Fans muốn về quê ăn Tết cùng sao Hàn nào?
Chỉ còn 10 ngày nữa, Tết âm lịch 2011 sẽ đến, mới đây Viện văn hóa đài KBS đã mở một cuộc khảo sát mang tên Ngôi sao nào bạn muốn cùng đồng hành về quê ăn Tết nhất?”. Theo kết quả được công bố, mỹ nam Hyun Bin và cô nàng ca sỹ đình đám IU đứng vị trí thứ nhất với tổng số 13.032 người tham gia.
Hyun Bin và IU
Trong hạng mục ngôi sao nam, Hyun Bin sở hữu mức bình chọn cao nhất – 18,6%, tên tuổi của “tiểu hổ” này trong thời gian gần đây đang hot hơn bao giờ hết. Đứng vị trí thứ 2 là anh chàng “rể út” Lee Seung Gi với 17,2%, Seung Gi vốn là ngôi sao được các quý cô quý bà nội trợ “chọn mặt gửi vàng” vì hình tượng trong sạch, lành mạnh. Tiếp theo là anh chàng mắt một mí Bi (Rain) – 5,8%, nam tài tử Won Bin -5,3 % và mỹ nam Song Seung Hun – 4,3%.
Về danh sách ngôi sao nữ có cô nàng IU dẫn đầu với 14,8%. Bên cạnh sân khấu ca nhạc, IU đang gây sốt với khán giả truyền hình nhờ drama Dream High . Sau IU là các mỹ nhân Kim Tae Hee – 12,5%, Ha Ji Won -9,4%, Lee Min Jung – 7,4% và cuối cùng là “nữ hoàng nước mắt” Soo Ae (6,3%).
Video đang HOT
Mặc dù sắp nhập ngũ vào tháng 3 tới nhưng Hyun Bin vẫn là cái tên được giới doanh nghiệp săn đón nhiều nhất để mời anh về làm gương mặt đại diện. Mới đây, Hyun Bin chính thức trở thành người mẫu cho nhãn hiệu thời trang thể thao của Mỹ – K2 trong vòng 6 tháng. Nhờ phong cách sang trọng không kém phần trẻ trung nên Hyun Bin đã được chọn. Đây là lần đầu tiên K2 chọn một gương mặt nội địa làm người đại diện. Được biết, từ tháng 1 cho đến nay, mỹ nam của Serect Garden đã bỏ túi đến 4 tỷ won từ các hợp đồng quảng cáo.
Hyun Bin trong thời trang K2
Bên cạnh đó, ngày hôm qua (25/1), nhãn hiệu dao cạo râu Royal Philips Electronics cũng tung ra hình ảnh quảng cáo đầu tiên cho sản phẩm mới Dream shwe 3D do Hyun Bin làm người mẫu. Sản phẩm của Dream shwe 3D sử dụng 150 viên kim cương và đi kèm là một cái giá đặc biệt – 35 triệu won. Vào ngày 28/1 tới, Hyun Bin sẽ có buổi ký tặng cho 50 khách hàng đầu tiên tại khu cửa hàng ở Apgujeong.
Hyun Bin quảng cáo dao cạo râu
Theo PLXH
Ăn mày chê... tiền lẻ
Từ xa, gần góc tường bên bến xe, một cụ bà đầu đội nón bước đến xin tiền về xe. Chúng tôi lấy lý do tiền chẵn, toàn tờ trăm không đổi được thì bà này thản nhiên: "Các chú cho bao nhiêu thì đưa tiền chẵn rồi tôi trả lại".
Những ngày gần đây, tại một số bến xe ở Hà Nội xuất hiện một số người xin tiền với "chiêu" mới là giả vờ khốn khổ, không có tiền mua vé xe và nài nỉ khách đi đường xin tiền đi xe về quê ăn Tết. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là chiêu mới của những người lười lao động, lợi dụng lòng từ tâm của mọi người để kiếm tiền dịp cuối năm.
Ăn mày giàu hơn... người cho tiền
Tại bến xe Mỹ Đình, lẫn lộn trong những hành khách vội vã là những người ăn xin vật vờ, đủ mọi lứa tuổi, già có, trẻ có và đặc biệt là trung niên khoẻ mạnh cũng làm vẻ khốn khổ để xin tiền. Đang chen lấn mua vé xe, một người đàn ông ăn mặc đoàng hoàng nhưng vẻ mặt khốn khổ xoè tay nói: "Các cô chú thương cho, tôi không có tiền mua vé xe về quê. Tết đến rồi không làm ăn được, cho tôi vài đồng về Tết". Nhiều hành khách tỏ vẻ thương xót, móc túi 5 - 10 ngàn ra làm phúc. Người đàn ông lần lượt đi hết chỗ này sang chỗ khác, chưa kịp thương cảm thì nhiều hành khách lại bị những cô bé, cậu bé trên dưới mười tuổi cũng với chiêu bài: "Cô ơi, chú ơi cho con xin tiền đi xe về quê với...".
Chỉ đi một vòng bến xe Mỹ Đình, chúng tôi đếm được trên chục người xin tiền đi xe về quê kiểu như trên. Khi tôi vừa ngồi xuống quán nước trước cổng chính bến xe, lại có người phụ nữ lếch thếch đi đến bên tôi cũng với chiêu bài xin tiền về Tết. Bà chủ quán nước quát: "Đi chỗ khác kiếm ăn, xin tiền về Tết gì mà ngày nào cũng xin, chúng mày còn giàu hơn cả tao...". Người phụ nữ nghe chủ quán nước chửi thì bỏ đi chỗ khác.
