Facebook và Google sẽ bị phạt 10 triệu AUD nếu vi phạm quyền riêng tư
Do lo ngại về tính bảo mật thông tin, Chính phủ Australia ra thông báo sẽ tăng mức phạt lên tới 10 triệu AUD với Google và Facebook nếu vi phạm pháp luật về quyền riêng tư.
Chính quyền Australia vừa ra quy định mới để đả bảo an toàn thông tin cá nhân. Theo đó, các công ty, doanh nghiệp truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần các quy định của pháp luật về quyền riêng sẽ bị phạt 10 triệu AUD, cao gấp 5 lần so với mức phạt hiện nay là 2,1 triệu AUD.
Bên cạnh đó, các công ty và doanh nghiệp liên quan hoặc bị phạt gấp 3 lần giá trị của lợi ích thu được từ hành vi lạm dụng thông tin hoặc 10% doanh thu trong nước hằng năm. Mức phạt sẽ lấy theo con số cao hơn. Các công ty và doanh nghiệp trực tuyến cũng sẽ phải chấm dứt sử dụng hoặc tiết lộ thông tin cá nhân về các cá nhân khi có yêu cầu.
Tổng chưởng lý Australia Christian Porter cho biết những thay đổi trên sẽ được thực hiện thông qua sửa đổi Đạo luật quyền riêng tư ngay trong năm nay.
Video đang HOT
Facebook và Google đang vướng nhiều án phạt vì “nội dung độc hại” và bảo mật thông tin.
Theo ông Porter, các công ty trực tuyến kinh doanh thông tin cá nhân đang nở rộ khiến các biện pháp bảo vệ và hình phạt đối với việc lạm dụng thông tin cá nhân theo Đạo luật về quyền riêng tư hiên nay không còn đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng. Vì vậy buộc Chính phủ nước này phải ra một đạo luật mới thực tế hơn.
Đầu tháng 3 này, Anh cũng vừa ra thông báo xem xét khả năng phạt 2,2 tỷ USD đối với Facebook, và 5,4 tỷ USD đối với Google, vì “chứa nội dung độc hại”.
Trong khi đó, đầu tháng 1 năm nay, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã thảo luận về việc phạt tiền Facebook vì đã vi phạm thỏa thuận vào năm 2012 về việc bảo vệ dữ liệu người dùng và quyền riêng tư.
Đây là lần đầu tiên Facebook phải đối mặt với chính phủ Mỹ sau khi mạng xã hội này thừa nhận dữ liệu cá nhân của hơn 87 triệu người dùng đã bị cung cấp trái phép cho công ty Cambridge Analytica.
Theo Washington Post, mức phạt có thể lớn hơn so với số tiền 22,5 triệu USD mà FTC dành cho Google vào năm 2012 khi phát hiện hãng này theo dõi người dùng trên trình duyệt Safari của Apple.
Vào tháng 10 năm ngoái, các quan chức tại Anh đã phạt Facebook 500.000 bảng, đây chỉ là con số nhỏ so với con số mà những nhà quản lý tại Mỹ đang tranh luận.
Năm 2012, trong nghị định của FTC, Facebook xác nhận đã lừa dối người dùng bằng cách nói một số thông tin sẽ được giữ kín. Mạng xã hội này đã cung cấp thông tin như danh sách bạn bè, các bài đăng khi chưa có sự đồng ý từ người dùng. Đây là thỏa thuận khiến FTC tin rằng Facebook vi phạm quy định về quyền riêng tư.
Theo lao động
Nhận dạng khuôn mặt của Google Photos không bị phạt
Một thẩm phán ở Chicago (Illinois, Mỹ) đã bác bỏ vụ kiện cáo buộc Google vi phạm đạo luật bảo mật thông tin sinh trắc học, bằng cách thu thập dữ liệu sinh trắc học từ ảnh mà không được phép.
Google Photos sẽ không bị phạt vì tính năng nhận dạng khuôn mặt - Ảnh: AFP
Theo Engadget, đây quả là tin không vui cho người dùng lo lắng về nhận dạng khuôn mặt trên dịch vụ lưu trữ ảnh của Google bởi các nguyên đơn không thể chứng minh rằng họ đã chịu "thương tích cụ thể" từ hệ thống nhận dạng khuôn mặt của Google.
Vụ kiện đã được đệ trình vào tháng 3.2016. Những người khiếu nại muốn có hơn 5 triệu USD cho cư dân tiểu bang, với 5.000 USD cho mỗi lần vi phạm có chủ đích và 1.000 USD cho mỗi lần vi phạm vô ý.
Việc vụ kiện không thành công là điều không phải quá bất ngờ trong bối cảnh Google sử dụng nhận dạng khuôn mặt trong Photos để giúp người dùng tìm kiếm người và thú cưng quen thuộc. Nó cũng chỉ có thể liên kết tên với khuôn mặt khi bạn tự gán nhãn cho chúng.
Trong khi đó, đạo luật bảo mật thông tin sinh trắc học cần có sự đồng ý để thu thập định danh cá nhân, nhưng không bao gồm thông tin nhận dạng.
Theo thanh niên
Google bị phạt 50 triệu euro vì vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu chung Cơ quan bảo vệ thông tin Pháp (CNIL) vừa phạt Google 50 triệu euro (tương đương 56,8 triệu USD) vì không chấp hành quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu (EU). Đây là mức phạt cao nhất mà một cơ quan châu Âu đưa ra, và cũng là lần đầu tiên một đại gia công nghệ thế...