Fed nâng lãi suất Câu chuyện không chỉ của riêng nước Mỹ
Đây là lần tăng lãi suất thứ ba của Fed trong năm nay và là lần thứ 8 Fed lãi suất kể từ năm 2015.
Trụ sở FED tại Washington DC., Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày 25-26/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, lên biên độ 2-2,25%, với nhận định nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ “tận hưởng” thêm ít nhất ba năm tăng trưởng nữa.
Đây là lần tăng lãi suất thứ ba của Fed trong năm nay và là lần thứ 8 Fed lãi suất kể từ năm 2015, sau khi giữ tỷ lệ này ở mức thấp kỷ lục trong 7 năm (từ năm 2008), thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Fed đánh giá trong năm nay kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn dự kiến trước đó và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong ít nhất ba năm nữa, giữa bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở ngưỡng thấp (3,9% hiện nay) và lạm phát ổn định gần mục tiêu 2%.
Fed có thể sẽ tiến hành thêm một đợt nâng lãi suất nữa vào tháng Mười Hai tới, ba đợt nữa vào năm 2019 và một đợt vào năm 2020. Theo đó, tỷ lệ lãi suất cho vay của Fed có thể được đẩy lên tới 3,4%. Chính sách tiền tệ thắt chặt có thể sẽ được tiếp tục duy trì cho đến năm 2021.
Sau 10 năm Fed áp dụng lãi suất siêu thấp để giúp nền kinh tế chống chọi với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhiều người đã rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, thì giờ đây lãi suất gia tăng có thể phơi bày những nguy cơ đang tiềm ẩn trong nền kinh tế Mỹ cũng như các nền kinh tế khác trên thế giới.
Không giống như thời kỳ trước năm 2008, lần này các khoản vay có thế chấp được dự đoán sẽ không phải là tác nhân cho cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Video đang HOT
Thay vào đó, yếu tố gây quan ngại nhiều hơn là các khoản vay cho sinh viên hay vay mua ô tô, thứ nhất là do số người vay có điểm tín dụng thấp gia tăng, và thứ hai là do tổng số nợ thuộc loại này đang “phình to” ra.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Mỹ đã tận dụng nhiều năm lãi suất ở mức thấp để phát hành cổ phiếu và tìm kiếm các nhà đầu tư. Việc tìm kiếm lợi nhuận thông qua loại hình đầu tư này đã khiến giới đầu tư nắm giữ tỷ lệ chứng khoán cấp thấp ngày càng tăng.
Và cũng như các doanh nghiệp, nợ của chính phủ các nước mới nổi cũng đang gia tăng, nhưng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng trong nhiều trường hợp, các nước này đã cải thiện được những nền tảng kinh tế cơ bản hậu khủng hoảng, giúp cho nền kinh tế của họ có thể chịu được một vài sự bất ổn.
Tuy nhiên, khi Fed nâng lãi suất, lãi suất vay bằng đồng USD sẽ tăng lên đối với các nước này, cùng lúc đó đồng USD cũng tăng giá do giới đầu tư rút tiền ra khỏi các thị trường mới nổi để mua USD.
Trong khi đó, các nhà phân tích lưu ý rằng căng thẳng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc, Canada , châu Âu và các đối tác thương mại khác có thể sẽ tác động mạnh tới kinh tế Mỹ.
Chính sách áp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ làm tăng giá các mặt hàng chủ chốt và có khả năng làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong kịch bản này, Fed sẽ làm chậm lại tiến trình tăng lãi suất và có thể chỉ tăng lãi suất hai lần trong năm.
Theo Bnews
Áp lực lên tỷ giá VND/USD
Lộ trình tăng lãi suất USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhu cầu ngoại tệ để thanh toán hàng hóa của doanh nghiệp tăng vào dịp cuối năm tạo áp lực khó tránh lên tỷ giá.
Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 9
Ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed khẳng định quan điểm về lộ trình tăng lãi suất USD thêm 2 lần nữa dự kiến vào tháng 9 và tháng 12/2018, nếu kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng lạc quan như hiện tại. Số liệu khả quan về thị trường lao động Mỹ vừa được công bố là căn cứ quan trọng để Fed đưa ra quyết định của mình.
NHNN đã chủ động hơn và tiếp tục kiên định chính sách tỷ giá trung tâm, tạo tâm lý tốt cho doanh nghiệp và người dân
Fed đã nâng lãi suất USD hai lần trong năm 2018 và được cho là sớm nâng lên mức 2-2,25% khi chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng lên mức 2,9% trong tháng 7/2018, cao nhất trong 6 năm qua; tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 20 năm. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích cách làm của ông Powell, khi những quốc gia khác được hưởng lợi từ các động thái của ngân hàng trung ương trong quá trình đàm phán thương mại căng thẳng, nhưng Mỹ không nhận được sự trợ giúp nào từ Fed.
Thời hạn tham vấn ý kiến công chúng Mỹ đối với kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã kết thúc. Nhà đầu tư đang lo ngại khả năng việc áp thuế sẽ diễn ra ngay sau đó. Trong khi đó, Trung Quốc đã có thông điệp rằng, sẽ trả đũa nếu Mỹ đánh thuế thêm lên hàng hóa nước này xuất khẩu vào Mỹ.
