FDA cảnh báo không dùng thuốc diệt ký sinh trùng động vật cho điều trị Covid-19

Theo dõi VGT trên

Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo người dân nước này không tự ý sử dụng ivermectin, thuốc diệt ký sinh trùng ở động vật, để điều trị bệnh Covid-19 tại nhà.

FDA cảnh báo không dùng thuốc diệt ký sinh trùng động vật cho điều trị Covid-19 - Hình 1

Nhiều trường hợp bị ngộ độc ở Mỹ vì dùng thuốc thú y chữa Covid-19. Ảnh REUTERS

“Bạn không phải ngựa, cũng không phải bò. Đây là chuyện nghiêm túc: mọi người hãy ngừng ngay việc sử dụng (ivermectin) tại nhà”, FDA lên tiếng trên Twitter, kèm theo một bài viết giải thích tại sao không nên dùng ivermectin cho điều trị Covid-19, theo báo The Hill hôm 22.8.

Bài viết giải thích rằng, dù ivermectin có thể được kê đơn cho người, loại thuốc này chỉ dùng trong những điều kiện cụ thể và không thể dùng ở liều cao.

Ivermectin thường được sử dụng để tẩy giun sán ở ngựa. Bên cạnh đó, FDA cho hay liều lượng ivermectin cho động vật rất khác so với người.

“Có một điều là thuốc thú y thường có liều cao vì dùng cho những động vật lớn như ngựa và bò, những con vật có trọng lượng gấp nhiều lần con người. Liều lượng cao như thế có thể gây ngộ độc ở người”, FDA cho biết.

Thuốc trị giun Ivermectin bỗng bán chạy như tôm tươi sau tin đồn là “thần dược” chữa Covid-19

“Nhiều thành phần trong sản phẩm của động vật không được thẩm định để sử dụng ở người. Ở một số trường hợp, chúng tôi chưa rõ mức độ ảnh hưởng có thể của những thành phần này khi cơ thể người hấp thu”, theo FDA.

FDA đưa ra lời cảnh báo sau khi có nhiều trường hợp dân Mỹ nhập viện vì dùng ivermectin cho động vật để trị Covid-19 ở nhà.

Cách chữa Covid-19 bị khuyến cáo 'phản khoa học'

Khi biến thể Delta càn quét Indonesia, người dân nước này lan truyền các phương pháp chữa Covid-19 tại nhà song được các chuyên gia y tế khuyến cáo "không có căn cứ khoa học".

Nhiều bệnh viện ở Indonesia đang ứng phó với lượng bệnh nhân tăng và tình trạng thiếu oxy. Người dân không thể tiếp cận hệ thống y tế, cố gắng tự xoay xở giúp đỡ bạn bè hoặc người thân mắc bệnh. Họ tìm kiếm các phương án thay thế để tự chữa tại nhà hoặc kéo dài thời gian trước khi có giường bệnh, máy thở. Trong khi đó, nhiều loại thuốc, thực phẩm được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội, dù chưa có nhiều bằng chứng khoa học "chữa Covid".

Thuốc chống ký sinh trùng

Nhiều người Indonesia chia sẻ bài viết về Ivermectin, một loại thuốc chống ký sinh, có thể điều trị Covid-19. Sự quan tâm đến thuốc tăng vọt sau khi nhiều hãng truyền thông địa phương đăng tải thông tin sai lệch, rằng thuốc đang được chính phủ xem xét phê duyệt.

Tuy nhiên, thực tế, Ivermectin vẫn trong quá trình thử nghiệm, đến nay chưa chứng minh hiệu quả điều trị Covid-19. Các hãng truyền thông đưa tin dựa trên nghiên cứu sơ bộ của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM), công bố hôm 15/7. Song ngay sau đó, người đứng đầu BPOM, Penny Lukito, khẳng định thuốc chưa được cấp phép khẩn cấp.

Nhầm lẫn nảy sinh vì Ivermectin được đưa vào danh sách cùng với các loại thuốc khác, hai trong số đó đã được phê duyệt khẩn cấp. Theo bà Lukito, Ivermectin xuất hiện vì nó đang được thử nghiệm lâm sàng tại 8 bệnh viện, nhưng đến tháng 10 mới có kết quả.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cảnh báo thuốc này chỉ sử dụng trong một số cơ sở lâm sàng nhất định. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, Ivermectin được quảng cáo như phương pháp điều trị chính thức.

