Facebook và báo chí: Khi cuộc chơi mất công bằng
Facebook tạo ra sân chơi để người dùng thoải mái sử dụng nội dung bản quyền của báo chí mà không phải trả phí trong khi các cơ quan báo chí phải bỏ tiền.
Bằng thuật toán khác nhau, Facebook tạo ra sân chơi để người dùng thoải mái sử dụng nội dung bản quyền của báo chí mà không phải trả phí trong khi các cơ quan báo chí phải chi rất nhiều tiền để sản xuất ra nội dung này.
Thiên đường nội dung “chùa”
Facebook là mạng xã hội lớn nhất hành tinh, nhưng cũng không ngoa khi cho rằng đây là nơi lan truyền nội dung “chùa” lớn nhất thế giới. Thật vậy, chính sách tự do của Facebook và đẩy trách nhiệm cho người dùng khiến mạng xã hội này trở thành nơi chia sẻ thông tin một cách thoải mái.
Chưa bàn đến các loại tin tức sai lệch mà được gọi là fake news, Facebook tạo ra sân chơi để người dùng chia sẻ mọi nội dung trong đó có nội dung báo chí bằng các chất liệu câu chữ, hình ảnh, video.
Điều đáng nói là Facebook không hề ngăn chặn sự lan truyền tin tức có bản quyền này, mà thay vào đó lại giúp các hội nhóm, fanpage như vậy sử dụng bản quyền báo chí.
Nghiên cứu chỉ ra người đọc đang đọc tin trên mạng xã hội nhiều hơn, nhưng Facebook không trả tiền cho báo chí.
Hồi tháng 2, câu chuyện báo chí Australia ‘tức nước vỡ bờ’ với Facebook chỉ là giọt nước cuối cùng làm tràn ly, bởi trước đó các cơ quan báo chí nơi đây đã phải chật vật sống dựa trên sự điều tiết nội dung của Facebook.
Trong cuộc chiến đó, Facebook khóa toàn bộ nội dung của các cơ quan báo chí Australia, tự tuyên bố rằng chỉ ít hơn 4% người dùng nước này đọc tin. Facebook tuyên bố tạo ra 5,1 tỷ liên kết ngoài đến các tờ báo Australia trong năm 2020, giúp tạo ra doanh thu 313 triệu USD cho các cơ quan báo chí.
Video đang HOT
Đó chỉ là những tuyên bố một phía của Facebook, nhưng trong cùng năm đó, số liệu của Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia chỉ ra rằng Facebook chỉ nộp khoản thuế 20 triệu USD trên doanh thu 712,7 triệu USD. Không cần nói cũng thấy con số nào lớn hơn ở đây.
Tại Mỹ, Facebook vội vàng phải đưa vào Instant Articles từ năm 2015 và Facebook News từ năm 2019. Đây là những tính năng để tạo ra chia sẻ doanh thu với các nhà xuất bản nội dung nói chung, chứ không riêng gì cơ quan báo chí.
Instant Artcles ra đời để Facebook chia sẻ doanh thu với báo chí, nhưng mau chóng trở thành nguồn phát tán tin giả, tin sốc hoặc ăn cắp bản quyền nội dung báo chí chính thống.
Vì thế, Instant Articles kể từ khi ra đời đến nay đã trở thành thiên đường kiếm tiền cho các website ăn cắp nội dung bản quyền của báo chí chính thống. Và Facebook hợp pháp hóa việc này bằng một cơ chế kiểm duyệt lỏng lẻo, gián tiếp tạo ra vô số các website tin giả, tin sốc, tin lấy lại khiến các cơ quan báo chí chảy máu nội dung nghiêm trọng.
Vì thế Facebook News đã ra đời để chắt lọc thông tin một cách chính thống hơn. Nhưng một lần nữa Facebook lại bị đặt dấu hỏi về cơ chế chia sẻ doanh thu, kiểm soát việc xác thực nội dung và đối tác như thế nào.
