Facebook vỡ mộng kinh doanh ở Việt Nam?
Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các mạng xã hội và đặc thù của thị trường khiến Facebook không dễ thành công tại Việt Nam.
Tháng 12 năm ngoái, CEO Mark Zuckerberg của Facebook (FB) xuất hiện ở Việt Nam một cách đột ngột. Tại sao Mark lại chọn đúng dịp Giáng Sinh để tới Việt Nam trong khi chàng tỷ phú trẻ có thừa tiền để cưỡi phi thuyền hay chuyên cơ riêng tới bất kỳ nơi sang trọng nào trên thế giới nghỉ dưỡng?
Lý do chắc không chỉ vì Việt Nam tươi đẹp có nhiều thứ đủ hấp dẫn người sáng lập Facebook và đoàn tùy tùng. Và chắc hẳn là trước khi dành cho Mark một bất ngờ thú vị, con trâu anh cưỡi lên hẳn đã được tắm shampoo, xịt phấn rôm và đã được phái đoàn của Facebook khám sức khỏe kỹ tới từng cọng lông trên lưng. Sao phải nhọc công mò đến một nơi xa xôi chỉ để cưỡi trâu như thế? Yá đồ của chàng CEO trẻ tuổi thật rõ ràng. Anh muốn Facebook được chào đón ở Việt Nam.
Mark Zukenberg sẽ phải kiên nhẫn nếu muốn đưa Facebook chinh phục thị trường Việt Nam
Giấc mơ buôn thúng bán mẹt
Nếu ví Facebook là một vương quốc thì đây thực sự là một vương quốc trẻ và hùng mạnh, đang phát triển mạnh mẽ với “dân số” hiện tại là hơn 800 triệu người – đông thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó, 100% thần dân đều sở hữu máy tính và Internet – cái khung tuyệt vời để dòng máu thương mại điện tử cuộn chảy.
Tính đến thời điểm này, Facebook thành công vì nó trở thành một ứng dụng thân thiện và phổ biến, giúp người sử dụng kết nối khắp nơi trên thế giới. Nhưng về bản chất, Facebook đơn thuần chỉ là một công ty kinh doanh dịch vụ và chưa lưu ý đúng mức tới quyền riêng tư của người sử dụng.
Cách thiết kế trang Facebook cũng đang dần dần hiện rõ ý đồ thương mại hóa với đủ thông tin quảng cáo tả pí lù trên giao diện. Trong đó, chỉ tính riêng cột quảng cáo bên tay phải hiện đã chiếm tới 1/3 trang màn hình.
Hiện nay, nhiều người vào FB chỉ để đọc rồi… đi ra. Họ không muốn để lại dấu vết, vì mỗi lần bấm like hay bình luận, cho dù ở nhà mình hay nhà bạn bè là cả làng trên xóm dưới đều biết. Lượng người tiếp cận thông tin (quảng cáo) tăng lên cũng tỷ lệ thuận với việc sự riêng tư bị xâm phạm nghiêm trọng.
Video đang HOT
Vậy Việt Nam có gì hấp dẫn Facebook xét về góc độ buôn thúng bán mẹt, tức là bán quảng cáo bán lẻ, mặc dù quy mô buôn bán phải tính bằng con số hàng triệu đô la? Cùng với sự nhập cuộc của rất nhiều hãng bán lẻ trên thế giới bắt đầu chính thức bước chân vào thị trường Việt nam trong vài năm trở lại đây, chắc hẳn là Facebook nhìn thấy được không ít tiềm năng của thị trường mới mẻ này.
Ai cũng biết Facebook tồn tại và làm giàu bằng việc bán quảng cáo và các ứng dụng trò chơi. Với hơn 30% dân số Việt Nam sử dụng Internet và lượng người sử dụng Facebook ngày càng tăng, Facebook là mảnh đất lý tưởng cho tiếp thị và quảng cáo – hai trong số nhiều yếu tố chủ chốt quyết định sự thành công và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Internet và Facebook rõ ràng đã trở thành những khái niệm quảng cáo và công cụ tiếp thị mới cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ ở Việt nam. Tốc độ tăng trưởng Internet của Việt nam hiện đang nằm trong danh sách top thế giới, với số người sử dụng khoảng gần 30 triệu người, tức là chiếm gần 30% dân số. Mảnh đất quá màu mỡ cho quảng cáo.
