FED cảnh báo bất ổn kinh tế gia tăng
Ngày 5/7, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cảnh báo bất ổn kinh tế trong nước và toàn cầu đã gia tăng trong những tháng gần đây, do đó ngân hàng trung ương này sẽ “hành động phù hợp” để duy trì sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Cục dự trữ liên bang Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo đệ trình Thượng viện Mỹ, FED cho biết, kể từ đầu tháng 5 vừa qua, chiều hướng thông tin dự báo về hoạt động và sự cân bằng của nền kinh tế đã trở nên ảm đạm hơn, trong khi mức độ không chắc chắn về triển vọng kinh tế lại gia tăng. FED nhấn mạnh các chỉ số tăng trưởng của nhiều nền kinh tế trên thế giới đã không đạt được như mong đợi, làm dấy lên các lo ngại về sức mạnh của kinh tế toàn cầu.
Cũng theo các chuyên gia FED, các đại biểu tham dự cuộc họp Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của FED, hồi tháng trước đã “chỉnh sửa các báo cáo đánh giá cá nhân” về lộ trình lãi suất trong tương lai. Phát biểu sau cuộc họp này, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết ngân hàng này sẽ “hành động phù hợp” để duy trì đà tăng trưởng kinh tế.
Dự kiến, vào ngày 10-11/7 tới, ông Powell sẽ điều trần trước Ủy ban Ngân hàng, Nhà ở và Đô thị Thượng viện về Báo cáo chính sách tiền tệ công bố 2 lần/năm nói trên.
Video đang HOT
Báo cáo của FED được đưa ra cùng ngày Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu về việc làm trong tháng 6/2019, theo đó nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 224.000 việc làm mới, một kết quả nằm ngoài dự báo của giới chuyên gia. Giới phân tích nhận định số liệu lạc quan này sẽ giảm khả năng FED cắt giảm lãi suất trong cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 30-31/7 tới.
Trước đó, ngày 19/6, FOMC đã quyết định duy trì lãi suất cơ bản ở mức từ 2,25-2,5%. Đây là lần thứ tư trong năm nay FED không thay đổi lãi suất và ngân hàng này đang phát tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất như Tổng thống Mỹ mong muốn.
Trong 3 năm qua, FED đã nâng lãi suất 9 lần khi nền kinh tế phục hồi và giúp hàng triệu người dân Mỹ có việc làm trở lại. Các quan chức của FED nhiều lần nói rằng họ dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Tuy nhiên, tranh chấp thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc đã “phủ mây đen” lên các thị trường toàn cầu kể từ khi bắt đầu và làm gia tăng những lo ngại về suy thoái kinh tế. Các chính sách thuế quan quyết liệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm lung lay niềm tin, giữa lúc một số ngân hàng trung ương đã bắt đầu nhận thấy không khí ảm đạm đang bao trùm.
Thùy An
Theo baotintuc.vn
Ông Trump cáo buộc châu Âu và Trung Quốc "thao túng tỷ giá"
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/7 cáo buộc châu Âu và Trung Quốc thao túng tỷ giá, khiến giới phân tích lo ngại Washington sắp có một động thái đáp trả nào đó.
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: EPA.
Trong một dòng trạng thái (tweet) trên mạng xã hội Twitter, ông Trump nói châu Âu và Trung Quốc đang chơi một "trò chơi lớn về thao túng tỷ giá". Cáo buộc này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông Trump đạt thỏa thuận hòa hoãn thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo hãng tin Bloomberg, ông Trump có vẻ như không chỉ cảnh báo suông. Dòng tweet của ông còn kêu gọi: "Hãy đáp trả, hoặc tiếp tục làm bù nhìn khoanh tay đứng nhìn các quốc gia khác chơi trò chơi của họ".
Các chiến lược gia hiện đang cân nhắc khả năng Bộ Tài chính Mỹ có một động thái can thiệp nào đó để làm tỷ giá đồng USD yếu đi.
Mỹ chưa hề can thiệp vào thị trường ngoại hối kể từ năm 2011 đến nay. Vào năm 2011, Mỹ can thiệp vào thị trường ngoại hối như một phần trong nỗ lực quốc tế ứng phó với sự tăng giá chóng mặt của đồng Yên sau thảm họa động đất-sóng thần ở Nhật Bản.
Gần đây, ông Trump liên tục phàn nàn về tỷ giá đồng USD mạnh, thậm chí sau khi Mỹ không dán nhãn thao túng tỷ giá lên Trung Quốc trong báo cáo tiền tệ mà Bộ Tài chính Mỹ công bố hồi cuối tháng 5.
"Nỗi ám ảnh (của ông Trump) về thao túng tỷ giá đồng nghĩa với việc chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ điều gì có thể xảy ra", chiến lược gia ngoại hối Bipan Rai thuộc CIBC nhận xét. "Bộ Tài chính Mỹ từ rất lâu đã không can thiệp để làm suy yếu tỷ giá USD, nhưng chúng ta cũng không nên ngạc nhiên nếu điều này thay đổi dưới thời ông Trump".
Năm nay, chỉ số Bloomberg Dollar Index - một thước đo sức mạnh đồng USD - đã giảm khoảng 0,4%, sau khi tăng 3,2% trong 2018. Tuy nhiên, nếu sử dụng thước đo dựa trên tỷ trọng thương mại của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), thì đồng USD hiện không thấp hơn là mấy so với mức tỷ giá mạnh nhất kể từ năm 2002. Về lý thuyết, đồng USD mạnh khiến hàng hóa xuất khẩu của Mỹ khó cạnh tranh hơn ở nước ngoài.
Theo ông Rai, khả năng Bộ Tài chính Mỹ can thiệp vào thị trường ngoại hối sẽ tăng lên nếu FED không giảm lãi suất trong cuộc họp vào cuối tháng này. Trong nhiều tháng qua, ông Trump đã liên tục gây sức ép đối với Chủ tịch FED Jerome Powell nhằm buộc FED phải hạ lãi suất. Tháng trước, ông Trump thậm chí so sánh FED với một "đứa trẻ cứng đầu" vì không hạ lãi suất.
Cho dù FED có hạ lãi suất vào cuối tháng 7 như thị trường dự báo, thì điều đó chưa chắc đã đủ đối với ông Trump - theo đánh giá của Bank of America.
"FED có thể hạ lãi suất như ông Trump muốn lần này. Nhưng vấn đề sẽ nảy sinh nếu kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng tốt hơn các nền kinh tế khác và đồng USD nhờ đó mà vững giá", chiến lược gia về tỷ giá Ben Randol của Bank of America nhận định. "Trong trường hợp đó, ý muốn can thiệp vào thị trường ngoại hối sẽ tăng lên nếu việc FED hạ lãi suất không thể làm cho đồng USD yếu đi".
Theo vneconomy.vn
Kỳ vọng vào cuộc gặp Trump Tập tại G20 giúp chứng khoán châu Á tăng mạnh Các thị trường châu Á khởi sắc trong phiên 27/6 khi các nhà đầu tư kỳ vọng cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20. Tổng thống Trump hôm 26/6 nói rằng một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được sau cuộc gặp...