FBI hành động mạnh tay để ngăn chặn tấn công mạng
Trong vài năm qua, các đặc vụ FBI (Cục Điều tra liên bang Mỹ) đã tranh luận về việc truy cập từ xa vào mạng máy tính bị xâm nhập để lật ngược thế cờ của tin tặc ngay giữa chừng.
FBI đã tấn công ngược lại kẻ tấn công ngay trên mạng máy tính của nạn nhân
Họ đã có cơ hội làm điều đó vào đầu năm nay sau khi một nhóm tin tặc từ Trung Quốc được cho là do nhà nước hậu thuẫn xâm nhập hàng chục ngàn email riêng qua lỗ hổng hệ thống máy chủ Microsoft Exchange. Cụ thể, ngày 9.4 một nhân viên đặc vụ của FBI đã kiến nghị với thẩm phán liên bang Houston về việc cho phép truy cập từ xa vào hàng trăm mạng máy tính của nạn nhân bị tấn công và ngăn chặn ngay tại đó các điểm xâm nhập kỹ thuật số của tin tặc. Nói một cách dễ hiểu hơn, FBI đã tấn công ngược lại kẻ tấn công ngay trên mạng máy tính của nạn nhân.
Hành động mới của FBI là một phần trong cách tiếp cận mạnh mẽ hơn đối với những thành phần tin tặc đã âm thầm hoạt động trong vài năm và đạt được sự chú ý nhất định vào thời điểm mà việc kiềm chế các cuộc tấn công mạng trở thành ưu tiên quốc gia. “FBI chắc chắn đã quyết định mạnh tay hơn. Bộ công cụ của chúng tôi không thay đổi. Chúng tôi chỉ đang sử dụng chúng nhiều hơn một chút”, Elvis Chan, trợ lý đặc vụ phụ trách điều tra mạng tại văn phòng hiện trường San Francisco của FBI, nói.
Ví dụ khác về thái độ kiên quyết của FBI bao gồm hoạt động chung của FBI và Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) trong kế hoạch phá vỡ một chiến dịch gián điệp mạng được cho là từ Nga. Ngoài ra, việc FBI thu hồi thành công tiền điện tử trả cho tin tặc sau cuộc tấn công mã độc tống tiền ( ransomware) vào đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất nước Mỹ Colonial Pipeline Co cũng là một kết quả đáng chú ý.
Sau một loạt vụ tấn công kinh hoàng làm lộ ra lỗ hổng bảo mật trong các ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ, bao gồm vụ xâm nhập đường ống Colonial Pipeline và tấn công ransomware vào hãng chế biến thịt khổng lồ JBS SA, chính quyền Washington gần đây đã công khai khuyến khích hành động mạnh tay để ngăn chặn tấn công mạng. Song, điều này cũng phản ánh những nỗ lực trước đây vẫn chưa đủ để làm chậm bước đi của tin tặc.
Anne Neuberger, phó cố vấn an ninh quốc gia về không gian mạng và các công nghệ mới nổi, cho biết kế hoạch hành động mới không chỉ giới hạn trong FBI, mà còn là ưu tiên của “toàn bộ chính phủ”. Theo Bloomberg, NSA vốn cực kỳ bí mật, nhưng gần đây cũng đã mở một trung tâm hợp tác nhằm thúc đẩy chia sẻ thông tin với khu vực tư nhân.
Nỗ lực của chính phủ trong việc theo dõi nhanh các hoạt động an ninh mạng bắt nguồn từ việc FBI và Bộ Tư pháp đã gỡ bỏ một hoạt động tấn công độc hại có tên VPNFilter vào năm 2018. Theo đặc vụ giám sát của FBI Chad Hunt, VPNFilter là một trong những trường hợp đầu tiên mà cơ quan chức năng sử dụng công cụ pháp lý để xác định và phá vỡ phần thiết yếu trong một mạng độc hại của Nga. Tuy nhiên, cũng kể từ thời điểm đó, các cuộc tấn công ransomware liên tục diễn ra đều đặn hơn. Dịch Covid-19 đã thúc đẩy thêm các vụ tấn công vào năm ngoái, khi mọi người chuyển sang hình thức làm việc từ xa tại nhà.
