FBI bẻ khóa iPhone, đọc tin nhắn Signal của nghi phạm
Ứng dụng Signal và điện thoại iPhone luôn được đánh giá cao nhờ tính bảo mật, thế nhưng tài liệu tòa án do Forbes thu thập cho thấy chính phủ vẫn tìm ra cách đọc tin nhắn Signal trên iPhone bị khóa màn hình.
Tin nhắn Signal giữa các nghi phạm
Tài liệu được Bộ Tư pháp đệ trình lên tòa án có ảnh chụp màn hình tin nhắn Signal của những nghi phạm bị cáo buộc buôn súng trái phép tại New York (Mỹ). Không dừng lại ở việc mua bán vũ khí, chúng còn dùng Signal để thảo luận âm mưu giết người.
Dữ liệu giữa hai đoạn tin nhắn chứng tỏ Cục Điều tra Liên bang Mỹ ( FBI) đã mở khóa và trích xuất điện thoại ở chế độ AFU (After First Unlock, sau lần mở khóa đầu tiên). Khi người dùng khởi động lại iPhone và nhập mật mã, thiết bị sẽ bước vào chế độ AFU. iPhone trong trạng thái này dễ bị trích xuất dữ liệu vì các khóa mã hóa còn được lưu trong bộ nhớ. Các hacker có thể lợi dụng lỗ hổng bảo mật tương tự để mở khóa dữ liệu cá nhân bên trong thiết bị.
Video đang HOT
FBI sở hữu công cụ có thể đọc tin nhắn Signal trên điện thoại đã khóa màn hình
Chiếc iPhone của nghi phạm có thể là iPhone 11 (bất kể Pro hay Max) hoặc iPhone SE thế hệ hai. Hiện vẫn chưa rõ cảnh sát có khả năng truy cập dữ liệu trên iPhone 12 hay các đời iOS mới nhất hay không. Apple từ chối bình luận về vấn đề này với Forbes .
Đại diện Signal cho biết: “Nếu ai đó sở hữu thiết bị và khai thác lỗ hổng chưa được vá của Apple, Google để vượt qua màn hình khóa trên Android hoặc iOS, họ có thể tương tác với thiết bị như chủ sở hữu. Phải luôn cập nhật thiết bị và tạo mật mã khóa màn hình đủ mạnh để bảo vệ thông tin trong trường hợp điện thoại bị đánh cắp”.
Theo Forbes , FBI có thể mở khóa iPhone của nghi phạm bằng công cụ GrayKey hoặc Cellebrite UFED. GrayKey là công cụ bẻ khóa của công ty khởi nghiệp Grayshift có trụ sở tại Atlanta (Mỹ). Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ đã chi hàng trăm nghìn USD mua hộp công cụ của Grayshift. Trong một đoạn ghi âm bị tuồn ra ngoài năm 2019, CEO Grayshift David Miles khẳng định công nghệ của công ty ông có thể lấy “gần như mọi thứ” từ một chiếc iPhone ở chế độ AFU.
Vladimir Katalov – người sáng lập công ty ElcomSoft tin rằng GrayKey là công cụ được sử dụng trong vụ án kể trên. Vladimir Katalov nhận định: “Công cụ này dùng một số phương pháp tiếp cận tiên tiến để khai thác lỗ hổng phần cứng”.
Bên cạnh đó, công ty Cellebrite chuyên cung cấp công nghệ điều tra cũng đã phục vụ cơ quan thực thi pháp luật Mỹ và các cơ quan cảnh sát toàn cầu từ lâu. Tháng 12 năm ngoái, Cellebrite tuyên bố đã vượt qua mã hóa của Signal nhờ phát triển các kỹ thuật tiên tiến nhất. Phía Signal cho rằng Cellebrite chỉ đơn thuần “phân tích cú pháp Signal trên thiết bị Android không bị khóa”. Công ty viết trên blog: “Đây là tình huống khi một người cầm chiếc điện thoại đã mở khóa và chỉ cần bật ứng dụng là đọc được tin nhắn”. Moxie Marlinspike – đồng sáng lập Signal cho rằng những gì Cellebrite tuyên bố đã phơi bày sự “nghiệp dư” của họ.
