FED liên tục tăng lãi suất, liệu lãi suất VND có tăng theo?
Nếu như trước đây, chỉ có các ngân hàng nhỏ và một số ngân hàng tầm trung tăng lãi suất thì trong mùa huy động vốn cuối năm nay đã có sự góp mặt của các ngân hàng lớn. Câu hỏi đặt ra là, liệu sức ép của tỷ giá USD có buộc các ngân hàng phải nâng mặt bằng lãi suất lên, nhất là trong bối cảnh Fed đã và sẽ tiếp tục nâng lãi suất USD?
Lãi suất tăng trên diện rộng
Là ngân hàng kiên định mức lãi suất thấp nhất toàn hệ thống suốt hơn 1 năm trở lại đây nhưng mới đây, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức vào cuộc tăng lãi suất huy động. Theo đó, lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn của ngân hàng này đều nhích tăng 0,1-0,2%.
Cụ thể, với kỳ hạn 1-2 tháng tăng thêm 0,2% lên 4,3%/năm; kỳ hạn 6 tháng cũng tăng 0,2% lên 5,3%. Kỳ hạn 3 tháng và 9 tháng giữ nguyên, lần lượt là 4,6%/năm và 5,5%/năm. Kỳ hạn 12 tháng tăng 0,2% lên 6,6%. Đối với các kỳ hạn 24-60 tháng, lãi suất đồng loạt được nâng thêm 0,1%, ở cùng mức 6,6% thay vì 6,5% so với trước đó.
Trong khi đó, Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) sau khi giảm nhẹ lãi suất hồi tháng 7 thì đến cuối tháng 9 cũng đã nâng lãi suất thêm từ 0,1-0,4%/năm tùy từng kỳ hạn. Theo đó, kỳ hạn 1 tháng ở ngân hàng này đang có mức lãi suất 5%/năm đối với hình thức tiền gửi tiết kiệm tại quầy với số dư dưới 5 tỷ đồng và thêm 0,1% đối với các khách hàng gửi số tiền lớn hơn. Mức lãi suất cao nhất VPBank đang áp dụng là 7,2%/năm, cao hơn so với mức 7,1%/năm trước đó.
Trước đó, hàng loạt các ngân hàng lớn như VietinBank, BIDV, Agribank cũng đã điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất một số kỳ hạn. Điều này cho thấy, mặt bằng lãi suất huy động cuối năm đã tăng trên diện rộng, không còn đơn lẻ như trước đây.
Hầu hết các ngân hàng đã điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất huy động
Lý giải điều này, chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS Cấn Văn Lực cho rằng, có 3 lý do cơ bản. Thứ nhất là 9 tháng đầu năm tăng trưởng huy động vốn chậm hơn tăng trưởng tín dụng, vì vậy các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn để đảm bảo cân bằng hơn. Thứ hai là chuẩn bị cho yếu tố mùa vụ khi quý IV hàng năm nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng cao. Thứ ba là các ngân hàng đang phải chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu Thông tư 19, quy định từ đầu năm 2019 các ngân hàng chỉ được sử dụng 40% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, thay vì 45% như hiện nay.
Video đang HOT
Lãi suất VND có phải “cạnh tranh” với USD?
Một số chuyên gia cho rằng, việc các ngân hàng tăng lãi suất thời gian qua là có chịu một phần tác động của việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất USD mới đây và dự kiến sẽ tăng thêm 1 lần nữa từ nay đến cuối năm.
Theo đó, khi lãi suất đồng USD tăng thì các ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất huy động VND để duy trì sức hấp dẫn của đồng nội tệ nhằm hạn chế tình trạng chuyển tiền gửi từ VND sang USD. Hai là, động thái của FED cũng có nghĩa mặt bằng lãi suất chung của thế giới đã tăng, do đó, nếu không tăng lãi suất VND có thể dẫn đến tình trạng có dòng vốn dịch chuyển từ trong nước ra nước ngoài để hưởng lãi suất cao.
