Facebook trở thành môi trường màu mỡ của tin tặc
An ninh mạng tại các cơ quan doanh nghiệp không được cải thiện
Theo thống kê của Bkav, trong năm 2012 vẫn có tới 2.203 website của các cơ quan doanh nghiệp tại Việt Nam bị tấn công, chủ yếu thông qua các lỗ hổng trên hệ thống mạng. So với năm 2011 (có 2.245 website bị tấn công), con số này hầu như không giảm.
Thực trạng này cho thấy, an ninh mạng vẫn chưa thực sự được quan tâm tại các cơ quan, doanh nghiệp. Hầu hết cơ quan doanh nghiệp của Việt Nam chưa bố trí được nhân sự phụ trách an ninh mạng hoặc năng lực và nhận thức của đội ngũ này chưa tương xứng với tình hình thực tế. Đó là những nguyên nhân chính.
Phần mềm gián điệp – Chiến lược mới của tội phạm mạng
Trong năm 2012, tấn công, phát tán phần mềm gián điệp ( spyware) vào các cơ quan, doanh nghiệp là hình thái mới của giới tội phạm mạng mang tính chất quốc gia. Thế giới trong năm qua bị rúng động bởi sự hoành hành của Flame và Duqu, những virus đánh cắp thông tin mật của các hệ thống điện toán khu vực Trung Đông. Những vụ việc tương tự cũng đã bắt đầu diễn ra tại Việt Nam.
“ Bạn có thể sẽ giật mình với thông tin trên, song thực tế tại Việt Nam, hệ thống giám sát virus của Bkav đã phát hiện hàng loạt email đính kèm file văn bản chứa phần mềm gián điệp được gửi tới các cơ quan, doanh nghiệp“, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu Công ty Bkav (Bkav R&D), nhận định. Do từ trước tới nay các file văn bản vẫn được cho là an toàn, hầu hết người nhận được email đã mở file đính kèm và bị nhiễm virus dạng spyware khai thác lỗ hổng của phần mềm Microsoft Office (bao gồm cả Word, Excel và PowerPoint). Khi xâm nhập vào máy tính, virus này âm thầm kiểm soát toàn bộ máy tính nạn nhân, mở cổng hậu (backdoor), cho phép hacker điều khiển máy tính nạn nhân từ xa. Chúng cũng nhận lệnh hacker tải các virus khác về máy tính để ghi lại thao tác bàn phím, chụp màn hình, lấy cắp tài liệu.
Sự việc một lần nữa rung lên hồi chuông báo động về thực trạng mất an toàn an ninh mạng của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thế giới luôn tiềm ẩn nguy cơ một cuộc chiến tranh mạng có thể xảy ra.
Virus trên điện thoại di động không còn là lý thuyết
Nếu như những năm trước, virus trên điện thoại di động còn manh nha, chủ yếu ở dạng thử nghiệm thì trong năm 2012, chúng đã trở thành mối đe dọa thực sự đối với người sử dụng. Từ đầu năm đến nay tại Việt Nam có tới 34.094 mẫu virus lây lan trên di động, gấp hơn 9 lần so với năm 2011 (3.700 mẫu).
Hình thức lây nhiễm của virus trên điện thoại di động cũng tương tự virus trên máy tính. Lợi dụng nhu cầu tìm kiếm phần mềm nổi tiếng dành cho smartphone, hacker đã tạo ra những phần mềm giả mạo có chứa mã độc rồi đẩy lên các “chợ” ứng dụng không chính thống trên Internet, lừa người dùng tải về. Liên tiếp từ tháng 4/2012, các phần mềm như Instagram hay trò chơi Angry Birds đã bị virus núp bóng, mượn danh để tấn công người dùng.
Xu hướng giả mạo phần mềm để lây nhiễm virus sẽ còn tiếp tục trong những năm tới, khi mà mỗi ngày có hàng nghìn ứng dụng dành cho smartphone được cập nhật lên Internet.
Facebook – môi trường màu mỡ của tin tặc
Số lượng người sử dụng mạng xã hội Facebook bùng nổ kéo theo sự chuyển hướng tấn công của virus máy tính. Thay vì nhắm đến Yahoo! Messenger như trước đây, các loại malware chuyển sang lợi dụng mạng xã hội để lây nhiễm vào máy tính của người dùng.