Xa hơn, người ta lo ngại rằng Facebook News sẽ lại chỉ là nơi để giữ chân người dùng ở lại lâu hơn trên nền tảng mạng xã hội này, qua đó tối đa hóa doanh thu mà Facebook kiếm được mà thôi. Đó là chưa kể Facebook vẫn đang rất chậm chạp triển khai tính năng này ra bên ngoài nước Mỹ mà mới chỉ có Anh là nước đầu tiên có mục Facebook News.
Trong cuộc chiến với nước Úc hồi tháng 2 năm nay, Facebook đã tuyên bố cùng Google đầu tư 1 tỷ USD vào ngành tin tức nước này trong ba năm tiếp theo. Đó chỉ là một hạt cát nhỏ trong khoản doanh thu khổng lồ 268 tỷ USD mà Facebook và Alphabet (công ty mẹ Google) tạo ra chỉ tính riêng trong năm 2020.
Lá chắn bảo vệ Facebook
Facebook cũng như các công ty truyền thông mạng xã hội khác, không lo sợ vấn đề vi phạm bản quyền nội dung là nhờ một lá chắn đã có từ lâu. Điều 230 của đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act) ban hành năm 1996 giúp Facebook tránh phải chịu trách nhiệm về những thứ do người dùng đăng lên.
Và vì thế, Facebook mặc sức để người dùng thoải mái ăn cắp nội dung, chất xám của báo chí. Thay vì ngăn chặn, Facebook có một cơ chế giúp tăng tương tác (engagement) và tiếp cận (reach) để những nội dung như vậy lan truyền rộng hơn, trong khi báo chí vất vả xuất bản nội dung lại không đến được người đọc thực sự.
Nói theo kiểu thuật ngữ công nghệ, Facebook đang hostlink, giam cầm người dùng để giữ lại miếng bánh béo bở nhất mà không gửi lại traffic, phần đáng được trả cho các tờ báo. Đó là chưa kể thông tin cá nhân của người dùng được Facebook giữ lại và thoải mái sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Đây là điều không thể chấp nhận được khiến News Corp của tỷ phú Rupert Murdoch đã phải tự mình đàm phán với Google và Facebook để đưa một thỏa thuận có lợi nhất cho đế chế của vị tỷ phú 90 tuổi này.
Tuy nhiên không phải cơ quan báo chí nào cũng có đủ vị thế để gây sức ép lên Facebook như News Corp. Như bài học của nước Úc, đã đến lúc cơ quan báo chí trên toàn thế giới cùng đồng lòng bắt tay chống lại kẻ khổng lồ xấu chơi như Facebook và Google.
Facebook đã đóng góp gì cho báo chí?
Facebook đang bị chỉ trích dữ dội vì quyết định 'nghỉ chơi' ở Australia. Dù sao, đây cũng chính là lúc nhìn lại và đánh giá những chương trình hỗ trợ báo chí của mạng xã hội này, bao gồm Instant Articles và Facebook News.
Facebook vừa thông báo sẽ chặn nội dung tin tức ở Australia, kiên quyết phản đối dự luật mới mà họ cho là mang tính mang tính ép buộc trả phí báo chí cao. "Facebook vốn đã giúp cho các báo phát triển lượng độc giả, gia tăng doanh thu quảng cáo và tăng lượng thuê bao trả phí", mạng xã hội này khẳng định.
Đáng chú ý là Facebook còn chia sẻ về kế hoạch triển khai hệ thống trả phí tin tức Facebook News ở Australia. "Tuy nhiên, chúng tôi chỉ làm vậy nếu hệ thống luật không trở nên vô lý. Điều luật của Australia tạo tiền lệ chưa từng có", Facebook không ngần ngại khẳng định.
Facebook đang bị chỉ trích dữ dội vì quyết định "nghỉ chơi" của mình. Dù sao, đây cũng chính là lúc nhìn lại và đánh giá những chương trình hỗ trợ báo chí của Facebook.
Facebook chia sẻ đang có kế hoạch triển khai hệ thống trả phí tin tức Facebook News khắp thế giới.
Instant Articles chưa tạo nguồn thu đáng kể
Facebook ra mắt Instant Articles vào tháng 5/2015. Đây là tính năng mà các tòa soạn báo có thể thiết lập cho đường link tin bài trên Facebook để người dùng đọc ngay trong ứng dụng mạng xã hội này, không cần vào tận trang web gốc. Từ đó tốc độ tải trang báo cũng nhanh hơn, theo Facebook khẳng định là gấp 4-10 lần.
