FED: Dư thừa dầu mỏ toàn cầu sẽ kéo dài đến năm 2021
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( FED) chi nhánh thành phố Dallas, Robert Kaplan ngày 29/5 nhận định, tình trạng dư thừa dầu mỏ toàn cầu sẽ kéo dài đến ít nhất năm 2021 hoặc lâu hơn nữa nếu kinh tế phục hồi yếu hơn dự kiến do đại dịch Covid-19.
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ chi nhánh Dallas Robert Kaplan.
Phát biểu trước báo giới, ông Kaplan nói: “Có thể phải đến nửa sau năm 2021, tùy thuộc vào tăng trưởng kinh tế, mới có thể sử dụng hết lượng dầu dư thừa trên toàn cầu hiện nay. Trong trường hợp kinh tế tăng trưởng chậm hơn, tình trạng này có thể còn kéo dài đến năm 2022″.
Các tác động tiêu cực của dịch bệnh đến kinh tế, các biện pháp phong tỏa đi lại và tình trạng thất nghiệp diện rộng đã góp phần khiến dầu mất giá 45% kể từ đầu năm, xuống mức thấp hơn cả chi phí sản xuất.
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất dầu khí Mỹ đã tiến hành cắt giảm sản lượng xuống mức mà ông Kaplan dự báo sẽ chỉ còn 10,8 triệu thùng/ngày vào tháng 12, thấp hơn năm ngoái khoảng 2 triệu thùng/ngày.
Video đang HOT
Các công ty năng lượng giảm trung bình 1/3 chi tiêu của năm 2020, trong khi cắt giảm nhân công hàng loạt xảy ra trong toàn bộ ngành này.
Hồi đầu tháng này, nhà cung cấp dịch vụ Halliburton thông báo sẽ cắt giảm 22% nhân viên tại trụ sở chính của công ty, đợt cắt giảm mạnh nhất trong các chi nhánh của công ty này ở Mỹ. Trong khi đó, công ty dầu mỏ lớn thứ 2 của Mỹ là Chevron ngày 27/5 cũng thông báo với nhân viên về việc cắt giảm 15% lao động của công ty trên toàn cầu trong những tháng tới.
Theo ông Kaplan, các công ty nhỏ hơn và những công ty không thể trả nợ sẽ không thể tồn tại. Ông cũng cảnh báo rằng, sau những đợt cắt giảm mạnh lực lượng lao động, việc đưa mọi người trở lại làm việc không phải là chuyện dễ dàng.
“Đây từng là một thách thức trong quá khứ và có thể còn là thách thức trong tương lai”, vị quan chức FED đưa ra cảnh báo.
Giá dầu tiếp tục trượt dốc, xuống sát 30 USD/thùng khi dịch bệnh đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu
Giá dầu tiếp tục sụt giảm vào hôm nay 16/3 do việc cắt giảm lãi suất khẩn cấp của Fed đã không thể làm dịu đi thị trường tài chính toàn cầu đang hoảng loạn vì sự lây lan nhanh chóng của virus Covid-19.
Dầu thô Brent loại LCOc1 sáng nay giảm 1,83 USD xuống còn 32,02 USD/thùng, kéo dài sự sụt giảm hơn 20% vào tuần trước. Dầu thô West Texas Intermediate (WTI) giao tháng 4/2020 cũng giảm 4,8% xuống còn 30,22 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York. Giá dầu thô của Mỹ vẫn giảm mặc dù Tổng thống Trump đã cam kết sẽ lấp đầy kho dự trữ lượng dầu chiến lược lên mức cao nhất.
Trong tuần trước, giá dầu Brent cũng đã giảm 25% - mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008; trong khi dầu WTI giảm 23% - cũng là mức giảm nhiều nhất trong 12 năm qua.
Thị trường dầu đã chịu áp lực mạnh mẽ từ cả hai mối lo ngại về nhu cầu giảm sút do dịch bệnh và cung vượt cầu sau khi nhà xuất khẩu hàng đầu Ả Rập Xê Út tăng sản lượng và giảm giá để tăng doanh số cho người tiêu dùng ở châu Á và châu Âu.
Michael McCarthy, chiến lược gia thị trường tại CMC tại Sydney cảnh báo, khi các chính phủ trên toàn cầu tăng cường nỗ lực ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại về sức khỏe và kinh tế gây ra bởi virus Covid-19, các nhà đầu tư cần cảnh giác hơn trước các phản ứng của ngân hàng trung ương hơn.
Ông Michael cho biết thêm, những động thái cực đoan và biến động cao hơn đang diễn ra cho thấy các giao dịch sẽ tiếp tục trở nên khó khăn.
Hoạt động trì trệ do virus gây ra đang bị ảnh hưởng bởi "trận lũ" cung dầu có thể sẽ tăng mạnh vào tháng 4 khi các nhà sản xuất hàng đầu Ả Rập Xê Út và Nga cam kết sẽ đẩy mạnh sản xuất. Vương quốc ở Trung Đông này đã nhân đôi cuộc chiến giành thị phần vào tuần trước bằng cách gia tăng đột ngột cung dầu thô ở châu Âu, thị trường truyền thống của Nga, làm suy yếu khả năng có thể hòa giải của 2 quốc gia này.
Sự sụt giảm nghiêm trọng của dầu mỏ đã làm ảnh hưởng mạnh tới thương mại ở châu Á vào sáng ngày 16/3. David Lennox, nhà phân tích tài nguyên tại Fat Prophets cho biết, thị trường đang cố gắng cân nhắc về hiệu quả các biện pháp của chính phủ và ngân hàng trung ương, dẫn đầu là Fed trong việc hỗ trợ nền kinh tế và thực tế là tình hình tồi tệ hơn nhiều so với tất cả chúng ta nghĩ. Một sự hoảng loạn lớn đang bao trùm thị trường.
Hợp đồng dầu tương lai tại London tiếp tục giảm 6% sau khi giảm 25% vào tuần trước - mức giảm hàng tuần lớn nhất của thị trường kể từ năm 2008. Các lệnh hạn chế đi lại trên toàn cầu đã được thắt chặt hơn vào cuối tuần qua trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus càng khiến cho nhu cầu dầu toàn cầu giảm xuống mức thấp kỷ lục. Trong đó có việc Mỹ mở rộng lệnh cấm du lịch với Anh và Ireland, Úc cho biết bất cứ ai vào nước này đều phải tự cách ly trong hai tuần, Tây Ban Nha đặt lệnh đóng cửa đất nước và Pháp đóng cửa các quán cà phê và nhà hàng.
Các cú sốc cung và cầu cùng lúc tấn công thị trường dầu mỏ dường như chiếm ưu thế hơn so với những nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Hôm 15/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed mới đây đã tuyên bố hạ lãi suất của Mỹ xuống gần mức 0%, dao động trong khoảng từ 0 - 0,25% và sẽ tăng nắm giữ trái phiếu ít nhất 700 tỷ USD. Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump hôm 13/3 tuyên bố chính phủ Mỹ sẽ tăng mua dầu để lấp đầy kho dự trữ chiến lược.
Tham khảo: Reuters, Bloomberg
Theo Nhịp Sống Việt
Kinh tế cận kề suy thoái? Xác xuất kinh tế Mỹ suy thoái xảy ra vào năm 2020 đang tăng lên mức cao nhất kế từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ảnh: theweek.co.uk Các lần khủng khoảng kinh tế thế giới trước đây đều dính dáng đến các nguyên nhân xuất phát từ nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ. Do đó, không chỉ Việt Nam...