Facebook thua kiện 90 triệu USD
Meta – công ty mẹ của Facebook, đã đồng ý khoản thanh toán 90 triệu USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến quyền riêng tư được đệ trình 10 năm trước.
Theo NYPost, thỏa thuận giữa Meta và các nguyên đơn, được đệ trình vào đầu tuần này tại Tòa án Liên bang Mỹ ở San Francisco và phải được thẩm phán phê duyệt. Là một phần của thỏa thuận, Facebook đồng ý xóa tất cả dữ liệu thu thập được để theo dõi lượt truy cập của người dùng vào các trang web của bên thứ ba từ năm 2010 đến 2011.
Vụ kiện kéo dài 10 năm đã đi đến hồi kết khi Meta chấp nhận trả 90 triệu USD cho nguyên đơn
Đơn kiện được đệ trình sau khi người dùng cáo buộc Facebook vẫn tiếp tục theo dõi ngay cả khi họ đã đăng xuất khỏi mạng xã hội bằng một plug-in độc quyền trên trình duyệt web. Khi vụ việc được thông qua hệ thống tòa án liên bang, Facebook đã thắng kiện ba lần tại các phiên tòa xét xử.
Tuy nhiên, vào năm 2020, phán quyết đã được kháng cáo lên Tòa phúc thẩm Mỹ và phát hiện ra Facebook đã gây “tổn hại kinh tế” bằng cách thu thập dữ liệu người dùng và kiếm tiền từ dữ liệu đó ngay cả khi nguyên đơn đã thoát khỏi trang web. Phiên tòa phúc thẩm phán quyết Facebook cần phải có được sự đồng ý của người dùng trước khi thu thập dữ liệu cá nhân của họ.
Luật sư đại diện phía nguyên đơn David Straite cho biết thỏa thuận này không chỉ sửa chữa những tổn hại mà Facebook đã gây ra cho người dùng bị ảnh hưởng mà còn tạo tiền lệ cho việc giải quyết những vấn đề như vậy trong tương lai. Được biết, khoản thanh toán 90 triệu USD chỉ là một trong mười vụ kiện tập thể lớn liên quan đến quyền riêng tư dữ liệu tại Mỹ.
Thỏa thuận dàn xếp được công bố cùng ngày với việc chính quyền bang Texas kiện Meta số tiền hàng trăm tỉ USD với cáo buộc cho rằng mạng xã hội này đã xâm phạm quyền riêng tư của người Texas bằng cách sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt không được sự đồng ý. Đơn kiện tuyên bố Facebook và Instagram đã theo dõi các bức ảnh và video mà mọi người đăng lên tài khoản của họ bằng cách sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Phía Facebook cho rằng đơn kiện này là vô căn cứ.
Ngoài Facebook, Texas cũng đang tiến hành một cuộc chiến pháp lý liên tục chống lại Google về những gì họ cáo buộc “Google đã độc quyền trên thị trường quảng cáo trực tuyến”.
Ngày càng nhiều người rời bỏ Facebook
Cổ phiếu Meta, công ty mẹ của Facebook giảm mạnh tuần qua. Đây là tín hiệu phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào Facebook đã cạn kiệt.
Meta, công ty sở hữu Facebook, đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Facebook đã mất khoảng 500.000 người dùng hàng ngày trong 3 tháng cuối năm 2021, lần đầu tiên mạng xã hội này mất đi nhiều khách hàng như vậy.
Video đang HOT
Ngay sau khi công bố những thông tin bất lợi, giá trị vốn hoá của công ty đã giảm 232 tỷ USD, mức giảm 24 giờ lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán.
Đầu tư sai lầm
Theo bình luận của Guardian, việc Meta tập trung quá nhiều nguồn lực cho metaverse là lý do chính dẫn đến tình trạng khó khăn hiện tại. Công ty đang ở trong thế bí khi họ vừa không gặt hái được thành công với metaverse, vừa không còn một chỗ dựa vững chắc là Facebook.
"Zuckerberg đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào metaverse, tuy nhiên phải mất nhiều năm nữa để thực tế ảo có thể trở thành một phần trong cuộc sống của mọi người", Dan Milmo, biên tập viên công nghệ toàn cầu của Guardian phân tích.
Meta đang tự dồn chính mình vào thế bí.
Meta cho biết vào năm 2021 họ đã chi tới 10 tỷ USD cho các dự án liên quan đến metaverse, tuy nhiên đến nay họ vẫn chưa gặt hái được thành công đáng kể nào. Công ty đã dự đoán rằng khách hàng sẽ hứng thú metaverse trong tương lai và việc chi tiêu lớn ngay từ bây giờ sẽ mang lại cho Meta một khởi đầu vượt trội so với các đối thủ.
Tuy nhiên, người dùng không hề hứng thú với khái niệm metaverse khi mà Reality Labs - bộ phận phụ trách nghiên cứu metaverse của Meta kiêm sản xuất kính thực tế ảo Oculus đã phải chịu khoản lỗ hơn 10 tỷ USD trong năm 2021.
Ngoài ra, việc khai tử tính năng Nhận dạng dành cho nhà quảng cáo (IDFA) của Apple đã giáng một đòn mạnh xuống khả năng thu thập dữ liệu khách hàng của Facebook.
Cổ phiếu Meta lao dốc không phanh trong tuần đầu tháng 2, sau khi công ty công bố tình hình kinh doanh quý IV/2021. Ảnh: Google Finance.
Tính năng "minh bạch theo dõi ứng dụng" (ATT) của Apple, được giới thiệu vào năm ngoái trên iOS 14.5 yêu cầu sự đồng ý từ người dùng iPhone để ứng dụng có thể giám sát hoạt động nhằm đưa ra quảng cáo phù hợp. Không có gì ngạc nhiên khi lượng người dùng sụt giảm mạnh, kéo theo việc Facebook mất 10 tỷ USD doanh thu quảng cáo, tương đương với 8,5% doanh thu năm 2021 của công ty.
