Facebook tiếp tay cho quảng cáo mê tín dị đoan
Những video về hình thức chữa bệnh bằng cách cúng dường oan gia trái chủ được chùa Ba Vàng mua quảng cáo trên Facebook tiếp cận hàng trăm nghìn người vẫn nhởn nhơ tồn tại.
Những ngày qua, câu chuyện ồn ào về chùa Ba Vàng được phân tích dưới nhiều góc độ. Trong đó, việc chùa Ba Vàng thác triệt để các công cụ truyền thông đại chúng để tiếp cận những người mộ đạo, bệnh nhân… được cho là “chưa từng có”.
“Ba Vàng có lẽ là ngôi chùa vận dụng tốt nhất các công cụ mạng xã hội cho việc truyền bá tư tưởng. 3 fanpage với hàng trăm nghìn người theo dõi, một trong số đó có dấu xác nhận từ Facebook đủ chứng minh đây là công cụ chính giúp chùa tiếp cận Phật tử”, Nguyễn Duy, người nhiều năm làm trong lĩnh vực digital social marketing đang sống ở TP.HCM nhận định.
Hiện chùa Ba Vàng có bốn trang Facebook chính là “Chùa Ba Vàng”, “ Phạm Thị Yến – Tâm Chiếu Hoàn Quán”, “Ba Vang Pagoda” và “Thầy Thích Trúc Thái Minh”. Trong đó, fanpage của thầy Thích Trúc Thái Minh đã được Facebook cấp tick xanh vì là “người của công chúng” với gần 500.000 người theo dõi. Ngoài ra, còn có kênh Ba Vang Pagoda phân phối các nội dung tiếng Anh.
Trên 3 trang này, chùa Ba Vàng truyền bá các tư tưởng về “oan gia trái chủ” (OGTC) mà Thượng tọa Thích Nhật Từ cho biết chỉ là “sự lừa đảo tinh vi có tổ chức, khiến người dân lung lay, mất niềm tin vào Phật giáo”.
Facebook tiếp tay cho quảng cáo mê tín dị đoan?
Trang của Phạm Thị Yến có 100.000 người theo dõi đang mua quảng cáo video của Facebook. Các video có nội dung như đau bụng vật vã 5 năm, cúng OGTC không cần uống thuốc cũng hết hay tại sao phải cúng dường thì vong mới thôi ám được quảng cáo công khai, tiếp cận hàng chục nghìn người.
Nhà sư Thích Trúc Thái Minh cũng quảng cáo những nội dung chữa bệnh bằng phương pháp dùng OGTC để diệt vong.
Không chỉ có “cư sĩ” Yến, trang Facebook của chùa Ba Vàng và nhà sư Thích Trúc Thái Minh cũng quảng cáo những nội dung chữa bệnh bằng phương pháp dùng OGTC diệt vong.
“Dạo qua các trang này có thể nhận ra các công cụ hình ảnh, video, phát trực tiếp của Facebook được chùa Ba Vàng sử dụng rất nhuần nhuyễn, đầu tư hình ảnh. Đặc biệt trong số đó, chi tiền để mua quảng cáo là cách làm hiệu quả và có tầm ảnh hưởng lớn nhất”, ông Duy nói.
Ngoài các trang Facebook, chùa Ba Vàng còn có hệ thống hội nhóm (group) để xây dựng cộng đồng truyền bá tư tưởng OGTC cho nhiều người.
Video đang HOT
Facebook cố tình ngó lơ hay không đủ sức kiểm duyệt?
Theo chính sách của Facebook, những quảng cáo của 4 fanpage chùa Ba Vàng vi phạm ở nhiều mục cấm quảng cáo của chính mạng xã hội này.
Đầu tiên là “quảng cáo giật gân”. Fanpage của nhà sư Thích Trúc Thái Minh dùng hình ảnh người khuyết tật với dị dạng trên khuôn mặt để chạy quảng cáo. Nội dung quảng cáo cho rằng người có khối u ác tính trên mặt nhờ có phép thỉnh OGTC đã có thể lành bệnh. “Sau khi làm nghi lễ tâm linh thì từ tế bào ác đã chuyển sang lành tính”, sư thầy Thích Trúc Thái Minh nói trong video quảng cáo.
Facebook không có chính sách kiểm duyệt quảng cáo mê tín dị đoan.
