Fansipan hơn cả một giấc mơ
Với những cán bộ, kỹ sư tham gia kiến tạo nên tuyến cáp treo Fansipan 5 năm về trước, những dòng ký ức về chuỗi ngày đầu tiên vạch núi, mở đường còn lớn hơn cả một giấc mơ.
Giấc mơ chạm đỉn h Hủa Xi Pan
Fansipan, trong tiếng bản địa còn có một tên gọi khác là Hủa Xi Pan, nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh, có niên đại từ hơn 250 triệu năm về trước. Đây cũng là dãy núi có địa hình phức tạp bậc nhất Tây Bắc nên việc chinh phục Fansipan chưa bao giờ là chuyện dễ.
Đỉnh Fansipan là giấc mơ chinh phục của biết bao người
Năm 1964, trong bức thư gửi Tô Hoài từ Fansipan, nhà văn Nguyễn Tuân có viết: “Hoài. Mình leo Hoàng Liên Sơn cả lên cả xuống mất 5 ngày. Người đang mệt và đầu gối rất đau. Mình ở trên đỉnh cao nhất được thấy hoa đỗ quyên nở rất đẹp… Trong đời mình, trong mọi mùa xuân, mình chưa bao giờ thấy mây và hoa nhiều đến thế. Lên đây lạnh, mưa gió như bão, túi luôn phải có chai rượu mạnh để chống khí núi…”
Phải một năm sau đó nữa, đoàn công tác chính thức để đo đạc, khảo sát mới được thành lập. Cũng kể từ đây, lối mòn dẫn lên điểm cao nhất của 3 nước Đông Dương dần được phát lộ.
Lê Hồng Quang – một phượt thủ kỳ cựu cũng đồng thời là người đã “khai sinh” ra đỉnh chóp kim loại trên đỉnh Fansipan lắc đầu quầy quậy mỗi lần nhắc lại hành trình leo Fansipan. Anh bảo cực nhất là những lúc gặp mưa. Nước từ trên những tán rừng lớn đổ ồng ộc xuống phía dưới khiến cho con đường trở nên trơn tuột. Gió Ô Quy Hồ từ sườn Lai Châu cũng ào ạt lùa về, tạt thẳng vào mặt những gã trai đã ướt đầm và đang run lập cập. Rất nhiều người đã buộc phải bỏ cuộc giữa chừng vì không thể chịu được hành trình kéo dài 3-4 ngày đêm như thế.
“Cuộc chơi” với nóc nhà Đông Dương khi đó chắc chắn chỉ dành riêng cho những gã có đủ máu liều, đủ đam mê và cả ý chí lẫn sức bền phi thường. Tuyệt nhiên chẳng ai dám nghĩ tới viễn cảnh xa xôi rằng có một ngày bất cứ ai đều sẽ có thể chạm tay vào cột mốc đánh dấu độ cao 3.143 m.
Gian nan vẽ… đường bay trên thung lũng Mường Hoa
Video đang HOT
Giấc mơ chinh phục Fansipan dành cho số đông cứ thế ngủ vùi cho tới cuối năm 2013, khi công trình xây dựng cáp treo Fansipan chính thức được khởi công. Từ khắp nơi, hàng trăm cán bộ, kỹ sư và công nhân của Sun Group mang theo ý chí, quyết tâm cao độ trong nỗ lực “không tưởng” để kéo một con đường riêng nối thẳng từ thị trấn Sa Pa lên đỉnh trời.
Hành trình khai mở Fansipan lúc này đã không còn được tính bằng cây số nữa mà bằng cách đếm số con dốc và trảng rừng đã leo qua. Lối đi chằng chịt cây rừng níu chặt lấy chân người. Dốc nối dốc toàn những đoạn đá dựng đứng như sống lưng ngựa chồm lên, chỉ cần sẩy chân đã có thể bị trượt dài xuống phía dưới cả chục mét. Để di chuyển qua vực sâu, các kỹ sư, công nhân phải tự đóng thang bằng cây rừng hoặc buộc dây vào các gốc cây cổ thụ rồi đu mình vượt núi. Chuyện người bị lạc trong “trận đồ bát quái” rừng Hoàng Liên cũng không phải hiếm.