Cách chữa Covid-19 bị khuyến cáo phản khoa học - Hình 1

Một hộp thuốc Ivermectin, chưa được chứng minh là có thể điều trị Covid-19. Ảnh: Shutterstock

Bác sĩ Reza Gunawan ủng hộ sử dụng thuốc, trên tài khoản Twitter có hơn 350.000 người theo dõi. Được hỏi về lý do, ông trả lời: "Ivermectin tương đối an toàn, chi phí thấp, hiệu quả, thuận tiện và dễ sử dụng. Nó có thể hỗ trợ chương trình tiêm chủng đang diễn ra". Song ông thừa nhận mình không phải một "bác sĩ y khoa".

Nhà sản xuất Merck cho biết chưa nghiên cứu khoa học nào chứng minh Ivermectin có tác dụng chống Covid-19. Tiến sĩ Dicky Budiman, chuyên gia dịch tễ tại Đại học Griffith, Australia, cảnh báo không nên sử dụng thuốc mà thiếu sự giám sát của bác sĩ, bởi có thể gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng.

Uống sữa tạo kháng thể

Trên mạng xã hội, nhiều người truyền tai nhau uống sữa sẽ tạo kháng thể chống Covid-19. Một số video cho thấy dân Indonesia đổ xô đi mua một loại sữa đóng lon. Tin đồn bắt nguồn từ các nhóm WhatsApp. Do nhu cầu đột biến, giá sữa tăng tới 455%.

Nhà sản xuất loại sữa này ở Indonesia cho biết chưa từng tuyên bố sản phẩm tạo được kháng thể ngừa nCoV.

Thực tế, thông tin uống sữa chống Covid-19 đã xuất hiện từ tháng 4 năm ngoái. Trang web "The Bullvine" của Mỹ khẳng định "sữa có chứa lactoferrin, một loại protein giúp đẩy lùi virus. Bên cạnh đó, thành phần vitamin C và kẽm cũng đóng vai trò tăng cường khả năng miễn dịch". Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết đây là thông tin sai lệch.

Đại diện Tổ chức Dinh dưỡng Anh tuyên bố: "Không có thực phẩm hoặc chất bổ sung nào bảo vệ bạn khỏi Covid-19. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, nhiều chất dinh dưỡng thực sự có ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng".

Trước thông tin cho rằng các loại đồ ăn, thức uống và gia vị như dừa tươi, sữa tiệt trùng có thể phòng chống hay thậm chí chữa Covid-19, tiến sĩ Siti Nadia Tarmizi, lãnh đạo cơ quan phòng chống và kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Y tế Indonesia, nói: "Chưa có thử nghiệm lâm sàng nào cho thấy các loại thực phẩm như vậy có hiệu quả ngừa Covid-19 chứ đừng nói đến chữa khỏi".

Quan chức Bộ Y tế Indonesia cho biết thêm đã nhiều lần cảnh báo người dân không tích trữ các mặt hàng trên, song nhiều người vẫn làm ngơ.

Keo ong và "chất tăng cường miễn dịch"

Bên cạnh Ivermectin và sữa, sản phẩm được chia sẻ khác là keo ong - loại hợp chất ong mật thu được trong quá trình lấy mật hoa kết hợp với nước bọt của chúng, thường dùng trị viêm loét. Tin đồn xuất phát từ một bài đăng trên Twitter với nội dung: "Keo ong Anh, đã được chứng nhận không sử dụng thành phần chất cấm theo quy định Hồi giáo, hiệu quả chữa Covid-19 và các loại bệnh khác".

Cách chữa Covid-19 bị khuyến cáo phản khoa học - Hình 2

Một cơ sở kinh doanh keo ong, mật ong tại Đức, tháng 1/2020. Ảnh: Reuters

Keo ong được cơ quan quản lý thực phẩm Indonesia cấp phép tại từ năm 2018 như một phương thuốc bổ truyền thống. Trang web chính thức tuyên bố sản phẩm chống virus, song không chỉ rõ có ngừa nCoV hay không. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy dùng keo ong hiệu quả điều trị Covid-19. Công ty tiếp thị sản phẩm ở Indonesia chưa lên tiếng về vấn đề này.

Bên cạnh đó, tin đồn sử dụng "chất tăng cường miễn dịch" cũng lan truyền chóng mặt, không chỉ ở Indonesia mà nhiều nước khác. Tiến sĩ Faheem Younus, trưởng khoa truyền nhiễm Đại học Maryland, cho rằng thuật ngữ "tăng cường miễn dịch" rất chung chung. Hiện chưa có bằng chứng chất này chống lại Covid-19.