Khi được Forbes liên lạc, đại diện Cellebrite cho biết: “Các cơ quan thực thi pháp luật nhận thấy những ứng dụng tin nhắn mã hóa như Signal được tội phạm sử dụng ngày càng nhiều, chúng giao tiếp, thực hiện những giao dịch bất hợp pháp và muốn tránh khỏi tầm mắt của chính phủ”. Dù vậy, chính sách công ty không cho phép bình luận về khách hàng, thế nên việc FBI dùng công cụ của Grayshift hay Cellebrite để trích xuất dữ liệu vẫn là một câu hỏi lớn.
Lượt tải ứng dụng tin nhắn mã hóa Signal tăng 42 lần
Một lượng lớn người dùng WhatsApp đã chuyển sang nền tảng Signal sau khi bị ép chia sẻ dữ liệu cá nhân với Facebook.
Dữ liệu từ công ty phân tích ứng dụng Sensor Tower cho thấy dịch vụ nhắn tin mã hóa Signal đã tăng vọt về số lượng người dùng sau thông báo thay đổi chính sách của WhatsApp.
"Từ ngày 6 đến 10/1, Signal đã có khoảng 7,5 triệu lượt cài đặt trên toàn cầu từ App Store và Google Play", đại diện của Sensor Tower cho biết. Con số này tương đương với mức tăng 4.200%, tức là gấp 42 lần so với tuần trước đó.
Signal là dịch vụ nhắn tin mã hóa, hoạt động đa nền tảng, ra đời từ năm 2014. Ứng dụng này đang nhận được sự ủng hộ công khai từ các nhân vật nổi tiếng như Elon Musk hay Edward Snowden. Sau khi Musk đăng tweet ủng hộ "sử dụng Signal," cổ phiếu của công ty Signal Advance đã tăng 11.700%.
Telegram, một dịch vụ nhắn tin mã hóa khác, cũng chứng kiến lượng người đăng ký tăng mạnh. Trong cùng khoảng thời gian, Telegram đã có thêm 9 triệu người dùng mới, tăng 91% so với tuần trước.
Thị trường tăng trưởng lớn nhất đối với cả Signal và Telegram là Ấn Độ. Ứng dụng Signal thu hút thêm khoảng 2,3 triệu người dùng tại đây, chiếm hơn 30% tổng số lượt cài đặt mới. Ấn Độ cũng chiếm hơn 16% tổng số lượt cài đặt mới của ứng dụng Telegram. Thị trường lớn thứ hai của Signal là Mỹ với khoảng một triệu lượt cài đặt mới.
Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, công ty sở hữu WhatsApp. Ảnh: Reuters
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do những thay đổi trong chính sách chia sẻ dữ liệu của ứng dụng nhắn tin WhatsApp. Ngày 6/1, nền tảng này thông báo tới người dùng về chính sách mới. Theo đó, người dùng phải đồng ý để Facebook và các công ty thành viên sử dụng dữ liệu của mình trên WhatsApp trước ngày 8/2, nếu không, tài khoản của họ sẽ không sử dụng được.
WhatsApp sau đó đã làm rõ rằng thay đổi này chỉ ảnh hưởng đến người dùng ngoài Liên minh châu Âu và Anh, đồng thời nhấn mạnh rằng họ không thể đọc nội dung tin nhắn hoặc nghe nội dung cuộc gọi điện của người dùng.
Nhằm giảm sự lo ngại của công chúng về quyền riêng tư, ngày 12/1, WhatsApp đã tuyên bố rằng ứng dụng nhắn tin này không chia sẻ toàn bộ dữ liệu người dùng cho Facebook. Thông báo viết: "Chúng tôi muốn nói rõ rằng bản cập nhật chính sách mới không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng mà chỉ gồm những thay đổi về tin nhắn của doanh nghiệp. Chính sách mới cung cấp tính minh bạch về cách chúng tôi sử dụng dữ liệu".
Theo Will Cathcart, Giám đốc WhatsApp, người dùng đang hiểu sai về những chính sách mới của nền tảng. "Đúng là WhatsApp và Facebook sẽ trao đổi dữ liệu với nhau, nhưng không bao gồm những dữ liệu cá nhân nhạy cảm của người dùng", ông nói.
Dùng trạm phát sóng giả gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng Tin nhắn lừa đảo mạo danh ngân hàng được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo, không phải từ nhà mạng. Theo xác minh của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), các thiết bị được kẻ xấu sử dụng là IMSI Catcher và SMS Broadcaster. Chúng được dùng để gửi tin nhắn...