Nhưng để chinh phục được thị trường tiềm năng ấy, Facebook chắc chắn là sẽ phải thật kiên nhẫn. Viễn cảnh khai thác dịch vụ bán ứng dụng trò chơi và quảng cáo ở Việt Nam hiện vẫn là tương lai xa, khi thói quen mua sắm của người dân và dịch vụ thương mại điện tử ở Việt Nam còn quá non nớt. Thực tế là hiện nay ở Mỹ, rất nhiều hãng bán lẻ đã từ bỏ ý định lập trang bán hàng trên Facebook. Sau một thời gian thử nghiệm, nhiều nhãn hiệu nổi tiếng đã cho trang web ngừng hoạt động. Họ hiểu rằng việc duy trì một trang bán hàng trên Facebook song song với trang web chính không phải là giải pháp hiệu quả.
Trường hợp của Việt Nam thì không giống như vậy vì hình thức mua hàng qua mạng và thanh toán bằng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ vẫn chưa thể triển khai rộng rãi được. Đa số các doanh nghiệp chọn phương án quảng cáo trên Facebook chủ yếu là để quảng bá thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc giới thiệu tên doanh nghiệp. Hơn nữa, đa phần người sử dụng ở Việt nam truy cập Facebook chủ yếu là để đọc tin tức, tán gẫu và chia sẻ với bạn bè. Vì không có tâm trạng, nên rất ít người quan tâm hay chủ tâm lên Facebook để tìm mua một thứ gì đó. Nhưng vì người người vào Facebook, nhà nhà lên Facebook nên rất nhiều doanh nghiệp háo hức đua nhau đăng banner quảng cáo. Tuy nhiên, triển vọng thực tế lại không được như mộng tưởng.
Facebook hiện không được xem là kênh quảng cáo hiệu quả
“Trái đắng” Facebook
Một số doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm sử dụng dịch vụ quảng cáo banner của Facebook. Sau vài lần dùng thử nghiệm, họ đã rút ra một kết luận rằng việc treo biển quảng cáo trên Facebook đã không giúp họ kiếm thêm được khách và tăng doanh thu như kỳ vọng.
Mạng xã hội là công cụ rất tốt để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng, nhưng chi phí và thời gian bỏ ra so với hiệu quả thì chưa được như ý. Năm 2011, sau vài lần dùng thử dịch vụ quảng cáo banner trên Facebook, một doanh nghiệp đã rút ra kết luận như sau: Khi quyết định trả tiền để chen chân xuất đầu lộ diện trên Facebook, họ khoanh vùng đối tượng khách hàng của mình là hai thành phố lớn của Việt Nam, Hà Nội và TP HCM.
Tổng số người sử dụng Facebook ở Hà Nnội và TP.HCM, độ tuổi từ 18 tới 50 là hơn 1,5 triệu (chiếm gần 1 nửa số lượng người sử dụng Facebook ở Việt Nam), trong đó hơn 800 ngàn người sống ở Hà nội. Mức budget mà doanh nghiệp này chọn là $20 một ngày cho dịch vụ quảng cáo theo số lần tạo ấn tượng. Tức là khoảng $0.03-$0.15 cho mỗi lần Facebook cho hiện banner quảng cáo trên 1 ngàn trang facebook của nhóm đối tượng mà doanh nghiệp này nhắm tới. Doanh nghiệp quyết định không sử dụng dịch vụ pay-per-click vì khá đắt. Dựa trên các tiêu chí đối tượng khách hàng đã chọn thì mức giá là khoảng $0.50/lần nhấp, quy ra tiền Việt là khoảng 10 ngàn đồng cho một lần nhấp chuột vào banner. Mức phí như vậy là quá đắt so với tình hình chung ở Việt Nam và mức chi phí quảng cáo mà các doanh nghiệp nhỏ như họ có thể bỏ ra.
Sau 10 ngày, tần suất hiển thị banner quảng cáo là khoảng 200,000 trang. Tuy nhiên, số lần bấm vào banner để tới website chính thức chỉ có khoảng 200. Nghĩa là chỉ có 200 người quan tâm. Trong 200 người đó, bao nhiêu người hiện đang ở Hà Nội và có thể tới cửa hàng của họ để xem? Và trong số những người tới cửa hàng, bao nhiêu người sẽ thực sự mua hàng, và trong số những người thực sự mua hàng, bao nhiêu người sẽ trở thành khách hàng trung thành?
