Fandom Ngô Diệc Phàm “tan đàn xẻ nghé” sau tin của cảnh sát: Thoát fan hàng loạt nhưng vẫn có người “còn thở là còn gỡ”
Niềm tin đã mất, còn gì nữa đâu mà khóc với sầu. Đa số fan của Ngô Diệc Phàm đã rời fandom. Tuy nhiên, vẫn còn một số quyết tin idol đến cùng.
Tối ngày 22/7, Cảnh sát Bắc Kinh đã hé lộ toàn bộ chi tiết về vụ kiện giữa Ngô Diệc Phàm và hot girl Đô Mỹ Trúc trên Weibo. Công chúng ngay lập tức đổ dồn sự chú ý và bàn luận về vụ việc. Cụ thể, chính xác là Ngô Diệc Phàm đã lấy lý do tuyển chọn nữ chính cho MV của nam ca sĩ để hẹn Đô Mỹ Trúc tới nhà, chuốc bia sau đó có phát sinh quan hệ tình ái .
Tràn ngập những bài đăng tuyên bố thoát fan (dịch ở bên dưới)
Những thông tin từ cảnh sát khiến fandom của Ngô Diệc Phàm gần như mất hết chút niềm tin còn sót lại nơi anh. Rất nhiều người hâm mộ tại Trung Quốc đã bày tỏ sự thất vọng tràn trề sau nhiều năm theo dõi Ngô Diệc Phàm, đồng thời thông báo thoát fan.
Cảnh sát Bắc Kinh đã làm rõ chân tướng câu chuyện giữa Ngô Diệc Phàm và Đô Mỹ Trúc
- Ngô Diệc Phàm, một lời tạm biệt không đáng!
- Tôi vẫn nhớ về chàng trai của 8 năm trước. Tôi sẽ rời đi và không bao giờ trở lại. Tôi vẫn hy vọng anh ấy sẽ có một tương lai tươi sáng. Chúc mọi người sức khoẻ, tôi sẽ không bao giờ theo đuổi thần tượng nữa.
- Tạm biệt 4 năm thanh xuân cùng Ngô Diệc Phàm.
- Kết quả đã có rồi. Niềm hạnh phúc mà tôi mang lại cho Ngô Diệc Phàm mấy năm qua, tôi đã vui vẻ trao đi. Bây giờ thì tạm biệt.
Tuy nhiên, đến nước này, vẫn còn những ý kiến bảo vệ Ngô Diệc Phàm đến cùng, “còn thở là còn gỡ”. Một bài đăng gây nhiều tranh cãi trên Weibo với nội dung: ” Tôi sẽ không thoát fan, xã hội loài người xưa nay có thiếu chuyện dơ bẩn đâu? Chẳng qua hiện giờ chỉ là sự trong sạch giả tạo mà thôi. Muốn thay đổi thì phải là cả xã hội cùng thay đổi, điều cần lật ngược là hình thức xã hội nhằm thiết lập lại một thế giới có quy tắc, bằng không thì xã hội này không có tương lai” .
Vẫn còn những người hâm mộ quyết bảo vệ và ủng hộ Ngô Diệc Phàm đến cùng
Phản đối biện pháp phòng COVID-19, người dân Hà Lan đốt ô tô, đập phá cửa hàng
Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở châu Âu bước sang giai đoạn nguy hiểm mới trong tuần này khi người dân biểu tình bạo lực phản đối các biện pháp thắt chặt kiểm soát dịch bệnh.
Biểu tình phản đối giờ giới nghiêm Eindhoven, Hà Lan. Ảnh: EPA
Theo tờ Dailymail, tại Hà Lan, một trong những quốc gia châu Âu bị đại dịch hoành hành nặng nề nhất, chính phủ nước này đã đưa ra các biện pháp mới để giảm số ca mắc COVID-19 đang gia tăng nhanh chóng. Các biện pháp gồm áp đặt giờ giới nghiêm từ 21 giờ tới 4 giờ 30 phút sáng hôm sau. Đây là lần đầu tiên Hà Lan áp đặt giờ giới nghiêm kể từ Thế chiến thứ II.