Nhiều nhà quan sát nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng của một kịch bản chiến tranh tiền tệ. Kể từ khi Fed bắt đầu nâng lãi suất, ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng nâng lãi suất theo. Tuy việc nâng lãi suất không diễn ra trong lần Fed nâng lãi suất mới đây nhất vào tháng 6/2018, nhưng ngân hàng trung ương Trung Quốc lại giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 2 lần. Qua đó, ngân hàng trung ương nước này bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng, kết quả là nhân dân tệ giảm giá 7% trong những tuần đầu của quý III/2018.
Trong khi đó, Chủ tịch Fed phát biểu rằng: "Nếu các mức thuế quan tác động lên lạm phát trong nước, Fed sẽ hành động và tiếp tục nâng lãi suất ngắn hạn với tốc độ nhanh hơn và mức tăng lớn hơn so với dự kiến ban đầu".
Tác động ra sao đến tỷ giá?
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, áp lực tỷ giá VND/USD trong năm nay khá lớn. Nguyên nhân là giá USD trên thế giới tăng khi Fed tiếp tục tăng lãi suất; áp lực lạm phát của Việt Nam trong năm nay ở mức độ cao hơn các năm trước. Từ đầu năm đến nay, VND đã mất giá khoảng 2% so với USD. Tuy nhiên, để ổn định thị trường ngoại tệ và kiểm soát tỷ giá VND/USD, NHNN đã chủ động hơn và tiếp tục kiên định chính sách tỷ giá trung tâm, tạo tâm lý tốt hơn cho doanh nghiệp, người dân, nên tỷ giá ở mức tương đối ổn định.
Theo TS. Lực, việc Fed tăng lãi suất USD sẽ không tác động nhiều tới dòng vốn đầu tư ra vào Việt Nam, bởi mức lãi suất tăng thêm không nhiều. Về cơ bản, từ nay đến cuối năm 2018, tỷ giá VND/USD vẫn duy trì được đà ổn định.
Tỷ giá trung tâm ngày 10/9 được NHNN đẩy lên mức mới là 22.694 đồng/USD, là mức cao nhất từ trước tới nay.
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế - tài chính cũng đưa ra nhận định, tỷ giá VND/USD không có nhiều biến động mạnh sau khi Fed tăng lãi suất USD trong thời gian qua, bởi lộ trình tăng lãi suất của Fed đã được dự báo trước. NHNN cũng đã có các kịch bản trong ứng phó, điều hành linh hoạt để ổn định tỷ giá. Với việc USD tăng giá mạnh trước khi Fed tăng lãi suất và phát tín hiệu tăng nhanh trong năm 2018, NHNN liên tục tăng tỷ giá trung tâm.
Tỷ giá trung tâm ngày 10/9 được NHNN đẩy lên mức mới là 22.694 đồng/USD, tăng 8 đồng/USD so với 2 ngày trước đó, là mức cao nhất của tỷ giá trung tâm từ trước tới nay. Với biên độ /-3% đang áp dụng, tỷ giá trần cho các ngân hàng thương mại là 23.374 đồng/USD, còn tỷ giá sàn là 22.013 đồng/USD. Tại Sở giao dịch NHNN, tỷ giá tham chiếu cũng được điều chỉnh tăng 8 đồng ở chiều bán ra, lên 23.325 đồng/USD, trong khi chiều mua vẫn bất động tại mức 22.700 đồng/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá ngày 10/9 khá ổn định so với cuối tuần trước. Vietcombank, BIDV báo giá USD ở mức 23.260 - 23.340 đồng/USD (mua vào - bán ra); Techcombank và Eximbank cùng là 23.240 - 23.340 đồng/USD, ở Sacombank là 23.329 - 23.351 đồng/USD - cũng là mức cao nhất trong hệ thống. Trong khi đó, trên thị trường tự do, USD có dấu hiệu giảm giá rõ rệt, chỉ còn quanh mức 23.420 - 23.450 đồng/USD - là các mức thấp nhất ghi nhận trong 3 tuần trở lại đây.
Để tránh rủi ro trong việc sử dụng vốn ngoại tệ, các nhà phân tích kinh tế - tài chính khuyến nghị, doanh nghiệp nên đa dạng hóa các loại tiền để thanh toán, thay vì chỉ sử dụng USD. Đồng thời, doanh nghiệp nên phối hợp với ngân hàng để sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các công cụ phái sinh mà một số doanh nghiệp xuất, nhập khẩu đã dùng.
Vân Linh
(Theo Informoney)
Giá đất "nhảy múa", ngân hàng siết cho vay Cho vay bất động sản từng được nhiều ngân hàng thương mại xem như "gà đẻ trứng vàng". Nhưng nay với những dấu hiệu cho thấy dòng vốn đang chảy mạnh vào lĩnh vực này cũng như các đợt "sốt đất", nhiều ngân hàng đã siết chặt hơn. Ngân hàng e dè Nếu như vài năm trước, cho vay bất động sản (BĐS)...