Một số người dùng mạng xã hội đề xuất uống dầu tràm, thường dùng bôi ngoài da điều trị kích ứng, để ngăn ngừa Covid-19. Các chuyên gia khẳng định đây là thông tin sai lệch. Trên thực tế, dầu tràm có thể gây ra các vấn đề hô hấp nếu hít phải.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựaPhát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựa
07:29:25 05/02/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?
15:52:45 05/02/2025
Virus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịchVirus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch
20:59:50 05/02/2025
2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn
15:22:50 05/02/2025
Vi nhựa trong não người có xu hướng gia tăngVi nhựa trong não người có xu hướng gia tăng
15:31:14 05/02/2025
Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?
13:12:14 06/02/2025
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xinPhòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin
14:55:22 06/02/2025
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'
21:19:51 06/02/2025

Tin đang nóng

Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?
17:15:30 06/02/2025
Nghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nướcNghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nước
17:00:36 06/02/2025
Gia đình Từ Hy Viên và nhà chồng cũ doanh nhân khẩu chiến tưng bừng: Chuyện gì đây?Gia đình Từ Hy Viên và nhà chồng cũ doanh nhân khẩu chiến tưng bừng: Chuyện gì đây?
16:53:00 06/02/2025
Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"
20:44:01 06/02/2025
Tài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phàoTài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phào
17:21:24 06/02/2025
NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"
19:54:11 06/02/2025
Viên Minh - vợ Công Phượng không xinh như hotgirl nhưng mỗi lần xuất hiện đều khiến dân tình xuýt xoa vì nhan sắcViên Minh - vợ Công Phượng không xinh như hotgirl nhưng mỗi lần xuất hiện đều khiến dân tình xuýt xoa vì nhan sắc
16:59:10 06/02/2025
Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửaXôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa
20:26:06 06/02/2025

Tin mới nhất

Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

15:05:00 06/02/2025
Các bệnh truyền nhiễm phổ biến khác trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, một số bệnh có vắc xin dự phòng có thể ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.
4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh

4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh

14:47:46 06/02/2025
Thịt gà là món ăn nhiều người ưa thích thường xuyên đưa vào chế độ ăn. Thịt gà chứa nhiều protein nạc đáng kể, ít chất béo và có nhiều công thức nấu ăn với thịt gà.
Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

13:25:36 06/02/2025
Bổ sung mộc nhĩ vào thực đơn hàng ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch người bệnh.
Dịch sởi có thể bùng phát, làm gì để phòng tránh?

Dịch sởi có thể bùng phát, làm gì để phòng tránh?

12:54:41 06/02/2025
Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Nhiều trẻ bị thương nghiêm trọng do chó cắn

Nhiều trẻ bị thương nghiêm trọng do chó cắn

12:43:40 06/02/2025
Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, đã tiếp nhận trường hợp bé trai 8 tuổi bị chó cắn phải nhập viện trong tình trạng đa vết thương phần mềm, bao gồm vết thương ở tai phải, da đầu, cánh tay phải và nhiều vị trí khác trên cơ thể.
Quảng Nam: Một xã có tới 43 trẻ sốt phát ban nghi sởi

Quảng Nam: Một xã có tới 43 trẻ sốt phát ban nghi sởi

11:38:54 06/02/2025
Trong đó có 23 trẻ đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My, 10 trẻ đang được điều trị tại Trạm Y tế xã Trà Leng, 3 trẻ điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam. 7 trẻ đã khỏi bệnh được ra viện.
Gia tăng tai nạn ở trẻ em

Gia tăng tai nạn ở trẻ em

15:28:48 05/02/2025
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, kèm theo có nhiều vết rách da, sưng nề vùng trán, vai, tay và bầm tím nhẹ vùng ngực. Sau khi được xử lý vết thương và điều trị tích cực, trẻ đã hồi phục sức ...
Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

15:20:19 05/02/2025
Bộ Y tế khuyến cáo người dân dự phòng bảo vệ sức khỏe mùa lạnh, đặc biệt là người già và trẻ em, đó là hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9h đêm đến 6h sáng.
Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

15:06:29 05/02/2025
Nếu ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, 2 loại hormone này sẽ giúp chúng ta kiểm soát cảm giác thèm ăn và hạn chế ăn quá nhiều, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

15:02:22 05/02/2025
Nhiều người nghĩ rằng nếu họ đã bị bệnh tim, việc đi bộ sẽ không còn hữu ích. Nhưng đi bộ có thể giúp những người mắc bệnh tim theo nhiều cách. Nó giúp cơ tim mạnh hơn, các triệu chứng giảm theo thời gian và giảm nguy cơ tử vong do vấn ...
Những người không nên uống hoa đu đủ đực

Những người không nên uống hoa đu đủ đực

18:48:32 04/02/2025
Trên đây là những thông tin về ai không nên uống hoa đu đủ đực cũng như tác dụng và một vài lưu ý khi sử dụng loại hoa này để tránh làm cơ thể gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

18:44:21 04/02/2025
Các chất chống oxy hóa trong táo ta giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do stress oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson. Một số nghiên cứu cho thấy táo ta có thể cải thiện trí nhớ và chức năng nhậ...