Thi công cáp treo Fansipan
Đi đã khổ một, ăn ở tại Fansipan giai đoạn 2013-2016 còn khổ gấp trăm lần. Do đặc thù công việc, hầu hết thời gian của những người xây cáp như Má A Tông hay Trịnh Văn Hà… đều phải lưu trú trong rừng sâu. Những “phòng ở” di động được họ dựng lên chỉ bằng tre nứa uốn cong thành mái vòm, phía trên được phủ sơ sài bởi lá cây và bạt dứa. Gặp những ngày gió lớn hay mưa tuyết đổ về, căn phòng đơn sơ ấy cũng oằn mình, phập phồng chờ sập. Những lần băng tuyết ghé thăm thì phải mất mấy ngày đồ tiếp tế mới tới nơi. Đến lúc mở ra, cá khô, thịt thà đã chảy nước, bốc mùi không sử dụng được. Thậm chí, trong nhiều giai đoạn, anh em trong rừng chỉ còn biết chia nhau vài gói mì tôm cầm hơi hoặc ăn tạm rau rừng để có sức tiếp tục làm việc.
Từng ấy thứ khắc vào ký ức những người ôm giấc mơ vẽ đường bay lên đỉnh trời một ấn tượng chẳng thể nào phai nhạt. Nhưng cũng không vì thế mà ý chí sắt đá của những người Fansipan bị mài mòn. Đầu năm 2016, tuyến cáp kỳ vĩ dài hơn 7 km đã chính thức được đưa vào vận hành, quãng đường di chuyển từ Sa Pa lên nóc nhà Đông Dương giờ chỉ còn 15 phút. Mồ hôi, nước mắt, máu và cả thanh xuân của những người Sun Group khai mở đã cho quả ngọt khi một huyền thoại mới mang tên Fansipan đã chính thức bắt đầu….
5 năm đã qua đi kể từ ngày đó. Sa Pa từ một vùng đất đang “ngủ quên” nay đã thôi không còn lặng lẽ. Và Fansipan thậm chí còn vươn mình trở thành “viên ngọc quý” của du lịch Việt Nam khi lần lượt chinh phục những giải thưởng danh giá như “Điểm đến du lịch văn hoá hàng đầu thế giới” (2019, 2020), “Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới” (2020) do World Travel Awards trao tặng. Còn riêng với những người như A Tông, anh Trịnh Văn Hà…, phần thưởng lớn nhất là được quay trở lại “trận địa xưa”, chứng kiến những nụ cười viên mãn của hàng nghìn du khách trên đỉnh Fansipan mỗi ngày.
Trải nghiệm du lịch ở buôn làng đẹp nhất Đắk Lắk
Người Êđê vẫn còn lưu giữ lại những căn nhà mang đậm nét văn hóa bản địa để làm du lịch.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Võ Tiến Dũng, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin, UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết TP đã và đang xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, phát triển văn hóa, gắn với bảo tồn tại bốn buôn.
Buôn Akô Dhông nơi còn lưu giữ được văn hóa của người dân bản địa. Ảnh: VŨ LONG
Buôn Akô Dhông ở phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được đánh giá là buôn đẹp nhất của người Êđê ở khu vực Tây Nguyên. Trong quá trình tham quan, trải nghiệm du khách thập thập phương đều chọn nơi này là điểm đến.
Cả buôn làm du lịch
Gia đình anh Ngô Thanh Hải (43 tuổi, ngụ TP Đà Nẵng) lên TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) để nghỉ dưỡng dịp cuối tuần. Anh cho biết, tiêu chí của gia đình anh chọn một nơi yên tĩnh, nhưng phải có "màu sắc" của người dân bản địa.
Theo lời hướng dẫn của những người bạn, anh Hải đưa cả nhà đến buôn Akô Dhông, phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột. "Tôi nghe nói, buôn này vẫn còn lưu giữ được nét văn hóa của đồng bào người Êđê. Dịch vụ phục vụ ở đây cũng tương đối đa dạng, nhiều sản phẩm mới lạ và giá cả rất hợp lý" - anh Hải mở đầu câu chuyện.
Một quán cà phê tại buôn Akô Dhông. Ảnh: VŨ LONG
Tiếp đó, sáng chủ nhật, anh Hải cùng những người bạn đến Khu du lịch sinh thái Akô Ea. Tại đây, một chương trình ca nhạc được tổ chức khá bài bản, khi có đầy đủ đội ngũ múa cồng chiêng, khoác trên mình những chiếc áo, váy thổ cẩm truyền thống.