Video đang HOT
“Nếu có một cơ hội đặc biệt nào đó giúp tin tặc thành công trong năm ngoái thì đó là bởi vì dịch Covid-19. Tội phạm mạng đã hoạt động không ngừng nghỉ đến mức chúng tôi phải quyết liệt hơn và sáng tạo hơn”, ông Elvis Chan nói.
Tháng 9.2020, Giám đốc FBI Christopher Wray công bố một chiến lược mạng mới để xoay chuyển ra khỏi tình thế mà ông mô tả nó giống như trò chơi “đập chuột”. Mục tiêu mới của FBI là “khiến tin tặc và tội phạm mạng gặp khó khăn trong những gì chúng đang làm”. Tuy nhiên, một số chuyên gia về quyền tự do dân sự lo ngại chiến thuật táo bạo hơn có thể dẫn đến lạm dụng. Kurt Opsahl, phó giám đốc điều hành kiêm cố vấn của tổ chức phi lợi nhuận Electronic Frontier Foundation, nói rằng việc thực thi lệnh truy cập từ xa vào mạng máy tính đặt ra vấn đề về cách các quản trị viên mạng được thông báo và cách các công cụ này có thể bị lạm dụng.
Theo ông Milan Patel, một cựu đặc vụ mạng của FBI, hiện là người đứng đầu toàn cầu về quản lý dịch vụ bảo mật tại công ty an ninh mạng BlueVoyant, trước những trường hợp tin tặc tấn công vào đường ống dẫn khí đốt, sản xuất lương thực và cung cấp nước, thì những quan ngại như vậy giờ đây không thể cản trở các đặc vụ liên bang đề xuất biện pháp mạnh tay để bảo vệ các mạng quan trọng của Mỹ.
“Thực tế là FBI đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc tìm cách sử dụng các luật và quy định hiện hành để ngăn chặn những cuộc tấn công mạng”, ông Patel nói.
Việt Nam cùng 10 nước diễn tập ứng cứu sự cố tấn công ransomware vào tổ chức y tế
Chương trình diễn tập ASEAN - Nhật Bản năm 2021 tập trung vào tình huống phối hợp ứng cứu tấn công mạng vào cơ quan nhà nước qua khai thác lỗ hổng VPN và phòng chống tấn công mã độc tống tiền (ransomware) vào tổ chức y tế.
Lần thứ 9 các nước ASEAN và Nhật Bản tập dượt phối hợp ứng cứu sự cố
Ngày 24/6, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã chủ trì tổ chức cho các thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, các đơn vị CNTT của các bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc tham gia diễn tập quốc tế ASEAN - Nhật Bản năm 2021.
Đây là năm thứ 9 liên tục các quốc gia ASEAN và Nhật Bản tổ chức diễn tập không gian mạng từ xa để tăng cường chia sẻ thông tin, ứng phó với các cuộc tấn công, vấn đề mất an toàn thông tin chung trong khu vực; đồng thời gia tăng hợp tác trên không gian mạng giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Nhật Bản.
Diễn tập ASEAN - Nhật Bản năm 2021 có gần 450 cán bộ kỹ thuật của Việt Nam tham gia tại hơn 200 điểm cầu trên toàn quốc
Trong bối cảnh bệnh dịch Covid-19, diễn tập ASEAN - Nhật Bản năm 2021 được tổ chức theo hình thức trực tuyến, trong đó có 1 điểm trực tiếp tại Hà Nội sẽ là đầu mối giao tiếp với quốc tế và điều phối chương trình diễn tập.
Các thông tin trao đổi với các quốc gia khác và giữa các điểm sẽ được truyền trực tiếp từ Hà Nội tới 219 điểm cầu trên cả nước qua các kênh liên lạc sử dụng trong quá trình diễn tập và nền tảng họp trực tuyến "Make in Vietnam" eMeeting do AIC và BKAV phát triển.
Có chủ đề "Phối hợp ứng cứu sự cố tấn công mạng vào cơ quan nhà nước qua lỗ hổng VPN và phòng chống tấn công mã độc tống tiền vào tổ chức y tế", ưu tiên chính của diễn tập tại Việt Nam là nhằm nâng cao năng lực phối hợp và ứng phó sự cố của các đơn vị.
Diễn tập tạo điều kiện để cán bộ kỹ thuật của các đơn vị nắm rõ quy trình xử lý, cách thức liên lạc, phối hợp chia sẻ thông tin với mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia khi có các tình huống tương tự xảy ra trên thực tế.
