Fed: Các ngân hàng lớn ở Mỹ có đủ khả năng vượt qua khủng hoảng
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 21/6 nhận định rằng các ngân hàng lớn hoạt động tại Mỹ sẽ có thể vượt qua một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trên toàn cầu với nguồn vốn dự phòng của mình.
Trụ sở Fed tại Washington DC. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo kết quả đợt kiểm định sức chịu đựng thường niên của Fed đối với các ngân hàng, 18 thể chế tài chính lớn nhất ở Mỹ sẽ bị thua lỗ trong trường hợp xảy ra khủng hoảng kinh tế trầm trọng, nhưng vẫn có đủ nguồn vốn dự phòng để duy trì hoạt động.
Phó Chủ tịch Fed Randal Quarles cho biết kết quả các bài kiểm tra lần này xác nhận rằng hệ thống tài chính của Mỹ vẫn “có sức đề kháng tốt.”
Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp đã làm đóng băng hệ thống tài chính và Chính phủ Mỹ đã phải chi hàng tỷ USD để giải cứu nhiều ngân hàng.
Luật cải cách ngân hàng yêu cầu các thể chế này phải tăng đáng kể lượng vốn của họ, cũng như tăng cường công tác quản lý rủi ro nội bộ để tránh trường hợp Chính phủ phải tiến hành một đợt giải cứu khác.
Theo ông Quarles, các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ hiện đã mạnh hơn nhiều so với thời kỳ trước khủng hoảng và sẽ có khả năng hỗ trợ nền kinh tế kể cả sau một cú sốc nghiêm trọng.
Video đang HOT
Trong bài kiểm tra sức chịu đựng nói trên, Fed đặt các ngân hàng trước khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng trên toàn cầu, với kinh tế Mỹ giảm 8% và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đến 10%.
Trong giả định đó, báo cáo kết quả cho thấy các khoản cho vay qua thẻ tín dụng có mức lỗ cao nhất, theo sau là các khoản cho vay thương mại và công nghiệp. Hai hạng mục cho vay này chiếm đến 44% tổng số lỗ ước tính hơn 410 tỷ USD.
Các ngân hàng tham gia bài kiểm tra của Fed chiếm khoảng 70% lượng tài sản mà tất cả các ngân hàng ở Mỹ đang nắm giữ.
Kết quả cho thấy tất cả các ngân hàng tham gia đều vượt qua bài kiểm tra, trong đó có cả chi nhánh của Deutsche Bank ở Mỹ sau khi bị “trượt” vào năm ngoái và nhiều ngân hàng khác được xét là “đỗ” có điều kiện./.
Theo vietnamplus.vn
Hàng trăm tỷ đổ vào chứng khoán Việt Nam thông qua các quỹ ETF trong nửa đầu tháng 6
Dòng tiền ròng khối ngoại đổ vào thị trường Việt Nam thông qua 2 quỹ VNM ETF và VFMVN30 ETF trong nửa đầu tháng 6 lên tới hơn 660 tỷ đồng, lớn hơn con số mua ròng 540 tỷ trên toàn thị trường trong cùng giai đoạn.
Từ đầu tháng 6 tới nay, diễn biến TTCK Việt Nam không thực sự tích cực với những nhịp rung lắc mạnh. Lo ngại chiến tranh thương mại leo thang, giá dầu giảm sâu đã khiến tâm lý giới đầu tư trong nước trở nên khá thận trọng và chỉ số VN-Index kết thúc phiên giao dịch 14/6 tại 953,61 điểm, giảm nhẹ 0,65% so với thời điểm cuối tháng 5.
Trái ngược với diễn biến thận trọng của giới đầu tư trong nước, giao dịch khối ngoại trong nửa đầu tháng 6 khá sôi động khi họ mua ròng 540 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, lực mua của khối ngoại có vai trò không nhỏ từ các quỹ ETF như VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) hay VFMVN30 ETF.
Thống kê cho biết trong nửa đầu tháng 6, VNM ETF đã phát hành ròng 1 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 16,12 triệu USD (376 tỷ đồng). Hiện tại, cổ phiếu Việt Nam chiếm khoảng 70% danh mục VNM ETF, do đó ước tính quỹ này đã mua ròng 11,3 triệu USD (263 tỷ đồng) trên thị trường Việt Nam trong 2 tuần qua.
Dòng tiền đổ vào Việt Nam thông qua VNM ETF khá mạnh trong khoảng 1 tháng qua
Tương tự, quỹ ETF nội VFMVN30 ETF cũng thu hút dòng tiền khá tốt khi phát hành ròng 44,1 triệu chứng chỉ quỹ trong nửa đầu tháng 6, tương ứng giá trị 636 tỷ đồng. Song hành với hoạt động phát hành mới, khối ngoại cũng đẩy mạnh mua vào VFMVN30 ETF trực tiếp trên sàn chứng khoán với giá trị 400 tỷ đồng.
Đối tượng mà VFMVN30 ETF phát hành chứng chỉ quỹ thời gian qua được cho là các tổ chức trong nước. Sau đó, các tổ chức này sẽ tiến hành "trao tay" cho các nhà đầu tư ngoại, chủ yếu là Thái Lan và Hàn Quốc.
VFMVN30 ETF cũng đang có giai đoạn phát hành chứng chỉ quỹ khá mạnh
Có thể thấy dòng tiền ròng khối ngoại đổ vào thị trường Việt Nam thông qua 2 quỹ VNM ETF và VFMVN30 ETF trong nửa đầu tháng 6 lên tới hơn 660 tỷ đồng, lớn hơn con số mua ròng 540 tỷ trên toàn thị trường trong cùng giai đoạn.
Đặc điểm dòng vốn ETF là "vào nhanh, ra nhanh" và có độ nhạy với các yếu tố vĩ mô khá lớn. Do đó, việc dòng vốn đang trở lại các quỹ ETF có thể đang phản ánh kỳ vọng FED cũng như nhiều Ngân hàng Trung ương trên Thế giới sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm, từ đó kéo theo dòng tiền trở lại các tài sản rủi ro hơn như chứng khoán.
Dự báo mới đây của Deutsche Bank cho thấy xu hướng hạ lãi suất của các quốc gia trong nửa cuối năm là khá rõ nét. Theo dự báo này, FED sẽ hạ lãi suất điều hành từ 2,38% hiện nay xuống còn 1,63% vào cuối năm 2019. Xu hướng này cũng diễn ra tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc và cả Việt Nam.
Dự báo mới của Deutsche Bank về xu hướng giảm lãi suất trong nửa cuối năm 2019
Một số chuyên gia chứng khoán đã đưa ra quan điểm xu hướng thị trường sẽ phụ thuộc lớn vào hành động của các NHTW các nước. Nếu xu hướng hạ lãi suất diễn ra, thị trường sẽ còn lên và ngược lại, khi nâng lãi suất thị trường sẽ đi xuống.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Lợi nhuận của ngân hàng Deutsche Bank tăng 67% sau khi sáp nhập đổ vỡ Deutsche Bank đã báo cáo lợi nhuận ròng quý đầu tiên chưa đầy 24 giờ sau khi từ bỏ các cuộc đàm phán sáp nhập với Commerzbank. Nguồn ảnh: Getty Images. Ngân hàng này báo cáo 201 triệu Euro (tương đương 223 triệu USD) thu nhập ròng trong ba tháng đầu năm. Đây là mức tăng 67% so với cùng kỳ một năm...