Tuy nhiên, TS Cấn Văn Lực cho rằng nhân tố này không ảnh hưởng đáng kể. Ông cho rằng việc FED tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến lãi suất quốc tế của đô la Mỹ, từ đó đẩy lãi suất cho vay đô la Mỹ của Việt Nam tăng lên. “Trong năm nay, lãi suất USD đã tăng đâu đó khoảng 0,75 – 1% trong năm nay rồi. Điều này không quá đáng lo vì cho vay ngoại tệ tại Việt Nam mới chiếm khoảng 8% tổng dư nợ” – vị chuyên gia nói.
Về lo ngại dịch chuyển dự trữ tiền đồng sang USD, TS Cấn Văn Lực cho rằng sẽ khó xảy ra. “Hiện lãi suất 0%, mức độ chênh lệch với lãi suất VND khoảng 7 – 8%. Nếu tính lạm phát khoảng 4%, cộng với mất giá tiền đồng so với USD khoảng 2,5-3% thì gửi tiền đồng đâu đó vẫn có lợi hơn, và đặc biệt là sẽ tiện lợi hơn trong giao dịch ngân hàng. Vì vậy, chắc chắn sẽ không nhiều người chuyển từ gửi VND sang USD” – ông phân tích.
Vì vậy, theo vị chuyên gia này, lãi suất từ nay đến cuối năm và sang đầu năm tới về cơ bản sẽ ổn định. Nếu có “nhấp nhổm” thì cũng do yếu tố mùa vụ và nhu cầu vốn từng ngân hàng, chứ không tăng quá cao theo đà tăng lãi suất của FED.
Hà Loan
Theo anninhthudo.vn
Đồng tiền châu Á rơi rụng
Các nền kinh tế mới nổi châu Á đang lo ngại bóng ma khủng hoảng 1997 sẽ quay lại trước đà lao dốc của đồng nội tệ.
"Điều khủng khiếp"
Có nhiều cách để bảo vệ đồng nội tệ. Ayam Geprek Juara, một chuỗi nhà hàng Indonesia phục vụ món gà rán, đã cung cấp các suất ăn miễn phí trong tháng 9.2018 cho những khách hàng chứng minh họ đã bán đồng USD đổi lấy rupiah trong ngày hôm đó. Nhà hàng này đã cung cấp hơn 80 suất ăn như vậy cho những "chiến binh bảo vệ đồng rupiah" này, theo Reuters.
Có lẽ, Ayam Geprek Juara cũng nên đưa ra đề xuất như vậy cho các nhân viên của Ngân hàng Trung ương Indonesia. Để bảo vệ đồng rupiah, cơ quan này đã và đang bán ra hàng tỉ USD dự trữ ngoại hối, vốn đã giảm từ mức hơn 125 tỉ USD trong tháng 1.2018 còn chưa tới 112 tỉ USD trong tháng 8.
Mặc cho đã bán ra hàng tỉ USD và đã có 4 lần tăng lãi suất kể từ tháng 5.2018, nhưng đồng rupiah vẫn đã mất gần 10% giá trị so với USD tính từ đầu năm đến nay, chạm mức thấp đã từng được chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998.
Đồng rupee của Ấn Độ còn rơi rụng mạnh hơn thế, đạt mức thấp kỷ lục so với đồng USD. Thậm chí ở những quốc gia châu Á mà đồng nội tệ vẫn còn đứng vững thì các thị trường chứng khoán ở những nước đó cũng lao dốc. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã giảm 20% từ cuối tháng 1 đến ngày 12.9.2018. Các thị trường chứng khoán ở đại lục Trung Quốc cũng loạng choạng.
Một người trở về từ sao Hỏa chắc hẳn sẽ cho rằng điều gì rất khủng khiếp đã xảy ra tại châu Á, theo đánh giá của Chris Wood thuộc hãng môi giới CLSA. Nhưng thực ra, các nền kinh tế mới nổi tại châu Á đang tận hưởng một thời kỳ vui vẻ với tăng trưởng cao và giá cả tiêu dùng ổn định (chỉ mỗi Pakistan vướng cả hai mối lo là thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khóa). Bằng chứng là GDP của Ấn Độ đã tăng trưởng hơn 8% trong quý vừa qua. Kinh tế Indonesia tăng trưởng hơn 5% và Trung Quốc cũng tăng trưởng hơn 6% như xưa nay vẫn thế.