Video đang HOT
Một trong những chiêu thức phát tán virus khiến người dùng dễ bị mắc bẫy nhất trên Facebook hiện nay là ngụy tạo plugin của YouTube nhưng có chứa virus.Sau đó, kẻ xấu lừa người dùng tải plugin này về để xem video clip, thực chất là tải virus để phát tán đường link chứa virus tới danh sách bạn bè của nạn nhân. Các video thường là hình ảnh nhạy cảm của các ca sỹ, diễn viên hay cầu thủ nổi tiếng như Rihanna, Emma Watson, Ronaldo… để dễ lừa người sử dụng.
Sự chủ quan đã khiến nhiều người dùng mắc lừa kẻ xấu, tự tải virus về máy tính. Ý thức của người sử dụng khi tham gia vào mạng xã hội trên Internet cũng là vấn đề đáng báo động trong năm 2012.
An ninh điện thoại di động nóng về cuối năm
Trong bức tranh toàn cảnh về an ninh mạng năm 2012, mảng an ninh trên điện thoại di động nổi cộm với nhiều biến động về cuối năm. Điều này cũng dễ hiểu vì smartphone đang dần thay thế cho điện thoại truyền thống và đạt mức tăng 47% (thống kê mới nhất của Công ty Gartner về tình hình điện thoại di động thế giới trong quý 3/2012).
Sự tăng trưởng nóng của smartphone đã kéo theo nguy cơ mất an toàn an ninh thông tin trên thiết bị cầm tay đang dần thay thế máy tính. Hàng loạt vấn nạn như nghe lén điện thoại di động, lừa đảo bằng SMS trên iPhone, lừa đảo cước viễn thông qua cuộc gọi nhỡ và các biến tướng của nó… đã gây ra nhiều thiệt hại và sự hoang mang, lo sợ cho người sử dụng. Cũng trong năm vừa qua, trung bình mỗi ngày có tới 9,8 triệu tin nhắn rác được gửi tới điện thoại di động của người dùng tại Việt Nam và các nhà mạng thu được 3 tỷ đồng mỗi ngày từ các hoạt động liên quan đến tin nhắn rác.
Đáng lo ngại nhất là nhiều phần mềm nghe lén trên điện thoại di động đang được rao bán tràn lan trên mạng. Những phần mềm này cho phép người nghe lén kiểm soát mọi cuộc gọi đến và đi cùng nhiều dữ liệu quan trọng khác như nhật ký cuộc gọi, nội dung tin nhắn, hay vị trí của nạn nhân. Điều đó cũng có nghĩa là đời tư của người sử dụng rất dễ bị xâm phạm nghiêm trọng.
Xu hướng năm 2013
Hoạt động gián điệp mạng thông qua phát tán virus sẽ trở thành ngành “công nghiệp” trong năm 2013. Đa phần người sử dụng vẫn ngộ nhận rằng file văn bản (Word, Excel, PowerPoint) là loại file an toàn, không có virus. Không đơn giản để thay đổi quan điểm này trong tương lai gần và đó chính là điều kiện “lý tưởng” để giới tội phạm phát triển một mạng lưới gián điệp.
Những hình thái phát tán mã độc vốn chỉ thấy trên môi trường máy tính sẽ chuyển hướng bùng phát trên môi trường smartphone trong năm 2013. Các phần mềm nổi tiếng, phần mềm an ninh cho điện thoại di động sẽ là đối tượng bị giả mạo nhiều nhất. “ Nhu cầu cài đặt phần mềm an ninh cho di động tăng cao là miếng mồi ngon để giới tội phạm nhắm tới“, ông Nguyễn Công Cường, phụ trách Bộ phận an ninh di động của Bkav nhận định.
Theo Genk
Đã qua rồi thời kì làm giàu dễ dàng bằng ứng dụng di động
Thị trường ứng dụng di động đã phát triển đến độ bão hòa nhanh chóng đến mức ngay cả những sản phẩm cực kì ấn tượng cũng khó làm nên hiệu ứng đặc biệt. Mà nếu không tạo được hiệu ứng, sẽ rất khó để thu hút người sử dụng và các nhà phát triển.
