởng suy giảm.
Ngày 17/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại chỉ trích dữ dội FED vì "cân nhắc"nâng thêm một đợt nâng lãi suất vài ngày trước khi cuộc họp cuối cùng của năm 2018 diễn ra.
Thị trường chứng khoán Mỹ chịu áp lực giảm mạnh trong phiên này do những quan ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế đã tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư.
Việc S&P xuống đáy kể từ tháng 10/2017 đồng nghĩa chỉ số này xuyên thủng những mức đáy đã thiết lập trước đó trong đợt bán tháo hồi tháng 2. Tính từ cuối tháng 9 đến hết phiên này, S&P đã "bốc hơi" khoảng 3,4 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa.
Trong khi đó, chỉ số Russell 2000 của các cổ phiếu nhỏ rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống (bear market), giảm hơn 20% so với mức đỉnh đóng cửa hôm 31/8.
Cảnh báo của hãng bán lẻ Anh ASOS về lợi nhuận suy giảm đã làm dấy lên lo ngại của giới đầu tư về sức tiêu dùng yếu đi ở Mỹ.
Bên cạnh đó, chỉ số thị trường bất động sản từ Hiệp hội Quốc gia các nhà xây dựng Mỹ cho thấy niềm tin của các công ty phát triển địa ốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3,5 năm.
Vào cuối phiên sáng, có lúc S&P hồi lại toàn bộ số điểm đã mất trước đó, nhưng sắc đỏ nhanh chóng trở lại và chỉ số thậm chí còn giảm sâu hơn nữa khi ông Jeffrey Gundlach, Giám đốc điều hành (CEO) của DoubleLine Capital, nói rằng chứng khoán Mỹ đang ở trong một "thị trường gấu" (bear market).
Gần 2.000 cổ phiếu trên hai sàn NYSE và Nasdaq chạm đáy 52 tuần, mức cao nhất trong vòng gần 3 năm. Chỉ có 40 cổ phiếu đạt mức cao mới.
Nỗi lo về niềm tin tiêu dùng đẩy nhóm cổ phiếu tiêu dùng không thiết yếu thuộc S&P sụt 2,8%. Trong đó, cổ phiếu hãng bán lẻ trực tuyến Amazon.com mất 4,5%, trở thành nguồn áp lực giảm điểm lớn nhất lên hai chỉ số S&P và Nasdaq.
Giới đầu tư nói rằng sự bất an của thị trường có khả năng sẽ duy trì trong thời gian Ủy ban Thị trường mở (FOMC) của FED tiến hành họp bàn về lãi suất.
Ông Ryan Detrick, chiến lược gia thị trường cấp cao của LPL Financial, nhận định: "Nếu FED phát tín hiệu giãn tiến độ tăng lãi suất trong năm 2019 thì thị trường có thể bình tĩnh trở lại, nhưng những dự định của ngân hàng trung ương này vẫn còn chưa rõ ràng".
"Tất cả chúng tôi đều nín thở chờ quyết định từ FED", ông Detrick nói. "Nếu FED hãm phanh việc nâng lãi suất năm tới, thì một sự bấp bênh sẽ được xóa bỏ".
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones giảm 2,11%, còn 23.592,98 điểm. S&P sụt 2,08%, còn 2.545,53 điểm. Nasdaq giảm 2,27%, còn 6.753,73 điểm.
Chỉ số VIX đo lường sự biến động của S&P tăng 2,89 điểm, đóng cửa ở mức 24,52 điểm, mức cao nhất trong 7 tuần.
Cổ phiếu Goldman Sachs sụt 2,8% sau khi Malaysia công bố các cáo buộc hình sự nhằm vào ngân hàng này trong vụ bê bối tham nhũng và rửa tiền 1MDB. Trong số các cổ phiếu thành viên của Dow Jones, Goldman Sachs hiện là cổ phiếu có mức giảm phần trăm mạnh nhất kể từ đầu năm.
Theo kinhtedothi.vn
Giới chuyên gia kinh tế bi quan về triển vọng tăng trưởng toàn cầu 2019 Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2019 đã lần đầu tiên xấu đi trong góc nhìn của các chuyên gia kinh tế được hãng tin Reuters khảo sát ý kiến. Các chuyên gia nói rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và các điều kiện tài chính thắt chặt có thể châm ngòi cho một cuộc suy giảm tăng trưởng mới của nền...