Dù rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã khiến cho các doanh nghiệp ở đại lục Trung Quốc và Hồng Kông cảm thấy bất an, nhưng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ vẫn tăng trưởng hơn 13% trong tháng 8 và hội chợ thương mại Canton vẫn nhộn nhịp nhất trong 6 năm qua, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
Nhiều khách hàng Mỹ rõ ràng rất hăm hở đi mua hàng trước khi các mức thuế quan bắt đầu được áp trên diện rộng hơn. Một số nước láng giềng của Trung Quốc như Việt Nam tin rằng họ có thể hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng cách chào đón những nhà sản xuất muốn di dời khỏi Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế quan.
Ấn Độ và Indonesia phần lớn được cách ly khỏi những tác động của cuộc chiến tranh thương mại, nhờ vào nhu cầu nội địa mạnh. Nhưng lợi thế sức cầu mạnh này lại khiến họ dễ bị tổn thương trước 2 mối nguy khác: giá dầu cao hơn và chính sách siết chặt tiền tệ không thương tiếc của Mỹ.
Hóa đơn nhập khẩu dầu mỏ của Ấn Độ trong 5 tháng qua đã cao hơn 50% so với cách đây 1 năm. Thâm hụt tài khoản vãng lai có thể sẽ lên tới 3% GDP trong năm tài chính này (kết thúc vào tháng 3), theo một số dự báo. Indonesia cũng có thể rơi vào nguy cơ tương tự.
Những thiếu hụt này có thể dễ dàng được bù đắp nếu các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn hứng thú với các thị trường mới nổi châu Á. Nhưng tiếc là họ đã không còn hào hứng như trước. Bởi lẽ, khi lãi suất ở Mỹ đã tăng lên, các thị trường mới nổi ngày càng trở nên kém sinh lợi và kém an toàn trong mắt họ.
Để đối phó, Chính phủ Ấn Độ đang thực hiện nới lỏng các chính sách thuế và quy định pháp luật để thu hút vốn nước ngoài nhiều hơn và nhập ít hàng ngoại hơn. Chẳng hạn, Ấn Độ đã quyết định ngưng nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu.
Trong khi đó, Chính phủ Indonesia đang khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước pha loãng nhiên liệu nhập khẩu với nhiên liệu sinh học, được chiết xuất từ dầu cọ trong nước. Indonesia cũng đã hoãn các dự án hạ tầng lớn và tăng thuế quan nhập khẩu đối với hơn 1.000 loại mặt hàng, trong đó có nước hoa, nước sốt cà chua.
Ký ức khủng hoảng 1997
Dẫu vậy, các mối nguy vẫn bủa vây. Indonesia lo ngại nợ bằng ngoại tệ sẽ khó kiềm chế hơn trong bối cảnh đồng rupia yếu hơn. Các món nợ này đã lên tới khoảng 28% GDP. Hơn nữa, khoảng 40% trái phiếu chính phủ bằng đồng rupiah được nắm giữ bởi khối ngoại, theo Joseph Incalcaterra, chuyên gia kinh tế trưởng về khu vực ASEAN thuộc Ngân hàng HSBC. "Rủi ro tháo chạy dòng tiền là rất lớn", ông đúc kết. Và đó cũng là một lý do vì sao Indonesia đã tăng lãi suất nhanh hơn so với Ấn Độ.
Cả hai nước cũng lo ngại đồng tiền giảm giá sẽ càng kích thích đà giảm giá sâu hơn nữa. Sau khi chống đỡ đà lao dốc của đồng rupiah vào năm 2013, ông Chatib Basri, Bộ trưởng Tài chính của Indonesia khi đó, nhận định, đồng tiền lao dốc mạnh đã làm khơi dậy ký ức kinh hoàng của cuộc khủng hoảng năm 1997 và khiến cho nhà đầu tư hoảng loạn. Chắc chắn các nền kinh tế mới nổi châu Á sẽ không muốn ký ức này tái diễn trong tương lai
(Theo The Economist)
Đồng USD tăng giá, diễn biến giá vàng cuối năm hết sức khó lường? Theo chuyên gia ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa tăng lãi suất cơ bản từ 2-2,25%/năm khiến nhu cầu đồng USD tăng mạnh, đồng thời gây áp lực khiến vàng giảm giá trị. Chưa kể, thị trường cũng dự báo sẽ có một lần tăng lãi suất nữa trong năm nay nên giá vàng cuối...