Vài năm trước đây, khẩu quyết của những nhà đầu tư mạo hiểm là xây dựng các sản phẩm mới cho nền mobile trước tiên và Web thứ hai. Thế nhưng, việc cạnh tranh trên thị trường ứng dụng đang trở nên ngày một khó khăn, nhiều người đã bắt đầu xem xét lại chiến lược này.
Xem lại khẩu quyết "Di động là trước hết"
Nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng Fred Wilson là một trong người đầu tiên quảng bá trào lưu "Di động trước tiên", trong một bài viết trên blog tháng 9 năm 2010. Gần hai năm sau, Wilson đã sửa lại quan điểm của mình về vấn đề này trong một bài viết mới có tên "Điều gì đã thay đổi". Và đây là quan niệm mới của ông: "Đ ầu tiên, hãy nghĩ về thị trường di động , nhưng đừng bỏ qua Web".
Wilson đã cho thấy rất ít ứng dụng có thể cực kì thành công mà chỉ tham gia thị trườngdi động. Ông liệt kê một vài cái tên như Instagram, Tango, Shazam và hai hoặc ba công ty nữa như những người thực sự thành công với nền tảng mobile trước tiên. Ngoài ra một số công ty phát triển game di động cũng đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, điển hình nhất là Rovio với Angry Birds.
Các ứng dụng game đạt thành công rất lớn.
Norby tiếp tục: " Tôi sử dụng điện thoại nhiều hơn bất cứ thứ gì khác. Tôi hoàn toàn không nghĩ rằng đây là nơi những nhà khởi nghiệp tham vọng thành công thực sự nên bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Nền tảng iOS và Android là những trận địa bày bố để đưa ta đến thất bại, họ thu hút ta bằng con bài người sử dụng. Thế nhưng trong thực tế, ta phải đấu tranh để sinh lợi cho các nền tảng này nhiều hơn là cho sự tồn vong của chính mình. Rõ ràng xây dựng một ứng dụng đủ tốt để phục vụ khách hàng và cạnh tranh là cần thiết. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một phần chứ không phải toàn bộ chiến lược của bạn."
Sự thăng tiến mạnh mẽ của Cách mạng Di động làm các startup trở nên nóng vội. Họ lập tức tìm cách xây dựng những ứng dụng thật đẹp đẽ và ấn tượng. Sau khi quá trình thiết kế và phát triển hoàn tất, họ sẽ phát hành trên App Store và Google Play, hy vọng vào nhưng đánh giá tích cực từ TechCrunch và chờ đợi khách hàng đổ xô đến.
Thế nhưng "đời không là mơ", rất nhiều startup đã phải chịu thất bại cay đắng.
Những con số gây sửng sốt
Tuần trước, công ty phân tích di động Flurry đã báo cáo về sức phát triển khủng khiếp của nền kinh tế ứng dụng di động. Flurry theo dõi 250,000 ứng dụng từ 85,000 nhà phát triển, một phần khá đáng kể của công nghiệp ứng dụng. Chỉ riêng trong tháng mười một, họ ghi nhận một nghìn tỷ sự kiên ứng dụng (một sự kiện là khi một người hoàn thành một hành động trong một ứng dụng, chẳng hạn như ghi một bài hát) cùng với đó là 60 tỷ quá trình sử dụng (tính bằng mỗi lần người sử dụng mở và đóng một ứng dụng). Dữ liệu trên đã nói lên sự phát triển bùng nổ của thị trường này.
Flurry sau đó cũng so sánh thời gian người sử dụng dành cho các ứng dụng với Web và TV. Có thể thấy ứng dụng đang thu hẹp khoảng cách với truyền hình, với 127 phút cho ứng dụng hàng ngày, so sánh với 70 phút cho Web và 168 phút xem TV. Việc chơi game chiếm tỉ trọng nhiều nhất (một lí do Rovio rất thành công với Angry Birds), tiếp theo đó là tương tác xã hội, giải trí và các ứng dụng thực tiễn.
Các thống kê trên hẳn đã khiến các nhà phát triển nhầm tưởng về cơ hội thành công của các ứng dụng di động.