Có thể bạn quan tâm

Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?

Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?

Thế giới

21:54:56 06/02/2025
Ông Trump được cho là đã suy nghĩ về kế hoạch tiếp quản và tái thiết Gaza, song tuyên bố mới đây không khỏi khiến công chúng gây sốc.
5 năm yêu đương kín tiếng của Vũ Cát Tường và bạn gái vũ công

5 năm yêu đương kín tiếng của Vũ Cát Tường và bạn gái vũ công

Sao việt

21:54:37 06/02/2025
Thông tin Vũ Cát Tường cầu hôn bạn gái vũ công đang nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả. Cả hai có 5 năm yêu đương kín tiếng trước khi chính thức công khai với khán giả.
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa bán ô tô Mercedes phát mại, chiếm đoạt tiền tỷ

Giả danh nhân viên ngân hàng lừa bán ô tô Mercedes phát mại, chiếm đoạt tiền tỷ

Pháp luật

21:48:36 06/02/2025
Trước đó, vào ngày 5/1/2023, Công an quận Long Biên (Hà Nội) nhận được đơn của anh Nguyễn Đức T. (SN 1986, ở Hưng Yên) tố cáo Ngô Thị Mẫn có hành vi giả danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.
Diễn viên từng đóng MV của Sơn Tùng M-TP khóc nấc trước tin bỏ rơi cha ruột bệnh nặng

Diễn viên từng đóng MV của Sơn Tùng M-TP khóc nấc trước tin bỏ rơi cha ruột bệnh nặng

Sao châu á

21:40:31 06/02/2025
Nữ diễn viên Mai Davika bật khóc giữa buổi phỏng vấn khi chia sẻ về tin đồn bỏ rơi cha ruột và không chu cấp dù ông đang bệnh nặng.
NSND Lan Hương Nam tiến, đóng vai bà mẹ hà khắc

NSND Lan Hương Nam tiến, đóng vai bà mẹ hà khắc

Phim việt

21:37:49 06/02/2025
NSND Lan Hương - mẹ chồng quốc dân của màn ảnh Việt - Nam tiến đảm nhận vai chính với hình tượng bà mẹ bảo thủ, thích can thiệp vào đời tư của các con.
Xuân Hinh lần đầu đóng điện ảnh, kết hợp cùng Thu Trang trong phim Tết 2026

Xuân Hinh lần đầu đóng điện ảnh, kết hợp cùng Thu Trang trong phim Tết 2026

Hậu trường phim

21:25:44 06/02/2025
Qua hình ảnh hậu trường, các nhân vật vui vẻ gói bánh chưng, bánh tét dưới cành đào. Khán giả dự đoán đây là phim gia đình, hài hước.
Justin Bieber lộ hình xăm lớn, vẻ ngoài tiều tụy khi xuống phố một mình

Justin Bieber lộ hình xăm lớn, vẻ ngoài tiều tụy khi xuống phố một mình

Sao âu mỹ

20:59:53 06/02/2025
Justin Bieber lọt vào ống kính của giới săn tin tại New York, ngày 5/2. Nam ca sĩ xuất hiện một mình, không có bà xã Hailey Bieber bên cạnh. Justin ra khỏi một nhà tắm hơi và spa nổi tiếng.
Nhân Mã phát tài, Song Ngư được tỏ tình ngày 6/2

Nhân Mã phát tài, Song Ngư được tỏ tình ngày 6/2

Trắc nghiệm

20:40:24 06/02/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 6/2 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Đại chiến Valentine 2025: 1 cặp đôi nam - nam song kiếm hợp bích liệu có đánh bại được 2 Anh Trai Say Hi?

Đại chiến Valentine 2025: 1 cặp đôi nam - nam song kiếm hợp bích liệu có đánh bại được 2 Anh Trai Say Hi?

Nhạc việt

20:34:45 06/02/2025
Hưởng ứng bầu không khí đang dần nóng lên trước ngày lễ Tình nhân 2025, đường đua Vpop gần đây đón chào nhiều gương mặt đình đám tái xuất