Fed không vội hạ lãi suất khi nền kinh tế mạnh
Trong phát biểu ngày 14/11, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) Jerome Powell nói rằng tăng trưởng kinh tế được duy trì, thị trường việc làm vững chắc và lạm phát vẫn ở trên mức mục tiêu 2% có nghĩa Fed không cần vội vàng trong việc hạ lãi suất.
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ông Powell khẳng định rằng ông và các nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn cho rằng lạm phát đang giảm ổn định về mức 2%, cho phép Fed dần chuyển hướng chính sách tiề.n tệ sang một môi trường trung lập hơn mà không làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nhưng lãi suất trung lập ở mức nào trong môi trường hiện tại và Fed có thể nỗ lực nhanh đến đâu trong việc đạt được điều này vẫn còn chưa rõ ràng. Các quan chức Fed đán.h giá cả về tình hình hiện tại của nền kinh tế và tác động của các chính sách sắp tới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, từ tăng thuế đến giảm lao động nhập cư, đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Ông Powell nói, tính đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế không phát đi những tín hiệu đòi hỏi Fed phải sớm cắt giảm lãi suất và ngược lại, Fed sẽ đi chậm lại nếu các số liệu cho phép. Tình hình nền kinh tế hiện giúp Fed có thể đưa ra các quyết định một cách thận trọng.
Fed đã hạ lãi suất xuống mức 4,5-4,75% tại cuộc họp vào tuần trước. Tính đến tháng 9/2024, giới chức Fed dự kiến lãi suất sẽ giảm xuống 2,9% vào năm 2026, trong khi các nhà đầu tư nhận định lãi suất vẫn ở mức cao là 3,9%.
Ông Powell nói rằng cần thời gian để đán.h giá tác động có thể có thể từ đề xuất về thuế và các đề xuất khác được đưa ra trong chiến dịch tranh cử của ông Trump và điều này sẽ không rõ ràng cho đến khi có các quy định hoặc sắc lệnh hành chính mới được phê chuẩn hoặc ban hành.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các điều kiện kinh tế hiện nay đã khác so với khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên cách đây 8 năm, khi lạm phát, tăng trưởng và năng suất đều thấp hơn. Ông nói hiệu suất gần đây của nền kinh tế Mỹ là tốt nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào trên thế giới.
Các yếu tố tích cực của nền kinh tế như tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp 4,1%, tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 2,5% vẫn cao hơn ước tính của Fed về tiềm năng cơ bản, chi tiêu tiêu dùng được đảm bảo nhờ thu nhập khả dụng tăng và đầu tư kinh doanh được tăng cường.
Tuy nhiên, các số liệu lạm phát chính vẫn ở trên mức mục tiêu. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10/2024 vẫn chưa được công bố, nhưng ông Powell cho biết số liệu gần đây liên quan đến chỉ số này cho thấy PCE không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng tăng ở mức 2,8% trong tháng trước, đán.h dấu tháng thứ tư liên tiếp tiến triển về lạm phát đã bị đình trệ.
Fed sử dụng chỉ số PCE toàn phần để đặt mục tiêu lạm phát 2%. Ông Powell cho biết chỉ số có thể tăng khoảng 2,3% trong tháng 10/2024.
Các nhà giao dịch vẫn kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm tại cuộc họp ngày 17-18/12 và ông Powell cho biết ngân hàng trung ương vẫn đặt niềm tin vào việc lạm phát tiếp tục giảm.
Giới chức Fed nhận định về vấn đề hạ lãi suất
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng mức lãi suất cao hiện nay của Fed đang phát huy tác dụng kiềm chế lạm phát, theo đó ông cảnh báo việc hạ lãi suất quá sớm có thể gây hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế Mỹ.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp tối 3/4, ông Jerome Powell cho biết các nhà hoạch định chính sách sẽ phải mất một thời gian để đán.h giá tình trạng lạm phát hiện tại trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Ông Powell đưa ra ý kiến trên 2 tuần sau khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang của Mỹ (FOMC) quyết định giữ nguyên phạm vi lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% - được ấn định kể từ tháng 7/2023, đồng thời là mức cao nhất trong 23 năm qua - nhằm mục tiêu đưa lạm phát về mức mục tiêu dài hạn 2%.
Tháng trước, các nhà hoạch định chính sách cũng đã phác thảo 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay và thị trường tài chính đang mong đợi đợt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6 tới. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed nhấn mạnh những rủi ro hiện nay đối với nền kinh tế Mỹ, theo đó sẽ có những hậu quả tiêu cực nếu các nhà hoạch định chính sách cắt giảm lãi suất quá nhanh hoặc quá chậm. Ông Powell nêu rõ: "Rủi ro của việc điều chỉnh lãi suất quá sớm là lạm phát sẽ tăng và sẽ khá khó khăn để chúng ta có thể quay trở lại".
Trong những tháng đầu năm nay, lạm phát của Mỹ gia tăng, trong khi cả nền kinh tế và thị trường lao động đều có dấu hiệu phục hồi.
Giám đốc Fed khu vực Atlanta - ông Raphael Bostic cho rằng với tình hình hiện tại của nền kinh tế Mỹ, Fed chỉ nên cắt giảm lãi suất một lần trong năm nay và nên thực hiện ở quý cuối cùng. Ông Bostic nhận định "lạm phát thực sự sẽ giảm dần trong suốt năm 2024" và Fed có thể sẽ không đạt được mục tiêu dài hạn 2% trước đầu năm 2026.
Fed đối mặt với sự suy giảm ảnh hưởng toàn cầu Fed đang phải đối mặt với sự suy giảm ảnh hưởng toàn cầu. Cấu trúc của nền kinh tế thế giới đã thay đổi, khi Mỹ và các đồng minh chiếm tỷ trọng nhỏ hơn... Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại Washington DC. Ảnh: Kyodo/TTXVN Vào những năm 1990 và đầu những năm 2000, các thị trường chứng khoán khắp...