Facebook, Twitter bị chặn ở Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc đảo chính
Các mạng xã hội phổ biến trên thế giới được cho là đã bị chặn tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh quân đội nước này tiến hành cuộc đảo chính.
Theo Cnet, dịch vụ của Facebook, Twitter và YouTube đang không thể truy cập tại Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội tuyên bố đã nắm quyền lực nhưng Tổng thống Tayyip Erdogan cho rằng âm mưu đảo chính sẽ bị dập tắt.
Ông Erdogan phát biểu trên truyền hình qua ứng dụng FaceTime. Ảnh: Ceylan Yeginsu.
Một số người tại đây đã dùng VPN hoặc các dịch vụ ẩn danh khác để phát video trực tuyến thông qua Facebook Live. Thành phố Istanbul dày đặc binh sỹ sau cuộc đảo chính và đây cũng trở thành “điểm nóng” với hàng chục video live tường thuật diễn biến sự việc.
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sử dụng tính năng FaceTime trên iPhone để kêu gọi những người ủng hộ xuống đường và chung tay chống lại cuộc đảo chính. Ông còn truyền tải thông điệp trên Twitter, dù mạng xã hội này đang bị chặn tại đây.
Thông điệp của ông Erdogan được đăng tải trên Twitter.
Video đang HOT
Phát ngôn viên của YouTube nói công ty biết dịch vụ của họ đang không thể truy cập ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời nói thêm rằng điều này xảy ra dù “hệ thống dường như vẫn chạy bình thường”. Facebook và Twitter chưa đưa ra bình luận.
Đình Nam
Theo VNE
Live stream và cái kết của kênh truyền hình truyền thống
Facebook Live cùng các nền tảng mạng xã hội đang dần thay đổi thói quen xem video của người dùng cũng như "bức tử" các nội dung trên truyền hình.
Thứ 4 tuần trước, cảnh sát ở Falcon Heights, Minnesota, đã bắn chết một người đàn ông da màu có tên Philando Castile trong khi người này đang đỗ xe chờ đèn tín hiệu. Bạn gái của Castile - Diamond Reynolds, cùng ngồi trong xe lúc đó đã dùng Live stream trên Facebook bằng điện thoại, phát sóng trực tiếp vụ nổ súng.
Ngày hôm sau, một loạt các cuộc biểu tình phản đối bạo lực trong ngành cảnh sát nổ ra trên khắp đất nước. Tại cuộc biểu tình ở thành phố Dallas, một tay súng đã bắn chết 5 cảnh sát và 6 người khác bị thương.
Chỉ sau 2 ngày, đoạn video trên đã đạt 5,4 triệu lượt xem, xấp xỉ lượng người xem chương trình truyền hình World News Tonight của kênh ABC.
Truyền hình trực tiếp không còn ở thế độc quyền
Được đưa vào thử nghiệm tại Mỹ từ năm 2015, Facebook Live được sử dụng đầu tiên bởi các thương hiệu, người nổi tiếng và nhà xuất bản. 1/2016, hãng cam kết sẽ mở rộng phạm vi sử dụng ra toàn cầu.
Tại hội nghị F8 (hội nghị nhà phát triển thường niên của Facebook), Mark Zuckerberg nhận định, video sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền tảng này trong thập kỷ tới, giúp tăng lượng người dùng trong tương lai.
Tính đến nay, với hàng triệu video mỗi ngày, Facebook Live phát triển với tốc độ chóng mặt. Truyền hình đang bị đe dọa hơn bao giờ hết, khi các nhà đài không còn ở thế độc quyền trong việc phát sóng trực tiếp.
Twitter và Facebook đang lên kế hoạch phát sóng trực tuyến các trận đấu bóng bầu dục (NFL) mùa giải tới trên các trang mạng xã hội. Lợi ích của việc này là người dùng có thể tua lại để xem nếu cần, thoải mái thảo luận cùng những người khác về diễn biến trận đấu.
Twitter thỏa thuận thành công việc phát sóng các trận đấu bóng bầu dục nhà nghề Mỹ NFL. Ảnh: Newscul.
Đối với các chương trình tin tức, Facebook Live giúp truyền tải thông tin nhanh nhất, từ động đất, núi lửa cho tới các cuộc tấn công của tổ chức hồi giáo cực đoan.
Điều đặc biệt là những thông tin này không bị chỉnh sửa hay can thiệp bởi phóng viên hay nhà sản xuất. Vào bất cứ lúc nào hay ở bất cứ đâu, độc giả hoàn toàn có khả năng tương tác ngược lại, đính chính những thông tin sai lệch nếu có. Sự chân thật được đẩy lên mức cao nhất.
Dây cáp tivi đang dần bị thay thế bởi đường truyền internet.
Năm 2015, theo số liệu do công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, số lượng người xem truyền hình có sự suy giảm đáng kể.
Hãng đã tiến hành nghiên cứu 30.000 người dùng trên khắp thế giới. Kết quả cho thấy 20 - 25% người xem ở độ tuổi dưới 49 có kế hoạch thay thế dây cáp trong tương lai.
Trong tương lai, bóng dáng của cáp truyền hình sẽ biến mất. Ảnh: Tvinsider.
Có thể dễ dàng nhận thấy những lợi ích khi sử dụng đường truyền Internet thay cho cáp truyền hình như tiết kiệm chi phí, tránh phải xem những kênh không mong muốn, ít bị làm phiền bởi quảng cáo vả xem được các chương trình trực tuyến.
Có thể nói, cuộc chiến phát sóng trực tiếp ngày càng cam go khi các ông lớn từ các nền tảng mạng xã hội tranh nhau nhảy vào cuộc đua, từ Periscope, Snapchat, Twitter cho tới Facebook. Tuy nhiên, ưu thế hiện nay đang thuộc về Facebook, mạng xã hội lớn nhất hành tinh, với 1,65 tỷ người dùng hàng tháng.
Chỉ cần "lướt" Facebook một vòng, người dùng có thể theo dõi bất cứ chuyện gì, diễn gia ở đâu, như thế nào một cách vô cùng chân thực từ những phóng viên không chuyên. Người ta tin rằng, có thể ngày tàn của các kênh truyền hình và tivi truyền thống đang đến gần.
Trần Tiến
Theo Zing
Facebook bắt đầu kiểm soát tất cả video trực tiếp Facebook quyết định sẽ kiểm duyệt các video trực tiếp vì lý do bạo lực ảnh hưởng đến người dùng. Chỉ vỏn vẹn 10 phút hôm thứ Tư tuần trước (6/7), thông qua Facebook Live, một người dùng mạng xã hội đã cho hàng triệu người thấy cái chết của một người đàn ông tên là Philando Castile, bị bắn chết bởi một...