Các đơn vị tham gia diễn tập quốc tế lần này còn cùng nhau thảo luận, chia sẻ về các phương án ứng cứu, xử lý sự cố nhằm tăng cường khả năng ứng phó sự cố quốc gia.
Thúc đẩy chia sẻ thông tin về nguy cơ, sự cố giữa các quốc gia, đơn vị
Phát biểu khai mạc diễn tập, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Hoàng Minh Tiến cho biết, 2 năm qua, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cuộc tấn công mạng của các tổ chức, cá nhân ngày một nhiều với mức độ tinh vi hơn.
Cụ thể, tấn công lợi dụng các lỗ hổng điểm yếu có mức độ nghiêm trọng cao và các hệ thống thông tin sử dụng mã độc tống tiền nhắm vào mọi tổ chức cá nhân, kể cả các hệ thống y tế đang gồng mình chống dịch và cứu chữa bệnh cho đại dịch. Tấn công lừa đảo mạo danh, nói xấu, xuyên tạc cũng đã được tin tặc sử dụng các nền tảng mạng xã hội, những công cụ tấn công mà trong đó áp dụng những công nghệ mới như Big Data, AI hay IoT.
Diễn tập ASEAN - Nhật Bản 2021 đưa ra các tình huống thực đã và đang xảy ra hiện nay, đó là tin tặc khai thác lỗ hổng trên thiết bị VPN để xâm nhập bất hợp pháp vào mạng của các cơ quan chính phủ và đánh cắp thông tin dữ liệu; tin tặc dùng mã độc tống tiền, mã hóa dữ liệu, đòi tiền chuộc của các cơ sở y tế ngay trong đại dịch.
"Tình huống diễn tập là minh chứng cho việc tấn công mạng liên tục xảy ra và không loại trừ bất kỳ ai. Các quốc gia, tổ chức cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, phối hợp khắc phục, ứng phó khi sự cố xảy ra, nhất là hỗ trợ và bảo vệ cho hệ thống y tế tập trung cho việc chống dịch và cứu chữa bệnh", ông Hoàng Minh Tiến nhận định.
Tin tặc dùng mã độc tống tiền tấn công các cơ sở y tế ngay trong đại dịch là tình huống thực đã xảy ra được chuyên gia của 11 nước diễn tập ứng cứu, xử lý sự cố
Đại diện Cục An toàn thông tin cũng lưu ý các đơn vị tăng cường và cập nhật các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin, liên tục theo dõi giám sát phát hiện sớm các nguy cơ, phối hợp chặt chẽ với các nguồn lực trong nước để ứng cứu, khắc phục khi xảy ra sự cố. Đặc biệt là cần nhanh chóng cập nhập thông tin các đầu mối phối hợp của các quốc gia, đơn vị.
Nhấn mạnh tấn công mạng diễn ra mọi lúc, mọi nơi và không chừa ai, kể cả các tổ chức y tế đang gồng mình cứu chữa bệnh và chống dịch, đại diện VNCERT/CC cũng đề nghị các đơn vị đặc biệt chú trọng việc chia sẻ thông tin và phối hợp với nhau khi xảy ra sự cố.
"Chia sẻ thông tin về sự cố, về nguy cơ chính là giúp cho nhiều cơ quan, tổ chức khác phòng ngừa, được an toàn hơn. Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia được thành lập cũng nhằm mục đích thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và hỗ trợ cho các đơn vị ứng phó khi xảy ra sự cố", đại diện VNCERT/CC cho hay.
Bên cạnh các chương trình diễn tập, Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia còn có kế hoạch tổ chức các hoạt động đào tạo, chia sẻ thông tin, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế... và đặc biệt là tăng cường hỗ trợ lẫn nhau theo các Cụm mạng lưới trong các hoạt động phòng, chống các tấn công mạng, phản ứng nhanh và ứng cứu sự cố trên không gian mạng trong thời kỳ đại dịch chung.
Trận chiến 'từng mili giây' chống mã độc tống tiền Các nhà khoa học máy tính đang nỗ lực đẩy giới hạn thời gian của phần mềm để tìm ra cách ngăn chặn gần như tức thời các cuộc tấn công phá hủy mạng máy tính. Một loạt cuộc tấn công ransomware gần đây đã khiến những người có chức trách phải tập trung chú ý vào vấn đề thời gian 115 mili...