Rác nội dung khiến người dùng bỏ đi
Một trong những lí do chính khiến Facebook mất đi lượng lớn người dùng là nội dung rác. Người dùng không còn cảm thấy an toàn trên mạng xã hội này. Thay vào đó, Facebook đang tràn ngập những thông tin sai lệch, nội dung rác và trở thành một nền tảng dễ bị lợi dụng để kiếm lời.
Hệ thống video của Facebook tràn ngập những người tạo nội dung "rác". Những người dùng này đã tìm cách lợi dụng thuật toán của Facebook nhằm kiếm lời từ những nội dung rẻ tiền.
Hình thức lợi dụng kiếm lời phổ biến nhất trên Facebook là ăn cắp nội dung từ TikTok.
Trong thử nghiệm của 2 phóng viên Fabio Giglietto và Kevin Roose của New York Times và phó giáo sư về Nghiên cứu Internet tại Đại học Di Urbino ở Italy, khi một tài khoản tự động được tạo ra, trong vòng 24 giờ một nửa số tin hiển thị trên bảng tin là từ Ben Shapiro, một nhà bình luận chính trị thường gây tranh cãi.
Những nhà bình luận chính trị như Dan Bongino và Ben Shapiro thực chất cũng giống như những người tạo video rác. Người dùng của Facebook vốn không quan tâm nhiều đến chính trị, nhưng những nhà bình luận này sẽ liên tục tung ra những thông tin gây tranh cãi nhằm lợi dụng thuật toán của Facebook và kiếm lời.
Facebook đang vô tình tiếp tay cho những hành vi vi phạm quyền riêng tư của người dùng, vi phạm nhân quyền và đe dọa sự an toàn của cộng đồng. Ngoài ra, tính năng Reels trên Instagram cũng tràn ngập những nội dung rác: từ các video không lành mạnh, các chiêu trò lừa đảo đến các video ăn cắp từ TikTok.
Giáo sư John Naughton, Chủ tịch ban cố vấn của Trung tâm Công nghệ Đại học Cambridge nhận định rằng sự xuống cấp của các nội dung Facebook là do những quan niệm sai lầm của Meta. Ngay từ đầu, Mark Zuckerberg đã ám ảnh về việc thúc đẩy tăng trưởng số lượng người dùng mà không hề quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Facebook từ trước đến nay luôn cố gắng để thu hút người dùng một cách nhanh chóng nhằm chiếm thế độc quyền thị trường và họ đã đạt được mục đích này từ lâu.
Top 10 nội dung phổ biến nhất trên Facebook trong 24h qua.
Thúc đẩy tăng trưởng số lượng người dùng là nỗi ám ảnh lớn của Zuckerberg
John Naughton, chủ tịch ban cố vấn của Trung tâm Công nghệ Đại học Cambridge
"Lý do khiến công ty đưa ra quyết định như vậy cũng không khó hiểu, lượng người dùng ngày càng tăng, động lực cho người dùng mới đăng ký càng lớn. Đó là lý do tại sao anh ta luôn đề cao cảnh giác khi công ty vướng vào các vụ bê bối và cáo buộc gây thiệt hại cho cộng đồng", Ông Naughton giải thích.
Sự yếu kém trong đầu tư chất lượng và việc thiếu đi sự đổi mới đã khiến Facebook dần trở nên lỗi thời và lạc hậu. Khi chất lượng đi xuống, Facebook mất thêm người dùng cho những nền tảng cạnh tranh.
Những đối thủ mới
Bên cạnh đó, việc những người dùng mang lại doanh thu cao đang chuyển dần sang các mạng xã hội khác và sự cạnh tranh đến từ TikTok cũng là hai lý do dẫn đến khó khăn hiện tại. Những khách hàng trẻ không còn hứng thú với Facebook hay Instagram nữa. Thay vào đó, họ đang dần chuyển sang TikTok và Meta không thể theo kịp những xu hướng mới. Theo khảo sát của Forrester năm 2021, TikTok đã tiếp cận được 63% người Mỹ ở độ tuổi từ 12-17, trong khi Instagram giảm từ 61% xuống còn 57% cùng kỳ.
"Hoạt động kinh doanh của Meta không dựa trên nội dung hiển thị từ bạn bè của bạn mà dựa trên mức độ tương tác của người dùng với các loại hình quảng cáo, có nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào chiếm thời gian và sự chú ý của bạn như TikTok sẽ là một mối đe dọa lớn đối với Facebook", ông Ben Thompson, chuyên gia phân tích công nghệ nhận định.
Giám đốc Điều hành Meta, Mark Zuckerberg thậm chí còn bày tỏ sự rõ ràng sự lo ngại về TikTok và xem sản phẩm của ByteDance là "một mối đe doạ đáng gờm".
"Mọi người đang có rất nhiều lựa chọn về cách sử dụng quỹ thời gian của họ, và các ứng dụng như TikTok phát triển rất nhanh cũng bởi nguyên nhân này", ông thừa nhận trong cuộc họp với nhà đầu tư hôm 3/2.
Facebook và Amazon lập kỷ lục theo cách khác nhau Giá trị thị trường của Facebook giảm kỷ lục 230 tỷ USD trong một ngày, còn vốn hóa Amazon có mức tăng lớn nhất lịch sử chứng khoán Mỹ. Trong phiên giao dịch ngày 3/2 (giờ Mỹ), giá cổ phiếu Meta, công ty mẹ của Facebook đã giảm 26%, còn 237,76 USD sau khi dự đoán tác động xấu từ thay đổi về...