Fan so sánh cựu tuyển thủ LCK ‘out trình’ LPL: Một bên có đầy HLV, một bên chỉ toàn streamer
Theo so sánh từ fan LMHT, LCK đang sở hữu khá nhiều cựu tuyển thủ hoạt động trong ban huấn luyện của các đội tuyển chuyên nghiệp.
Khác với thời điểm cách đây 10 năm, các tuyển thủ LMHT hiện tại có rất nhiều lựa chọn cho bản thân sau khi giải nghệ. Nhưng dường như tuyển thủ ở mỗi khu vực đều có những lựa chọn khá tương đồng với nhau, vậy nên nhiều fan quốc tế đã đem LCK và LPL lên bàn cân so sánh một số cái tên sau khi rời ghế tuyển thủ.
Điển hình như gần đây, một YouTuber tại Hàn Quốc đã chỉ ra khác biệt lớn nhất giữa LCK và LPL chính là khi tuyển thủ giải nghệ, người Hàn có xu hướng trở thành những HLV, phân tích viên,… còn tại Trung Quốc thì các cựu tuyển thủ thường thử sức với vai trò streamer và ngày một xa cách với đấu trường chuyên nghiệp.
YouTuber Hàn Quốc này chỉ ra những cựu tuyển thủ của LCK đều hướng đến vai trò HLV sau khi giải nghệ – điểm khác biệt với các tuyển thủ LPL.
Theo đó, YouTuber này đã lấy một số tuyển thủ nhà T1 ra làm ví dụ cho luận điểm của mình:
Easyhoon: HLV của WBG.PoohManDu: Cựu HLV của IG, SKT, DK,…Bengi và Sky: HLV của T1.MaRin: HLV của TL.
Trong khi đó, anh chàng này chỉ ra những cái tên tại LPL như Letme, Zzitai, Mlxg,… sau khi giải nghệ đều trở thành streamer. Đồng thời, YouTuber này nhận xét tuyển thủ duy nhất tại LPL sở hữu cả danh tiếng và kinh nghiệm, chuyên môn là Clearlove – cựu HLV của EDG.
Nhiều tuyển thủ khoác áo các đội tuyển lớn tại LPL đều lựa chọn làm streamer sau khi giải nghệ.
Về phần cộng đồng LMHT, có ý kiến rằng các tuyển thủ Hàn Quốc có thể làm HLV, phân tích viên, cố vấn,… sau khi giải nghệ là do họ đều có chuyên môn cao, đồng thời có tham vọng giành cúp CKTG lớn hơn nhiều so với các cựu tuyển thủ LPL.
Ngược lại, cũng có nhiều fan cho rằng các tuyển thủ Trung Quốc không muốn gánh chịu áp lực từ đấu trường chuyên nghiệp, thay vào đó lựa chọn công việc streamer tự do không gò bó.
Hiện tại, cuộc tranh luận vẫn đang được cộng đồng LMHT đưa ra rất nhiều luồng ý kiến trái chiều.
"Kẻ thù của T1" bị tố chơi xấu, nghi vấn gây áp lực buộc trọng tài tiếp tục trận đấu dù Faker đang gặp vấn đề
HLV Daeny bị tố chơi xấu khi cố tình gây áp lực lên trọng tài để trận đấu tiếp tục khi Faker gặp vấn đề.
Trong trận đấu "Siêu Kinh Điển" của LCK Mùa Xuân 2022 nói riêng và của LMHT nói chung, T1 đã xuất sắc giành chiến thắng trước nhà ĐKVĐ LCK - DWG KIA. Đặc biệt, nếu như lượt đi, T1 còn gặp đôi chút khó khăn và chỉ có thể nhờ đến những khoảnh khắc thiên tài của các tuyển thủ lẫn sai lầm từ phía đối phương, thì sang lượt về, Faker và các đồng đội có phần "dễ chơi" hơn. Thậm chí, ShowMaker - 1 trong 2 niềm hy vọng cuối cùng của DK ở mùa giải năm nay gần như tàng hình suốt cả trận. Và ở game 2, anh chỉ có một vài khoảnh khắc lóe sáng nhưng mọi thứ đã quá muộn.
