FBI cảnh báo hệ thống y tế Mỹ bị tấn công mạng
FBI cảnh báo tội phạm mạng đang tấn công vào hệ thống y tế của Mỹ để đòi tiền chuộc, có thể ảnh hưởng tới hàng trăm bệnh viện.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và hai cơ quan liên bang khác hôm 28/10 ra tuyên bố chung, cảnh báo họ đang nắm được “thông tin đáng tin cậy về mối đe dọa tội phạm mạng ngày càng gia tăng và sắp xảy ra, nhắm vào các bệnh viện và đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Mỹ”.
Một nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi Quốc gia ở Washington hôm 2/4. Ảnh: AFP.
Các cơ quan liên bang Mỹ cho hay “những nhân tố mạng độc hại” đang sử dụng ransomware (mã độc tống tiền) nhắm tới lĩnh vực y tế Mỹ để có thể “đánh cắp dữ liệu và gây gián đoạn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Các cuộc tấn công mạng diễn ra khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3/11 còn chưa đầy một tuần, song dường như không có dấu hiệu nào liên quan giữa hai sự kiện.
“Chúng ta đang gặp phải mối đe dọa an ninh mạng nghiêm trọng nhất từng thấy ở Mỹ”, Charles Carmakal, giám đốc kỹ thuật của công ty an ninh mạng Mandiant, nhận định. Ông cho rằng nhóm tin tặc có thể cài cắm phần mềm độc hại tới hàng trăm bệnh viện Mỹ trong vài tuần tới.
Video đang HOT
Alex Holden, CEO của Hold Security, công ty đã theo dõi chặt chẽ phần mềm tống tiền này trong hơn một năm, cũng cho rằng cuộc tấn công sắp tới sẽ có quy mô chưa từng có.
Ransomware là mã độc sẽ gây hạn chế quyền truy cập đến hệ thống máy tính mà nó đã lây nhiễm và đòi hỏi người dùng phải nộp khoản tiền chuộc cho tin tặc để “giải mã”. Cuộc tấn công này có thể gây thêm căng thẳng cho các bệnh viện Mỹ trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV đang tăng vọt.
Mỹ đã chứng kiến đợt tấn công mạng đòi tiền chuộc trong hơn 18 tháng qua. Hồi tháng 9, một cuộc tấn công mạng đã gây xáo trộn 250 cơ sở y tế Mỹ, buộc các y bác sĩ phải lưu trữ hồ sơ bằng tay và gây chậm trễ với quá trình xét nghiệm.
Nữ sinh Mỹ bị hack laptop, FBI ra tay, phát hiện sốc về nạn nhân là hơn 700 phụ nữ trẻ đẹp
Mọi chuyện chỉ vỡ lở sau khi một nữ sinh Mỹ bị "hack" laptop tại trường và nhân viên an ninh mạng của trường báo cáo sự việc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).
Christopher Taylor. Ảnh: Central News
Tờ Daily Mail hôm 27/10 đưa tin, FBI đã vào cuộc điều tra sau khi nhận được thông báo từ Viện Công nghệ Georgia ở thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ.
Một nữ sinh của Viện đã tải ứng dụng Cammy bằng laptop của trường và khi kết nối với hệ thống mạng, nhân viên phụ trách an ninh mạng phát hiện có xâm nhập lạ và báo tin cho FBI.
Lần theo địa chỉ IP, FBI phát hiện thủ phạm là Christopher Taylor, 57 tuổi, sống tại thị trấn Wigan, Anh.
Điều khiến nhiều người bất ngờ là việc cảnh sát Manchester (Anh) và FBI (Mỹ) phát hiện Taylor lén theo dõi và thu thập hình ảnh, video nhạy cảm của 772 phụ nữ trẻ đẹp ở 39 quốc gia trên thế giới, trong thời gian từ tháng 8/2012 và tháng 7/2015. Người đàn ông 57 tuổi đã thú nhận hành vi phạm tội.
Thủ đoạn của Taylor là lừa các phụ nữ tải xuống một ứng dụng có tên gọi là "Cammy" - giúp người đàn ông 57 tuổi kiểm soát camera máy tính của các phụ nữ.
Ứng dụng "Cammy" được mô tả là "tập hợp toàn bộ hệ thống cảnh báo camera trong một ứng dụng" trên tài khoản LinkedIn của công ty sản xuất.
Cảnh sát đã tìm thấy hàng trăm hình ảnh và video của các phụ nữ trẻ "cởi đồ hoặc quan hệ tình dục" trong laptop của Taylor.
Nhiều hình ảnh, video nhạy cảm của các phụ nữ trẻ đẹp được tìm thấy trong laptop của Taylor. Ảnh minh họa: GQ
Phiên điều trần tại tòa sơ thẩm Westminster (Anh), được thông báo với 52 nạn nhân của Taylor. Khoảng 7% số người bị Taylor lén theo dõi là phụ nữ sống ở Anh.
Một bồi thẩm đoàn ở bang Georgia đã truy tố Taylor với tội danh gian lận điện tử và máy tính vào tháng 1/2019.
Trong phiên điều trần với Thẩm phán Michael Fanning tại tòa Westminster, Taylor và vợ có tuyên bố gây sốc là sẽ tự sát nếu công dân Anh bị dẫn độ sang Mỹ.
Xuất hiện trên video khi đang ngồi ở các phòng khác nhau tại nhà riêng ở Wigan, Taylor nói vợ của mình đã khóc rất nhiều.
"Cô ấy lo sợ về việc tôi bị dẫn độ và cô độc ở Mỹ. Tôi không hề chống đối. Hiện tại, tôi đang suy nghĩ về cái kết thê thảm của cuộc đời mình trong nhà tù. Tôi xin lỗi vì những gì mình gây ra", Taylor nói với thẩm phán.
Vợ của Taylor đã bật khóc khi được hỏi sẽ làm gì nếu chồng bị dẫn độ. "Tôi không muốn sống nữa vì như vậy sẽ là gánh nặng cho các con mình. Nếu họ dẫn độ chồng tôi tới Mỹ, tôi sẽ tự sát vì biết rằng chồng mình cũng không thể sống sót. Tôi lo lắng vì đã xem nhiều chương trình về nhà tù ở Mỹ", vợ của Taylor nói.
Taylor thừa nhận hành vi phạm tội nhưng đang tìm cách phản đối việc dẫn độ sang Mỹ trong phiên điều trần kéo dài 3 ngày tại Tòa sơ thẩm Westminster.
Ba năm bí mật điều tra dòng tiền tranh cử của Trump Năm 2016, khi ngày bầu cử cận kề, Trump góp cho chiến dịch của ông 10 triệu USD, số tiền bị nghi liên quan đến một ngân hàng Ai Cập. Sau khi Tổng thống Donald Trump đắc cử, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt đầu làm việc với các công tố viên tại Washington để điều tra về mối liên hệ...