Vấn đề là sự phát triển bùng nổ này không chỉ là những cơ hội như các nhà phát triển thấy. Trong thực tế, điều này có thể gây khó khăn cho họ. Chưa bao giờ những rào cản tới thành công trong thị trường ứng dụng di động lại cao đến vậy. Có khoảng hơn 1,4 triệu ứng dụng từ hai kho ứng dụng Google Play và App Store. Thêm vào đó là 200,000 ứng dụng từ BlackBerry World và Windows Phone Market. Dĩ nhiên có những sự trùng lặp giữa các kho ứng dụng nhưng số lượng những ứng dụng độc đáo đang trông chờ sự chú ý từ khách hàng là vô vàn.
"Di động và các ứng dụng đang dần nuốt chứng mạng Web và Internet tiêu dùng, và đây là thời điểm của cơ hội, nhưng cơ hội lớn hơn bao giờ hết", CEO Simon Khalaf của Flurry viết trong bài báo cáo. Tuy nhiên, Khalaf cũng chỉ ra vấn đề có thể tiêu diệt những nhà phát triển ứng dụng. "Việc thu hút người sử dụng vẫn thuộc về nghệ thuật nhiều hơn là một môn khoa học thực tiễn. Chưa ai có thể định ra một hệ tham chiếu để các nhà đầu tư dùng để so sánh giá trị một ứng dụng với các ứng dụng khác, và mô hình kinh doanh trên di động vẫn còn là rất mới mẻ."
Hệ ngân hà App Store.
Kinh tế ứng dụng đang tồn tại sự chênh lệch lớn lao. Công ty nghiên cứu Canalys công bố 25 nhà phát triển ứng dụng lớn nhất chiếm 50% doanh số toàn thị trường. Hầu hết trong số đó là các công ty game như Zynga, Electronic Arts, Disney, Rovio và Glu. Các game của họ chiếm 145 trong 300 ứng dụng hàng đầu của iOS App Store và 116 trong top 300 ứng dụng của Google Play. Thống kê này chỉ tính đến doanh số bán ứng dụng chứ chưa bao gồm nguồn thu từ quảng cáo, nhưng nó cũng đủ phản ánh sự thống trị của game trong kinh tế ứng dụng. Những dữ liệu từ Flurry củng cố điều này với 43% thời lượng dành cho ứng dụng là chơi game dưới hình thức nào đó.
Việc bán các ứng dụng di động đem lại doanh thu 10 tỷ USD trong năm 2012. Đây là con số đủ lớn để những ứng dụng trong miếng bánh thị phần nhỏ hơn có thể sinh lời. Thế nhưng với 32% đến 50% doanh thu thuộc về một vài nhà sản xuất lớn nhất, cơ hội để 99% những nhà phát triển còn lại đạt thành công lớn là cực mong manh.
Ông cũng chỉ ra rằng quy trình thu hút người dùng trên thị trường di động là rất khó nắm bắt trên quy mô lớn.
"Phân phối trên di động khó khăn hơn rất nhiều so với Web và chúng tôi thấy rất nhiều startup mắc kẹt trong quá trình chuyển hóa từ một sản phẩm thành công tới một nền tảng người dùng rộng lớn." Wilson viết.
Di động trước tiên hay phân phối đa kênh ngay từ đầu?
Vấn đề với cách tiếp cận di động-trước tiên là việc thu hút và giữ chân khách hàng trên quy mô lớn. Ngay cả những ứng dụng đẹp đẽ nhất, được phát triển tốt nhất cũng sẽ thất bại nếu những người làm ra nó không thể thu hút đủ sự quan tâm.
Vì thế, chúng tôi quay lại với câu hỏi đầu tiên: bạn sẽ xây dựng ứng dụng cho mobile trước tiên hay phát triển cho nhiều kênh phân phối dù biết rằng việc này sẽ tốn thời gian hơn? Tiếp cận kiểu di động-trước tiên có nghĩa là giai đoạn đầu vòng đời ứng dụng sẽ chỉ gắn liền với thị trường di động. Và đây có thể là một vấn đề.
