“Facebook Trung Quốc” ra luật mới gây sốc: Nhiều follower là có quyền sinh sát, tự do chặn người khác bình luận ở mọi nơi
Quyền hạn của tính năng mới này còn tối cao hơn cả “ block” trên Facebook gốc, khiến cho rất nhiều người dùng lên tiếng phản đối.
Mới đây, một quyết định của Weibo – mạng xã hội nội địa được ví ngang như Facebook của Trung Quốc – đã tung ra một cập nhật mới gây khá nhiều tranh cãi trong dư luận: Cho phép những người dùng nổi tiếng, “nhiều fame” được quyền cấm người khác sử dụng mạng xã hội.
Weibo đang hứng chịu một làn sóng dư luận lớn sau update mới đây.
Đúng vậy, quyền cấm sử dụng mạng xã hội ở đây không đơn giản là chuyện block nhau giữa 2 cá nhân, mà là việc người bị cấm sẽ hoàn toàn không thể sử dụng một số chức năng nhất định trên mọi hoàn cảnh khi đăng nhập, chỉ kết thúc sau một thời gian định sẵn. Đó là thông báo chính thức được Weibo đưa ra với mục đích “ngăn chặn và khắc chế các hành vi quấy rối”.
Điều kiện để một người dùng có quyền thực thi điều đó lên một đối tượng khác là phải sở hữu trên 100.000 follower. Từ đó, đối tượng được chọn sẽ bị cấm bình luận ở mọi post trên Weibo trong 3 ngày. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người bức xúc là quyền hạn mà Weibo trao tặng cho những người dùng nổi tiếng kia: Họ có thể cấm người khác sử dụng mạng xã hội mà không cần một lý do chính đáng cụ thể, vì Weibo sẽ không phụ trách xem xét các nguyên nhân gây nên trường hợp này. Vì thế, chẳng cần phải gây hấn hay quấy rối lẫn nhau, một quyết định lạnh lùng vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Video đang HOT
Các nút chức năng để “ban” người khác trên giao diện gốc của Weibo.
Được biết, chỉ có tính năng comment là bị khóa trên tài khoản của “người được chọn”, còn các hành động như đăng status, Like và nhiều thứ khác vẫn có thể thực hiện bình thường. Thời hạn quy định là 3 ngày.
Một làn sóng phẫn nộ đã nổi lên khi Weibo đưa ra thông báo trên, đến từ đại đa số người dùng phổ thông khi họ cảm thấy quyền lợi quá bấp bênh và không công bằng khi thiên vị những người nổi tiếng trên mạng, có thể tạo ra nhiều hành vi lợi dụng quá đà. Trước khi tính năng mới này được đưa ra, mọi thứ gần như vẫn tương tự y hệt Facebook với nút “block” riêng giữa 2 người với nhau. Ngoài ra, vẫn có một ngoại lệ về hình phạt nặng hơn, nhưng chỉ xảy ra khi một người bị block bởi ít nhất 3 người khác, chứ không phải cứ nhiều follower là dễ dàng nắm quyền tự do tự tại như bây giờ.
Trái với luồng dư luận này, những người dùng nổi tiếng thì tỏ ra ủng hộ và cho rằng đây là một cách tích cực để giúp họ giảm thiểu tình trạng phá phách, quấy rối trang cá nhân của mình.
Theo Tri Thuc Tre
Quan điểm gây tranh cãi: Chia tay mà block Facebook là yếu đuối, sợ hãi, trốn chạy!
Ai cũng từng yêu, cũng từng vui và rồi... hết vui. Sau một chặng đường đi cùng nhau, bạn chọn cách nào để đối diện với người cũ - vẫn là bạn với nhau trên Facebook hay thẳng tay block người ta?
Nút block có lẽ là nút được Facebook sinh ra để giành cho những người đã chia tay nhau. Chia tay vì lí do gì thì người ta cũng sẽ có một khoảng thời gian mệt mỏi, đau buồn, hoài nghi và thậm chí là hận thù đối phương. Đang nhớ hay đang buồn mà cứ thấy bóng hình của người yêu cũ khắp nơi trên MXH, thậm chí là thấy họ đang hạnh phúc và vui vẻ bên người mới chắc chắn chẳng dễ chịu gì. Vậy là nhẹ thì unfriend, nặng thì block thôi!
Quan điểm block sau chia tay là yếu đuối đang gây tranh cãi (Ảnh: Page Top comment)
Liệu nút block có thật sự giúp cho bạn bình tâm, thanh thản hay dễ chịu hơn hậu chia tay thì đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Vì vậy mới đây, 1 dòng comment với quan điểm: " Chia tay mà unfriend, mà block nhau thì đấy không phải là chia tay. Đấy là chạy trốn, là sợ hãi và yếu đuối" đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều.
R.T - chủ nhân của comment này bày tỏ: " Có nhiều người ngộ lắm, unfriend với block xong vẫn thường xuyên log acc khác để vào wall người ta xem. Xem họ có updates gì mới không, hay share gì, đang vui hay đang buồn. Block vậy mà còn block làm gì?". Sở dĩ R.T gọi những người phải block người cũ là chạy trốn, sợ hãi và yếu đuối là vì: " Bản thân họ không đủ can đảm và mạnh mẽ nhìn người kia sống một cuộc sống mới mà không có sự hiện diện của mình".
Theo bạn, block sau chia tay có thực sự khiến người ta cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn?
Quan điểm của R.T đang nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình và cả phản đối của cư dân mạng.
Bạn H.L: " Đúng là block rồi nhiều người vẫn tìm cách xem người kia đang làm gì thì cũng chỉ là hình thức thế thôi. Nhưng mà, chẳng phải chạy trốn, sợ hãi hay yếu đuối gì cả, nó chỉ là một phản ứng tâm lí rất bình thường của người sau chia tay thôi. Lúc này họ bị giằng xé giữa rất nhiều cảm xúc khác nhau nên mới làm vậy. Nói chung là một thời gian sau thì ai cũng ổn thôi, block hay không block thì cũng vậy cả".
Bạn K.C thì phản ứng mạnh mẽ: " Mình quá ghét bản mặt của người cũ và không muốn nhìn thấy nữa mới mới block. Cũng chẳng còn bận tâm gì nữa thì có gì mà sợ hãi với chẳng yếu đuối?".
Bạn M.N: " Không muốn nhìn thấy thì phải block với unfriend chứ sao. Yếu đuối cũng được, sợ hãi cũng được. Còn hơn phải tỏ ra như mình mạnh mẽ cho ai xem?".
Bạn V.A: " Đung. La sơ hai, trôn tranh, yêu đuôi. Biêt la không nên nhưng vân phai lam. Vân vao wall đêu đêu nhưng vân tôt hơn la không unfriend. Luc đâu không quen nhưng co le se dê buông hơn, cung thoai mai hơn".
Còn bạn, bạn đã bao giờ block người cũ khi chia tay? Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Việc block này có giúp bạn thoải mái hay dễ chịu hơn không?
Theo Trí thức trẻ
Vụ giảng viên bị tố "gạ tình" ở Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội: Vạ mồm vạ cả hai tay! Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội vừa có kết luận, có đủ cơ sở cho rằng TS. giảng viên Nguyễn Hùng Cường đã chủ động nhắn tin với các nữ sinh trong đó nội dung các tin nhắn có thể hiện cách ứng xử chưa đúng mực trong mối quan hệ giữa nhà giáo và người học. Thời gian qua, trên...