Quảng cáo trên Facebook hiện đang giống như một trào lưu dùng thử và hiệu quả của nó chưa thể kiểm chứng được. Doanh nghiệp nọ cũng đã nhận thấy điều này. Họ quyết định bỏ cuộc sau 2 tháng. Với mức chi phí $600/tháng ($20/ngày như chi phí trả cho Facebook), họ đã thuê một cửa hàng mặt phố trên một con phố chính có mật độ giao thông dày đặc và tiếp hàng trăm lượt khách tới cửa hàng mỗi ngày. Nếu dịch vụ quảng cáo không hiệu quả thì trong tương lai Facebook sẽ khó có thể duy trì lượng “khách quen” về lâu dài để bảo đảm doanh thu ở Việt Nam.
“Độ nóng” của cạnh tranh
Vấn đề thứ hai là Facebook còn vấp phải tình trạng cạnh tranh với các mạng xã hội nội địa. Ví dụ ở Việt Nam, một số trang mạng xã hội đang cố gắng hút lượng người sử dụng về nhà mình. Hiện nay, mạng xã hội dẫn đầu ở Việt Nam là trang Zingme – mạng xã hội rất được giới “teen” ưa chuộng, tiếp đó là Facebook và go.vn đứng thứ 3. Mặc dù chưa có nhiều đột phá trong năm 2011, nhưng sự xuất hiện thêm nhiều mạng xã hội mới, ví dụ như Yume, Tamtay, Banbe và gần đây nhất là mạng Bang.vn, cũng trở thành “mối đe dọa” cho anh chàng ngoại quốc Facebook đang còn lạ nước lạ cái và dò dẫm tìm đường.
Cũng giống như nhiều trang mạng xã hội khác với các tính năng như chia sẻ ảnh, video, cập nhật trạng thái, nhắn tin hay chit chat và kết bạn, Bang còn một tính năng khác là tích điểm thưởng. Người sử dụng có thể tham gia nhiều hoạt động trên trang này như quảng cáo, khảo sát, chia sẻ dữ liệu để tích điểm và sau đó có thể dùng điểm này dưới dạng tiền để đăng rao vặt hay quảng cáo. Đây cũng là một thử thách đối với Facebook vì công nghệ luôn là một trào lưu, và gần đây nó thay đổi một cách chóng mặt giống như thời trang. Các công ty công nghệ phải không ngừng cải tiến và đưa ra các sản phẩm mới – lạ – sáng tạo bởi vì cái gì mới lạ đến đâu, sau 1 thời gian cũng sẽ trở thành cũ, và việc giảm giá trị là chuyện tất yếu.
Vấn đề mấu chốt ở đây là Facebook sẽ vượt qua những trở ngại nói trên như thế nào? Một điều chắc chắn là trong tương lai Facebook sẽ không chỉ cạnh tranh với các đối thủ khác mà còn phải cạnh tranh với cả chính mình thì mới có thể tồn tại trên thương trường khốc liệt. Xét rộng hơn trên phạm vi thế giới, câu trả lời cũng sẽ như vậy…nhưng con đường đi sẽ thênh thang hơn. Và không loại trừ khả năng nếu một mạng xã hội khác mang tính đột phá và tác động sâu sắc hơn tới cuộc sống xã hội xuất hiện thì việc soán ngôi vương là chuyện tất yếu sẽ xảy ra. Nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận, cho dù là Facebook hay bất kỳ một mạng xã hội nào khác, thì trong vòng thập kỷ tới truyền thông xã hội vẫn tiếp tụcchiếm ưu thế và chưa có gì thay thế được
Bài học xương máu từ thất bại của Myspace Trên thực tế, công nghệ phát triển dựa trên nền khoa học chính xác, nhưng việc dự đoán xu hướng phát triển của công nghệ trong tương lai lại không thể chính xác được như bản chất của nó. Những bài học xương máu khi ông hoàng một thời Myspace phải nhường lại ngai vua dường như vẫn còn rất mới. Chính sự thiếu sáng tạo, không linh hoạt thay đổi và cải tiến, không ý thức được giá trị thương hiệu và thiếu sự kiểm soát đã dẫn tới thất bại của Myspace. Facebook nhìn thấy hậu quả nhãn tiền từ người tiền bối nên ngay từ đầu cũng đã sáng suốt tập trung vào mục tiêu chính: đó là cải tiến và nâng cấp liên tục. Theo VNE
iPhone mới sắp ra mắt, iPhone cũ bán chậm ở Việt Nam
Trước thời điểm Apple trình làng iPhone thế hệ thứ 6 dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9 tới, tại thị trường Việt Nam hiện nay, mức độ tiêu thụ các mẫu iPhone đời cũ khá chậm.
