Fed giữ nguyên lãi suất, giới đầu tư phản ứng thận trọng
Phố Wall đóng cửa ít thay đổi trong phiên thứ Tư (29/1) khi kết quả kinh doanh khả quan của một số tập đoàn giúp cân bằng các thông tin tiêu cực.
Ảnh: AFP
Trong cuộc họp đầu tiên của năm 2020 kết thúc chiều thứ Tư (29/1), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 1,5 – 1,75%/năm khi cho rằng, nền kinh tế vẫn tăng trưởng vừa phải, thị trường lao động mạnh mẽ và không có tín hiệu nào về việc thay đổi mức lãi suất hiện tại trong tương lai.
“Chúng tôi tin rằng, chính sách tiền tệ hiện tại là phù hợp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, thị trường lao động mạnh mẽ và lạm phát trở lại mục tiêu 2% như mục tiêu chúng tôi đặt ra”, ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp.
Người đứng đầu Fed cũng lưu ý các dấu hiệu cho thấy, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang ổn định và nguy cơ bất ổn xung quanh chính sách thương mại đang giảm dần. Đây là 2 yếu tố chính mà Fed căn cứ vào để điều chỉnh chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, ông Powell cũng cho rằng, những vấn đề bất ổn với nền kinh tế vẫn còn, bao gồm yếu tố mới xuất hiện là virus corona. Sự bùng phát của loại virus mới này giống như dịch cúm cách đây 10 năm, có thể làm nền kinh tế thứ 2 thế giới chậm lại, qua đó ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu.
Quyết định của Fed dường lúc đầu dường như không ảnh hưởng nhiều tới thị trường do đã nằm trong dự đoán trước đó. Các chỉ số chính của phố Wall lúc đầu có mức tăng khá tốt nhờ sự hỗ trợ từ kết quả kinh doanh khả quan của Apple, Boeing, General Electric.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những lưu ý của ông Powell trong cuộc họp báo sau đó khiến nhà đầu tư giật mình, đẩy các chỉ số chính của phố Wall lùi sâu xuống dưới tham chiếu. Dù vậy, Dow Jones và Nasdaq vẫn kịp trở lại trên tham chiếu trước khi đóng cửa, còn S&P 500 thiếu chút may mắn.
Kết thúc phiên 29/1, chỉ số Dow Jones tăng 11,60 điểm ( 0,04%), lên 29.734,45 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,84 điểm (-0,09%), xuống 3.273,40 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 5,48 điểm ( 0,06%), lên 9.275,16 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, kết quả kinh doanh khả quan của Banco Santander và Safran giúp các thị trường giữ được sắc xanh trong bối cảnh nỗi lo sự bùng phát của virus corona đang lan rộng trong nhà đầu tư.
Một thông tin khác đáng chú ý với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Âu là Nghị viện châu Âu đã chính thức thông qua thỏa thuận để Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Như vậy, thứ Sáu sẽ đánh dấu mốc chính thức Anh rời EU.
Kết thúc phiên 29/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 2,88 điểm ( 0,04%), lên 7.483,57 điểm. Chỉ số DAX tăng 21,31 điểm ( 0,16%), lên 13.345,00 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 29,07 điểm ( 0,49%), lên 5.954,89 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc hồi phục trở lại sau 2 phiên lao dốc mạnh trước đó, thì chứng khoán Hồng Kông lại lao dốc xuống mức thấp nhất 7 tuần trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch do lo lắng về sự bùng phát của virus corona.
Kết thúc phiên 29/1, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 163,69 điểm ( 0,71%), lên 23.379,40 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 789,01 (-2,82%), xuống 27.160,63 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 8,56 điểm ( 0,39%), lên 2.185,28 điểm.
Trên thị trường vàng, sau khi giảm trong đầu phiên Á, giá vàng đã dần hồi phục trở lại sau đó và leo lên mức cao nhất ngày cuối phiên Mỹ, trước khi hạ nhiệt nhẹ lúc đóng cửa.
Kết thúc phiên 29/1, giá vàng giao ngay tăng 9,6 USD ( 0,61%), lên 1.576,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 0,6 USD ( 0,04%), lên 1.570,4 USD/ounce.
Giá dầu thô giằng co và đóng cửa trái chiều nhau, nhưng mức biến động không lớn trong phiên thứ Tư.
Kết thúc phiên 29/1, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,15 USD (-0,28%), xuống 53,33 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,30 USD ( 0,50%), lên 59,81 USD/thùng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm
Chiều 15/1, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm, giữa lúc các nhà đầu tư tập trung chú ý tới thỏa thuận thương mại "Giai đoạn một" mà Mỹ và Trung Quốc sắp ký kết.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm chiều 15/1 . Ảnh: Reuters
Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,5% xuống 23.916,58 điểm, chỉ số Hang Seng của Hong Kong mất 0,6%, xuống còn 28.706,06 điểm và chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải sụt 0,5%, xuống 3.090,04 điểm. Thị trường chứng khoán Seoul và Singapore giảm 0,4%, trong khi các thị trường Mumbai, Đài Bắc, Bangkok, Jakarta và Manila đều giảm điểm, chỉ có thị trường Sydney và Wellington tăng điểm.
Các nhà đầu tư đã có được tâm trạng lạc quan khi căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang dần hạ nhiệt. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo hai bên sẽ chưa thể xúc tiến các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại giai đoạn hai trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 11 năm nay.
Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ Myron Brilliant ngày 13/1 nhận định thỏa thuận thương mại giai đoạn một dự kiến được Mỹ và Trung Quốc ký trong ngày 15/1 sẽ ngừng làm tì-nh hình hai nước trở nên xấu đi, song chưa chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai bên. Ông Brilliant cảnh báo các thách thức lớn vẫn tồn tại.
Tại thị trường trong nước kết thúc phiên giao dịch ngày 15/1, chỉ số VN - Index tăng nhẹ 0,56 điểm lên 967,56 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 150 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 3.139,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 125 mã tăng giá, 70 mã đứng giá và 188 mã giảm giá.
HNX - Index giảm 0,17 điểm xuống 103,19 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 24,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 306,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 41 mã tăng giá, 64 mã đứng giá và 73 mã giảm giá.
Vân Anh (Theo AFP)
Apple lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ châu Á hưởng lây Nhiều chỉ số lớn trên thị trường chứng khoán châu Á đều "bơi" vào vùng tích cực trong phiên giao dịch 10/1 sau khi căng thẳng Mỹ - Iran dịu đi và chứng khoán Mỹ thiết lập đỉnh mới. Ngược sóng với khu vực, chứng khoán Trung Quốc đại lục chiều nay 10/1 "tụt ga" với chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Composite...