"Chúng tôi ngỡ ngàng về những gì mà người dân nơi vẫn còn lưu giữ được những giá trị văn hóa của người xưa để lại. Sau chuyến du lịch này, tôi sẽ giới thiệu với anh em, đồng nghiệp trong chuyến đi nghỉ dưỡng sắp tới sẽ chọn buôn Akô Dhong là điểm đến, trải nghiệm" - anh Ngô Thanh Hải chia sẻ.
Buôn Akô Dhông là buôn của người Êđê được đánh giá là buôn làng đẹp nhất Đắk Lắk - Tây Nguyên, với diện tích hơn 62 ha; có 247 hộ/1.004 nhân khẩu (trong đó dân tộc Êđê 64 hộ, 317 nhân khẩu). Buôn này hiện có 32 ngôi nhà dài truyền thống, cùng nhiều bộ cồng chiêng, nhạc cụ, các nghệ nhân, đội văn nghệ và các nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, làm rượu cần...) được người dân trong buôn gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ .
Chị H'KJăp Niê (41 tuổi, chủ Khu du lịch sinh thái Akô Ea) cho biết khu lịch của chị được gia đình phát triển dựa trên ý tưởng về đời sống của người Êđê. "Tất cả không gian đều mang bản sắc của người bản địa và hơn 90% người làm tại khu du lịch đều là người Êđê. Ẩm thực chúng tôi phục vụ khách cũng là những món ăn, thức uống của người Êđê" - chị H'KJăp Niê cho hay.
Già làng Ama Denny trao đổi với PV. Ảnh: VŨ LONG
Gần Khu du lịch sinh thái Akô Ea, gia đình già làng buôn Akô Dhông (là con rể của già Ama H'rin, người khai phá ra buôn cổ Akô Dhông) là ông Ama Denny cũng mở mô hình kinh doanh, dựa trên nền tảng văn hóa của cha ông để lại.
"Khu kinh doanh của chúng tôi có bảy người làm thường xuyên, đều là người quen trong gia đình" - già Ama Denny cho hay. Đồng thời già thông tin thêm, thời gian qua, buôn Akô Dhông luôn nhận được quan tâm, đầu tư của tỉnh, cũng như TP Buôn Ma Thuột. Đó là việc xây dựng buôn này trở thành khu lịch cộng đồng đầu tiên ở Đắk Lắk.
Xây dựng thêm nhiều điểm du lịch cộng đồng
Ông Võ Tiến Dũng cho biết thêm, đầu tháng 3-2023, Sở VH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk đã công bố Buôn Du lịch cộng đồng Akô Dhông. Đây là buôn du lịch cộng đồng đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Khuôn viên nhà sản của già làng Ama H'Rin. Ảnh: VŨ LONG
Nghị quyết số 08 của HĐND tỉnh Đắk Lắk cũng đã được ban hành, trong đó có việc hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025; tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung hỗ trợ cho năm thôn, buôn và Buôn Akô Dhông tại TP Buôn Ma Thuột là buôn được chọn thực hiện mô hình điểm về du lịch cộng đồng vào năm 2022. Từ đó nhân rộng, phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến.
Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND TP Buôn Ma Thuột thông tin thêm, trong kế hoạch phát triển du lịch (giai đoạn 2022-2025), TP ưu tiên phát triển hệ thống khách sạn cao cấp từ 3-5 sao; hệ thống biệt thự nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp tại các điểm du lịch hoặc các địa điểm có tiềm năng.
Ưu tiên hệ thống cơ sở lưu trú tại các khu du lịch, điểm du lịch, đặc biệt phát triển cơ sở lưu trú theo hình thức nhà ở có phòng cho thuê (homestay) và đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại bốn buôn đồng bào dân tộc thiểu số (buôn Akô Dhông, phường Tân Lợi; buôn Tơng Jú, xã Ea Kao; buôn Tuôr, xã Hòa phú; buôn Kmrong Prăng B, xã Ea Tu).
Lào Cai phát triển du lịch theo hướng khám phá, trải nghiệm Với nguồn tài nguyên đa dạng cả về tự nhiên và văn hóa, Lào Cai đã sớm lựa chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Ngoài vẻ đẹp thơ mộng nổi tiếng suốt bốn mùa của Khu Du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh còn được đánh giá có nhiều tiềm năng cho các hoạt động du lịch trải nghiệm, khám...