Ở một mức độ nào đó, tất cả phụ thuộc vào cái mà bạn đang xây dựng. Game dễ thành công trên di động hơn vì đây là các ứng dụng dành riêng cho nền tảng này. Đối với một ứng dụng thông tin, mạng xã hội, chia sẻ hình ảnh hay âm nhạc, người sử dụng muốn chuyển từ smartphone hay tablet của họ sang PC và ngược lại một cách dễ dàng nhất có thể, tuy nhiên thực hiện được điều này lại không dễ.
Di động nuốt chửng mạng Web.
Norby chỉ ra điều cốt lõi của bài toán hóc búa này: " Việc cho phép người dùng tiếp cận một dịch vụ là dễ dàng hơn rất nhiều trên Web so với trên thiết bị di động".
Trải nghiệm đăng kí một dịch vụ trên web thực sự vượt trội hơn rất nhiều. Việc nhập dữ liệu dễ dàng hơn, đăng kí cũng nhanh chóng hơn. Hệ sinh thái mở của Web với 20 năm cải tiến đã giải quyết hầu hết những vấn đề hóc búa nhất của việc tích hợp. Với di động, những bước phát triển ấy vẫn chậm trễ hơn đáng kể vì chúng ta đang phải phát triển ứng dụng vì lợi ích của hai công ty, cả hai đều không có nhiều động lực để giúp đỡ những nhà phát triển tự do thành công.
Các nhà phát triển cần xem xét không chỉ về sản phẩm mà họ sáng tạo. "Liệu nó có vận hành ngon lành trên Android hay iOS?" là một câu hỏi quan trọng nhưng không thiết yếu bằng " Cần phải làm gì để biến nó thành một mô hình kinh doanh hiệu quả?".
Đáng buồn thay, các nhà phát triển ứng dụng vẫn quan tâm hơn đến công đoạn xây dựng sản phẩm hơn là một chiến lược hợp lý để bán sản phẩm ấy. Xây dựng một ứng dụng tuyệt vời rồi tung lên kho ứng dụng, thực hiện một vài biện pháp marketing và cầu nguyện là chưa đủ. Cái các nhà phát triển cần nhất bây giờ là một mô hình kinh doanh để giúp sản phẩm của họ thành công.
Làm sao để thành công?
Các ứng dụng di động lao vào cuộc chơi cùng những hành trang cần thiết sẽ có nhiều khả năng thành công hơn. Điều này bao gồm một website để người sử dụng có thể đăng kí và tiếp nhận thông tin dễ dàng, một kế hoạch marketing cụ thể để lọt vào danh sách các ứng dụng hàng đầu của các kho ứng dụng và một thông điệp nhất quán tới giới truyền thông và người tiêu dùng.
Quá trình này đòi hỏi thời gian, tiền bạc và cả sự kiên nhẫn, hơn là những chi tiết đơn thuần liên quan tới việc xây dựng ứng dụng.
Đã đến lúc xem lại chiến lược "di động trước tiên".
Qua rồi thời kì ta có thể kiếm tiền dễ dàng từ thị trường ứng dụng. Những người đi đầu đã định hình và củng cố vững chãi vị trí thống trị của họ. Chắc chắn vẫn còn đó một vài câu truyện may mắn (như ứng dụng Dental Surgery bất thình lình xuất hiện), nhưng chúng đang trở nên ngày một hiếm hoi.
Nhưng không có nghĩa thị trường di động không còn đưa ra những cơ hội to lớn để làm giàu, và việc thiết kế một ứng dụng với tâm lý di động-trước-tiên vẫn chắc chắn là một cách tiếp cận. Tuy nhiên, để không mắc sai lầm và vượt lên trên hằng hà sa số các ứng dụng khác với một sản phẩm dàng riêng cho di động đang trở ngày càng khó khăn, bất kể ứng dụng đó có ấn tượng tới đâu.
Theo Genk
Chống nghe lén di động hiệu quả cùng Bkav Mobile Security Công ty an ninh mạng Bkav vừa phát triển thành công giải pháp chống phần mềm nghe lén trên điện thoại di động cho người dùng smartphone Android trong nước. Thời gian gần đây vấn nạn nghe lén trên điện thoại di động rộ lên gây hoang mang, lo sợ cho người sử dụng, nhất là khi các phần mềm này được rao...