Cũng trong phần nội dung quảng cáo cấm, mục 13 “nội dung sai lệch hoặc gây nhầm lẫn”, Facebook mô tả việc quảng cáo phương pháp chữa bệnh không chính xác bị cấm trên mạng xã hội này. Bên cạnh đó, các quảng cáo có nội dung phóng đại sự thật cũng không được mua quảng cáo.
Các quảng cáo của 4 fanpage chùa Ba Vàng vi phạm rõ nét những quy định về quảng cáo của Facebook. Tuy vậy, mạng xã hội này vẫn dung túng cho các hành vi quảng bá, tuyên truyền những cách chữa bệnh dưới hình thức tâm linh.
“Có hai khả năng xảy ra. Đầu tiên là Facebook cố tình phê duyệt những chính sách này vì lợi nhuận. Thứ hai, Facebook không đủ năng lực AI và đội ngũ kiểm duyệt để có thể nhận biết những nội dung về OGTC”, Lê Minh Hiệp, chuyên gia về lĩnh vực quảng cáo Facebook cho biết.
Cũng theo ông Hiệp, việc kiểm duyệt nội dung quảng cáo Facebook phụ thuộc khá nhiều vào tín nhiệm của tài khoản. Với các tài khoản cộng đồng và tôn giáo, Facebook sẽ có “trust” (tin cậy) cao hơn các trang bán hàng như đông y, thuốc men…
“Facebook hiện không có quy định về quảng cáo tôn giáo. Chính điều này khiến mạng xã hội không có chuẩn để phân biệt đâu là mê tín dị đoan và nội dung tôn giáo chính thống”, ông Hiệp cho biết.
Zing.vn đã đặt câu hỏi về việc bổ sung tôn giáo, dị giáo vào chính sách quảng cáo với Facebook. Mạng xã hội chưa trả lời lập tức các câu hỏi trên.
Bùa ngải, Kumathong quảng cáo tràn lan trên Facebook
Suốt nửa năm qua, Facebook tràn ngập các mẫu quảng cáo vật dụng tâm linh trong đó có cả bùa, ngải, hình nhân. Những lá bùa được người bán quảng cáo sẽ giúp các shop bán hàng online “hút khách” nhiều hơn. Thậm chí nhiều hình nhân còn được giới thiệu như một loại phép thuật có công dụng hoang đường như thu hồi nợ, sinh quý tử, báo mộng…
Điều ngạc nhiên là nhiều người dùng Facebook rất hào hứng chia sẻ bài đăng lên trang cá nhân để đáp ứng yêu cầu của người bán với hy vọng được mua với “giá rẻ nhất thị trường”.
Giá trung bình của một lá “bùa mẹ Ngoắc” được bán tràn lan trên Facebook là 70.000-150.000 đồng. Theo lời người bán, “mẹ Ngoắc” có công dụng thu hút tài lộc cho các shop kinh doanh được thỉnh từ Thái Lan. Một số người bán còn cắt nghĩa “Ngoắc” có nghĩa là treo trước tiệm, vị thần này sẽ “ngoắc” khách vào mua và dẫn chứng bằng nhiều hình ảnh chụp tại Thái Lan.
Kumanthong được rao bán với hướng dẫn “cho ăn” và “dạy dỗ” mỗi ngày.
Bên cạnh những lá bùa vài chục nghìn đồng, một số người bán còn rao ra rả các hình nhân Kumanthong với cách dùng và công năng tương tự, thậm chí có thể giúp chủ cửa hàng đòi nợ.
Theo ghi nhận của phóng viên, để tăng độ tin cậy cho từng bài đăng, chủ shop sẽ mua trước một lượng lượt thích và bình luận với nội dung tích cực. Với các video livestream, người bán sẽ mua thêm lượt xem trực tiếp (mắt livestream) cùng các bình luận “mồi”.
Ngoài ra, người bán ngải còn không quên đăng tải những phản hồi “tích cực” của người dùng, hình ảnh các đơn hàng được đóng hộp chờ ngày chuyển đi hoặc hình ảnh đang ở tận Thái Lan “thỉnh bùa”. Thậm chí một số người bán còn đăng tải giấy chứng nhận “trong như thật” của các loại bùa thỉnh được.