Trước mỗi đợt Apple giới thiệu iPhone thế hệ mới, tại nhiều thị trường, các hãng viễn thông và những đại lý bán lẻ thường "xả hàng" các mẫu iPhone cũ. Mới đây tại Mỹ, Best Buy đã hạ giá iPhone 4 từ mức 100 USD xuống còn 50 USD kèm hợp đồng với nhà mạng. Target cũng giảm giá iPhone 4S xuống mức 149,99 USD (kèm theo hợp đồng 2 năm).
Không "sale off" ồ ạt như tại thị trường Mỹ, các nhà phân phối chính hãng và hầu hết các cửa hàng bán iPhone xách tay ở Việt Nam chỉ giảm giá khá nhẹ, hoặc tung ra các đợt khuyến mại với giá bán và nhiều phần quà hấp dẫn. Mặc dù vậy, thị trường kinh doanh điện thoại iPhone hiện nay lại khá ảm đạm.
Điện thoại iPhone 4 bán khá chậm tại Việt Nam.
Khảo sát tại các cửa hàng kinh doanh điện thoại iPhone tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy, lượng khách hàng đến mua mẫu smartphone sành điệu của Apple không có nhiều. Hầu hết là những khách hàng đã sở hữu máy đến cửa hàng để nhờ cài đặt phần mềm, nâng cấp hệ điều hành... Giá bán cho những mẫu điện thoại này dao động từ 10,6 triệu đồng đến 18,8 triệu đồng hàng xách tay, và từ 14,5 triệu đồng (iPhone 4 8GB) đến 22 triệu đồng (iPhone 4S 64GB) hàng chính hãng.
Điện thoại iPhone chính hãng được xem là bán chậm hơn cả, do giá bán cao và không sẵn hàng. Tại các cửa hàng của VinaPhone và Viettel, số lượng khách hàng đến hỏi mua các model iPhone 4S, iPhone 4 bản 8GB chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tại hai hệ thống cửa hàng của Thegioididong và Nhật Cường, nơi bán iPhone 3GS 2012, tình cảnh cũng không khá hơn. Giá bán khoảng 7 triệu đồng cho mẫu điện thoại này được xem là một yếu tố khiến khách hàng quay lưng với sản phẩm, bởi lẽ ở mức giá này, người dùng có nhiều sự lựa chọn tốt hơn iPhone 3GS của Apple, như HTC One V, Sony Xperia sola hay BlackBerry Curve 9360.
"Hàng chính hãng lúc có lúc không, có bao nhiêu hàng bán bấy nhiêu, và mức độ tiêu thụ các mẫu iPhone hiện nay cũng không nhiều. Giống như khách hàng trên thế giới, người dùng tại Việt Nam khá dè dặt với mẫu iPhone 4S, do tâm lý chờ đợiiPhone 5 ra mắt", anh Nguyên, chủ cửa hàng Mai Nguyên, TP.HCM cho biết.
Trong khi đó, trên thị trường xách tay, số lượng máy iPhone bán tốt hơn một chút so với hàng chính hãng. Nguồn hàng cho các mẫu iPhone 4S, iPhone 4 8GB vàiPhone 3GS được các chủ cửa hàng nhập về nhanh hơn và nhiều hơn nên đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng.
"Thời điểm hiện tại, điện thoại iPhone không phải bán quá tốt nhưng cũng không phải quá ế ẩm. Tuy nhiên, sản phẩm của Apple không còn là hàng hot trên thị trường, thay vào đó là những mẫu điện thoại mới từ Sony hay HTC. Với kiểu dáng phong phú và nhiều tính năng hấp dẫn cộng giá bán rẻ, những mẫu điện thoại này bán khá chạy", anh Văn, chủ cửa hàng Cellphone S, Hà Nội chia sẻ.
Theo VNE
Facebook bắt tay Apple, Google nên lo ngại CEO Mark Zuckerberg đã lên tiếng phủ nhận việc sản xuất smartphone đồng thời cho biết họ đang hợp tác sâu rộng với Apple. Tin đồn về việc Facebook hợp tác với một nhà sản xuất nào đó như HTC để sản xuất điện thoại mang thương hiệu của hãng, chính là điều làm sôi động giới công nghệ trong năm qua. Thế...