Tốc độ tối ưu của Instant Articles được ghi nhận là có thật. Kết quả thử nghiệm của hãng Catchpoint Systems cho thấy, thời gian tải trang trung bình trên Instant Articles chỉ mất chưa đến 300ms, trong khi thông số tương đương của trang web báo điện tử là 3,66s. Vivian Schiller, cựu lãnh đạo tờ New York Times nhận xét, Instant Articles "quá khó để phớt lờ".
Đầu năm 2016, Instant Articles đã được mở cho tất cả các tờ báo trên thế giới. Tất nhiên sức hấp dẫn của Instant Articles cũng đến từ khả năng hỗ trợ quảng cáo. Các tòa soạn báo có thể giữ lại 100% doanh thu từ quảng cáo họ tự bán được, hoặc cắt 30% cho Facebook đối với quảng cáo nền tảng này bán được.
Mới nhất vào tháng 12 năm ngoái, Facebook công bố số liệu khá lạc quan với hơn 5.700 tòa soạn báo bắt đầu dùng hoặc trở lại Instant Articles, tăng trưởng so với năm trước nữa. Chỉ số doanh thu mỗi 1.000 lượt đọc (RPM) cũng tăng 48% theo chu kỳ năm, tính trong 100 tòa soạn báo hàng đầu ở Mỹ và Canada.
Mặc dù vậy, nhiều tòa soạn báo cũng chia sẻ rằng, nguồn thu từ Instant Articles không đáng kể, và không ổn định. Có không ít ý kiến còn cho rằng, Instant Articles đang "chết dần". Cũng không khó hiểu chuyện doanh thu quảng cáo Instant Articles không đáng kể, khi mà tin tức báo chí thực ra không được Facebook ưu tiên trên News Feed của người dùng.
Bài viết trên New York Times nhận định, Facebook không xem tin tức báo chí là trung tâm, mà vẫn hướng tới phát triển mạng xã hội để người dùng chia sẻ với nhau ảnh, video, câu chuyện cá nhân; tin tức chỉ là một phần trong đó.
Facebook News chưa triển khai rộng
Facebook còn có một mô hình trả phí báo chí khá tiềm năng, đó là Facebook News. Năm 2019, Facebook bắt đầu triển khai Facebook News ở Mỹ, với khoảng 200 báo tham gia. Đến cuối tháng 1 năm nay, Facebook bắt đầu mang chương trình này sang Anh, sau khi hoàn tất hợp đồng với nhiều cơ quan truyền thông lớn của nước này như Sky News, Financial Times, hay Guardian.
Facebook News là tab dành riêng cho tin tức báo chí trên ứng dụng di động của Facebook. Tab này sẽ hiển thị những tin bài nóng hổi nhất của các đối tác báo chí, bao gồm đầy đủ lĩnh vực như kinh doanh, công nghệ, giải trí, thể thao, cũng như cá nhân hóa theo ưu tiên của người dùng. Facebook hứa hẹn hợp đồng nhiều năm, nhiều triệu USD cho các đối tác.
Điều đáng tiếc là Facebook News chưa được triển khai rộng hơn. Hệ thống tương tự của Google, News Showcase, đang khá được chào đón ở Australia, kéo về hợp đồng một cách thuận lợi với các cơ quan truyền thông lớn như Seven West Media hay Nine Entertainment. News Showcase là mô hình thu mua tin tức mà Google đã triển khai ở nhiều quốc gia.
Google, Facebook hỗ trợ 600 triệu USD cho báo chí: Chỉ là 'muối bỏ bể'? Facebook, Google chi hàng trăm triệu USD để hỗ trợ tòa soạn trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo báo chí cho rằng số tiền này chưa đủ để tạo ra hiệu ứng lâu dài. Trước áp lực chính trị và luật pháp, Facebook và Google cam kết chi tổng cộng 600 triệu USD hỗ trợ các tòa báo khắp thế giới....