FBI đã hack được iPhone mà không cần đến Apple
Cục Điều tra Liên bang Mỹ quyết định hủy phiên tòa với Apple, sau khi họ có thể truy cập dữ liệu trên chiếc iPhone trong vụ xả súng ở San Bernardino.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, cơ quan điều tra đã sử dụng các kỹ thuật mới để hack chiếc iPhone 5c của kẻ khủng bố. Kết quả là chính phủ “không còn đòi hỏi sự trợ giúp từ Apple” để xâm nhập vào thiết bị – yêu cầu mà công ty công nghệ Mỹ một mực từ chối trước đó.
FBI tuyên bố đã hack được iPhone mà không cần trợ giúp của Apple. Ảnh minh họa.
Với kết quả này, cuộc chiến giữa Apple và FBI bước sang một trang mới. Trong khi các nhà thực thi pháp luật có thể điều tra và bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, thì Apple vẫn thể hiện được hãng luôn bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng. Tuy nhiên bước tiến của FBI đặt ra câu hỏi, những sản phẩm công nghệ của Apple có khả năng bảo mật đến đâu.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng cho hay, “bên thứ ba đã giúp FBI mở khóa chiếc iPhone mà không ảnh hưởng đến bất kỳ thông tin bên trong”. Tuy nhiên, phương thức hack thiết bị không được tiết lộ. Trước đó Ynet News cho hay, đơn vị bí ẩn đồng hành cùng FBI trong vụ này có thể là Cellebrite, một công ty có trụ sở tại Israel.
Melanie Newman, phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Mỹ nói: “FBI đã lấy thành công dữ liệu trên chiếc iPhone của kẻ gây ra vụ khủng bố San Bernardino”. Cơ quan chức năng đang tích cực thu thập và phân tích các dữ liệu trên đó nhằm phục vụ quá trình điều tra.
Apple chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
Đình Nam
Theo VNE
Công ty mở khóa iPhone 5C giúp FBI có thể đến từ Israel
Công ty mở khóa iPhone 5C có thể là Cellebrite, họ từng có hợp đồng với FBI, theo nguồn tin từ Reuters và Ynet.
FBI bất ngờ trì hoãn vụ kiện với Apple vào thứ Hai, tuyên bố họ đã tìm ra phương pháp bẻ khóa iPhone từ một "nguồn bên ngoài" giấu tên.
Từ đó đến nay, cả ngành công nghệ bảo mật đã truy lùng tên tuổi này.
FBI đã "nhiều lần sử dụng các dịch vụ của Cellebrite từ Israel nhằm xuyên thủng lớp bảo vệ trên chiếc iPhone của nghi phạm, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực", Ynet cho biết. The Verge cũng cố gắng liên lạc với công ty này, nhưng chưa có phản hồi.
Nếu đúng như vậy, vai trò của Cellebrite trong vụ việc này không gây bất ngờ. Họ đã có một hợp đồng độc quyền với FBI vào năm 2013 nhằm hỗ trợ trong lĩnh vực di động và trích xuất dữ liệu, chính xác những gì FBI cần trong vụ án San Bernardino. Vài người cho rằng họ đã bẻ khóa thành công vào đêm muộn ngày Chủ Nhật.
Trong nội dung của hợp đồng, FBI viết: "Hệ thống UFED Cellebrite là dịch vụ duy nhất trên thế giới có khả năng khai thác dữ liệu mạng cá nhân mà không cần máy tính xách tay hoặc các driver điện thoại có liên quan", theo đó, công ty này hỗ trợ bẻ khóa "mọi công nghệ phổ biến (DMA, CDMA, GSM, IDEN) đến từ các hệ điều hành di động và PDA (như Apple iPhone, BlackBerry, Google Android, Microsoft Mobile, Palm, và Symbian), khả dụng với hơn 95% các model di động trên toàn cầu".
Dù Ynet không đi vào chi tiết cơ chế Cellebrite dùng để bẻ khóa hệ thống bảo mật của iPhone, nhưng các chuyên gia cho rằng việc này dựa trên kỹ thuật NAND mirroring, cho phép sao chép bộ nhớ flash của thiết bị và phục hồi sau khi xóa dữ liệu máy.
Dân biểu Darrel Issa đã từng trực tiếp gợi ý Giám đốc FBI James Comey dùng kỹ thuật này trong phiên điều trần trước Viện Tư pháp tháng trước. FBI có đủ lý do để tin nó có thể hoạt động trên 5C. Tuy vậy, kỹ thuật này dường như vô dụng trước các thiết bị trang bị Secure Enclave, tức từ đời 5S trở lên.
Lê Phát
Theo Zing
Giám đốc FBI thừa nhận chiến thắng Apple sẽ tạo ra tiền lệ Trong phiên điều trần Quốc hội Mỹ, James Comey, Giám đốc FBI, thừa nhận nếu chính phủ thành công trong việc buộc Apple mở khóa iPhone sẽ mở ra tiền lệ cho các trường hợp về sau. Ngày 1/3, Apple và FBI điều trần trước Quốc hội Mỹ với chủ đề "Sự căng thẳng của mã hóa: Cân bằng giữa an ninh và...