Từ xa, gần góc tường bên bến xe, một cụ bà đầu đội nón bước đến xin tiền về xe. Chúng tôi lấy lý do tiền chẵn, toàn tờ trăm không đổi được thì bà này thản nhiên: "Các chú cho bao nhiêu thì đưa tiền chẵn rồi tôi trả lại". Nghe đến thế, tôi định đưa tờ 100 ngàn để bà đưa lại cho tôi 90 ngàn nhưng để kiểm chứng lời bà bán quán nước có đúng hay không nên tôi dùng "phép thử" bằng cách móc tờ 500 ngàn ra đưa cho bà trả lại. Nào ngờ bà móc túi trong ra nắm tiền toàn loại mệnh giá 50 ngàn, 100 ngàn và đếm đủ 490 ngàn trả lại trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Một cậu sinh viên đứng gần đó cười nói với bà: "Bà ơi, xin tiền vé gì mà nhiều thế. Cả gia tài của con còn có 100 ngàn. Bà đi xin gì mà nhiều tiền hơn cả người cho?".
Anh Công, một xe ôm tại bến cho biết: "Hơn tuần nay sao nhiều ăn mày thế, họ tung chiêu xin tiền vé về quê nên rất nhiều người mắc bẫy". Còn chị Hoa, bán nước trong bến cười bảo: "Những người này thuê nhà gần chỗ tôi, họ vừa ở quê lên kiếm ăn chứ đói khổ gì. Thế mà có người ngày kiếm tiền triệu chứ đừng nghĩ là họ nghèo".
Một đối tượng vờ khốn khổ xin tiền về quê
Ăn mày chê... tiền lẻ
Khảo sát một vòng quanh các bến xe ở Hà Nội như: Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Bến Sơn La, Nước Ngầm, Lương Yên và Kim Mã... thậm chí là các bến xe buýt quanh khu vực nội thành, người ta thấy hầu như ở nơi nào cũng xuất hiện những ăn mày kiểu như trên. Tại trạm xe buýt Cầu Giấy, hơn tuần này có 2 thanh niên khỏe mạnh, lên xe để xin tiền hành khách. Một thanh niên cầm một chiếc túi đựng sách vở và quần áo đi từng hàng ghế trong nhà chờ để xin tiền khách. Có lúc cả 2 thanh niên cũng nhảy lên xe buýt và trong khi "người đồng sự" tô vẽ rằng sinh viên về Tết chẳng còn tiền, không còn cách kiếm tiền nên xin tiền mua vé về Tết khiến không ít người cảm động. Khi xe đến trạm trước cổng trường đại học Sư phạm Hà Nội thì 2 người ăn xin này xuống xe và băng qua đường đón xe đi ngược trở lại.
Còn tại bến xe Gia Lâm, một người xin tiền về quê cho biết chị là Toan, 47 tuổi, làm cửu vạn chợ người nhưng không có việc, nay muốn về quê chuẩn bị ăn Tết mà không có đồng nào mua vé, muốn xin mấy chục ngàn đủ về quê. Với sự "thật thà" ấy không ít hành khách là sinh viên, bà con đi xe tin tưởng cho người 10 ngàn. Thế nhưng theo quan sát của chúng tôi, cả buổi chiều chị ta xin tiền mua vé xe mà vẫn "chưa đủ", khi chúng tôi hỏi sao chị bảo chỉ xin tiền vé xe thôi rồi bắt xe về thì nhận được những cái lườm không thiện cảm. Anh Hưng, bảo vệ trật tự ở bến Gia Lâm nói: "Đây là một trong những đối tượng giả vờ hết tiền để xin tiền khách. Chúng tôi đuổi trong bến thì họ chạy ra cửa, leo lên xe... chứ họ nghèo khổ gì, toàn đội quân kiếm ăn "chuyên nghiệp" và rất tinh vi nên nhiều hành khách "dính" chiêu lừa".
Tại bến xe Nước Ngầm, chúng tôi gặp ông Phượng, 59 tuổi, nói rằng quê ở một tỉnh miền Trung, hết tiền về quê nên xin mỗi người ít ra xe về quê. Thế nhưng khi chúng tôi móc hai ngàn ra cho thì ông không cầm và nói: "Ít quá đến bao giờ tôi mới đủ tiền mua vé". Chị Ngân, một nhân viên bán vé tại đây cho biết: "Những đối tượng ăn mày kiểu này mới này xuất hiện khoảng 1 tuần này, điều tréo ngoe là hành khách thương tình cho ít không lấy đâu, mà phải 5 ngàn, 10 ngàn mới thôi "bám dai như đỉa đói".
Cũng theo phản ánh của một bảo vệ bến xe, những ngày giáp Tết này, một số đối tượng vờ khốn khổ để xin ăn lợi dụng sở hở để trộm cắp, móc túi... gây mất an trinh trật tự ở các bến xe khách.
Theo Đời sống & Pháp luật
Đi cướp lấy tiền trả nợ về quê ăn tết Không có tiền trả nợ, Long đã rủ nhóm bạn cùng tổ chức thực hiện đi cướp để trả nợ và có tiền về quê ăn tết. Hoàng Văn Long, SN 1990, quê Nghệ An cùng bàn với Lê Quang Vịnh, SN 1986; Đặng Viết Quang, SN 1985 và Ngũ Văn Hùng, SN 1992, cùng quê Hà Tĩnh rủ nhau đi cướp để...