Biện pháp này đã khiến biểu tình nổ ra khắp 10 thành phố ngày 24/1. Cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát, đốt ô tô, cướp phá cửa hàng, đập phá đồn cảnh sát.
Người biểu tình đốt phá ô tô ở Hà Lan. Ảnh: Getty Images
Giới chức thành phố Eindhoven ngày 25/1 thông báo 62 người đã bị bắt và cảnh sát đang tìm kiếm nhiều người nữa. Cảnh sát ở Amsterdam đã bắt giữ 192 người.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói: "Thật không thể chấp nhận được. Điều này không liên quan gì với biểu tình, đây là bạo lực tội phạm và chúng tôi sẽ coi các hành vi này như vậy".
Cửa hàng bị đập phá ở Eindhoven, Hà Lan. Ảnh: AFP
Thị trưởng thành phố Eindhoven, ông John Jorritsma phát biểu: "Thành phố của tôi đang kêu khóc, tôi cũng vậy". Ông đã gọi những kẻ bạo loạn là cặn bã và cảnh báo sẽ xảy ra nội chiến nếu tiếp tục tình hình này.
Trong khi đó, Pháp sẽ quyết định có phong tỏa toàn quốc lần thứ ba hay không trong tuần này. Thủ tướng Pháp Jean Castex cảnh báo tình hình đáng lo ngại khi biến thể virus có nguồn gốc ở Anh đang rất phổ biến. Một số bác sĩ Pháp cho rằng phong tỏa là điều không thể tránh khỏi.
Tại Italy, Giáo sư Walter Ricciardi, cố vấn Bộ Y tế, đã kêu gọi phong tỏa toàn quốc một tháng và cho rằng điều này là cần thiết để giảm số ca mắc COVID-19. Ông nói rằng các biện pháp hiện nay của Italy chỉ đủ để ổn định chứ không thể làm giảm số ca mắc.
Video người biểu tình đụng độ cảnh sát ở Hà Lan (nguồn: Dailymail).
Châu Âu ban đầu được ca ngợi nhờ áp dụng biện pháp cứng rắn để phòng chống dịch bệnh. Phần lớn châu Âu bị phong tỏa hoàn toàn trong tháng 3/2020. Tuy nhiên, khi làn sóng thứ hai ập tới, phần lớn các biện pháp phòng dịch đã không có hiệu quả.
Nỗ lực chống đại dịch ở châu Âu thêm phức tạp khi nhiều biến chủng mới xuất hiện, trong đó có biến chủng ở Anh - quốc gia đang bị phong tỏa hoàn toàn.
Mặc dù nhiều nước châu Âu tiếp tục thông báo biện pháp mới để giảm số ca mắc bệnh, nhưng số ca mắc vẫn cao ở những nước như Pháp, Italy, Đức, khiến bệnh viện hết chỗ trống. Tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, số ca mắc mới đã tăng lên mức kỷ lục.
Trong bối cảnh đó, Liên minh châu Âu (EU) đã phải khuyến nghị cắt giảm mọi chuyến đi không cần thiết tới các khu vực bị coi là điểm nóng dịch bệnh với từ 500 ca mắc/100.000 dân. EU dự định đưa ra bản đồ các khu vực trên trong tuần này. Có thể có từ 10 tới 20 quốc gia EU sẽ bị coi là khu vực lây nhiễm cao.
Châu Âu tiếp tục là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch COVID-19 với trên 29,2 triệu ca mắc, trong đó trên 669.000 ca tử vong từ đầu đại dịch.
Nông dân Ấn Độ lái 10.000 máy kéo đổ về thủ đô biểu tình Hàng chục nghìn nông dân Ấn Độ trên đoàn xe máy kéo đã tiến về thủ đô New Delhi biểu tình đúng ngày quốc gia đông dân thứ hai thế giới kỉ niệm lần thứ 72 Ngày Cộng hòa. Nhiều nông dân đã vượt qua rào chắn của cảnh sát để tham gia biểu tình ở thủ đô New Dehli. Ảnh: AP Thủ...