T1 đã giành chiến thắng trước DK trong trận "Siêu Kinh Điển" của tuần thi đấu thứ 6 LCK Mùa Xuân 2022
Tuy nhiên, đây có thể xem là 1 "Siêu Kinh Điển" khá... một chiều. Trong cả 2 ván đấu, DK không cho thấy sức mạnh của đội đã hủy diệt hết đội này tới đội khác ở các mùa giải trước. Họ gần như trở thành đúng cái tên mà người hâm mộ hay "cà khịa" là "Canyon Esports" khi gần như chỉ có mỗi người đi rừng này là nỗ lực nhất. Xạ Thủ Deokdam cũng có những khoảnh khắc xuất thần nhưng quá ít. Còn Burdol thì thậm chí còn mờ nhạt hơn cả ShowMaker.
Highlights T1 vs DK - Ván 1 _ Tuần 6 Ngày 1 _ LCK Mùa Xuân 2022
Highlights T1 vs DK - Ván 2 _ Tuần 6 Ngày 1 _ LCK Mùa Xuân 2022
Và khi trận đấu không mang lại quá nhiều ý nghĩa về mặt chuyên môn, thì những chuyện bên lề lại đang "chiếm sóng". Cụ thể, như ai có theo dõi trận đấu đều cũng đã thấy, có một giai đoạn delay khá lâu ở game 2, sau khi Faker vô tình sử dụng Tốc Biến lúc đầu trận. Theo như thông tin sau đó cho biết, phần âm thanh tai nghe của Faker gặp vấn đề và việc anh sử dụng Tốc Biến là do lỗi kỹ thuật. Dù rằng ván đấu bị delay khá lâu nhưng có lẽ không ai nghĩ rằng tình huống này lại là tiền đề cho 1 cuộc tranh cãi mới nổ ra sau khi trận đấu kết thúc.
Cụ thể, theo khán giả tại nhà thi đấu cũng như một đoạn pro view được tung ra, Faker phát hiện có vấn đề ở tai nghe khi game 2 vừa bắt đầu. Nhưng anh không nhận được sự hỗ trợ của trọng tài. Mãi đến khi Faker cố gắng tạm ngừng trận đấu và nhấn nhầm Tốc Biến thì trọng tài mới can thiệp. Theo luật, khi phát hiện có vấn đề, trận đấu sẽ được tạm dừng và khoảng nghỉ này được gọi là chrono-break.
Thế nhưng, HLV Daeny của DK lại liên tục tranh cãi với các trọng tài và yêu cầu trận đấu phải được tiếp tục dù vấn đề tai nghe của Faker chưa được khắc phục. Đặc biệt, theo một số nghi vấn, chính trọng tài, không rõ vô tình hay cố ý, đã tiết lộ việc Faker mất Tốc Biến cho phía DK (khi đó Faker vẫn đứng khuất trong bụi nên chắc chắn không có chuyện tuyển thủ DK count được Tốc Biến của anh).
Có thông tin từ khán giả LCK cho biết HLV Daeny đã gây áp lực yêu cầu trọng tài cho trận đấu tiếp tục dù vấn đề của Faker chưa được giải quyết
Không kể việc trọng tài ban đầu phớt lờ yêu cầu của Faker, thì hành động của HLV Daeny là không thực sự fair-play. Và chính những điều này đã làm cộng đồng fan T1 nói chung và Faker nói riêng rất bất bình về hành động của HLV Daeny.
Cộng đồng fan rất bức xúc trước hành động thiếu fair-play của HLV Daeny
Nhưng dù sao, khi vấn đề được giải quyết, Faker và các đồng đội đã cho thấy họ giành chiến thắng một cách xứng đáng. Về phần vụ việc của HLV Daeny và phía trọng tài LCK hôm nay đã không hỗ trợ kịp thời cho tuyển thủ, có lẽ người hâm mộ chỉ có thể chờ những quyết định từ BTC LCK trong thời gian tới mà thôi.
CKTG 2022: Dù thua trận nhưng RNG lại chưa được về Trung Quốc Đến giây phút cuối cùng ở CKTG 2022, RNG cũng không có được một thời khắc bình yêu sau chuỗi thị phi vừa qua. Chặng đường ở CKTG 2022 của RNG đã chính thức khép lại khi họ thua kình địch T1 tại tứ kết với tỷ số 0-3. Có rất nhiều yếu tố để mổ xẻ về đại diện LPL trong trận...