“Facebook hiện vẫn cho bán các vật phẩm tâm linh như đá, vòng đeo tay phong thủy. Bùa ngải, hình nhân cũng như vậy, chỉ cần không xúc phạm các tôn giáo khác thì Facebook vẫn duyệt quảng cáo bất kể công dụng nó có mê tín như thế nào”, anh Phan Khải, một nhà quảng cáo trên Facebook cho biết mạng xã hội này hiện chưa phân biệt được ranh giới mong manh giữa vật phẩm tâm linh và mê tín dị đoan nên những mặt hàng này sẽ vẫn được xét duyệt quảng cáo.
Theo Zing
Samsung đuổi việc một loạt nhân sự marketing tại Mỹ
Công ty chi nhánh Samsung Electronics tại Mỹ vừa cho thôi việc hàng chục nhân viên trong bộ phận marketing sau một cuộc điều tra nội bộ.
Chi nhánh Mỹ của Samsung Electronics là một trong những công ty chi tiền quảng cáo nhiều nhất thế giới. Sự việc này xảy ra sau của Samsung thực hiện kiểm toán về các hành vi cho, nhận quà tặng.
Theo Business Insider, số nhân sự bị cho nghỉ việc lên tới 40 người, chiếm 80% số lượng nhân sự bộ phận marketing. Một số nguồn tin khác thì cho rằng số lượng nhân sự ra đi chỉ khoảng 15 - 25 người.
"Gần đây, chúng tôi đã có một số thay đổi về mặt tổ chức ở bộ phận marketing. Chúng tôi có một đội ngũ quản lý kinh nghiệm ở Mỹ, và sẽ tiếp tục tập trung đem lại trải nghiệm và sản phẩm tốt nhất từ thương hiệu Samsung tới người dùng", thông báo của Samsung cho biết.
Sự việc xảy ra sau khi Samsung thực hiện kiểm toán. Ảnh: Reuters.
Cuộc kiểm toán của Samsung cho thấy những hành vi tặng quà không được phép giữa bộ phận marketing và những đối tác như các công ty truyền thông và đơn vị quảng cáo. Công ty đã thực hiện kiểm toán ngay sau khi giám đốc marketing tại Mỹ, ông Marc Mathieu rời chức vụ ngày 13/3 sau 4 năm làm việc. Samsung đã không công bố lý do ông Mathieu nghỉ việc.
Một nhân sự cấp cao khác cũng nghỉ việc trong thời gian qua là ông Jay Altschuler, người phụ trách truyền thông và kế hoạch quảng cáo. Hiện không rõ sự ra đi của hai nhân sự này có liên quan gì tới vụ việc hàng chục nhân viên bị cho nghỉ việc hay không.
Theo những nhân sự trong ngành, hai ông Mathieu và Altschuler đều là những người rất chuyên nghiệp.
"Ông Mathieu luôn làm việc rất chuyên nghiệp. Sự ra đi của ông ấy khiến tôi bất ngờ", một chuyên gia không làm việc tại Samsung cho biết.
Trụ sở Samsung Electronics tại California, Mỹ. Theo các báo cáo thì chi nhánh này là một trong những công ty chi nhiều tiền nhất cho hoạt động marketing.
Hiện vẫn chưa rõ ai sẽ là người thay thế 2 nhân sự này. Có khả năng Samsung sẽ trực tiếp quản lý marketing tại thị trường Mỹ từ đại bản doanh ở Hàn Quốc.
Samsung đã chi tới 583 triệu USD cho các chiến dịch truyền thông năm 2018, theo Kantar Media. Đây chỉ là tiền truyền thông, chưa tính các khoản chi khác cho marketing.
Năm 2016, một báo cáo của hiệp hội quảng cáo Mỹ cho thấy rất nhiều công ty truyền thông nhận "lại quả" từ đối tác mà không báo cáo minh bạch. Điều này khiến các công ty truyền thông tại Mỹ phải cải tổ lại hệ thống báo cáo để đảm bảo hoạt động minh bạch. Những công ty quảng cáo đã siết chặt chính sách nhận quà tặng từ đối tác để đảm bảo công bằng.
Theo Zing
Amazon tấn công mảng quảng cáo di động, cạnh tranh Google, Facebook Ông lớn thương mại điện tử vừa có cách mới để giành một miếng bánh của thị trường quảng cáo kỹ thuật số 129 tỉ USD, hiện được Google và Facebook thống trị. Ảnh: Reuters Theo Bloomberg, Amazon sẽ bắt đầu bán các ô video trong ứng dụng mua sắm Amazon trên smartphone. Amazon đã và đang thử nghiệm bản thử quảng cáo...