Facebook: Thiên đường cho hội nhóm anti, bôi xấu người khác
Không phải đợi đến vụ của Hương Giang, bởi từ rất lâu Facebook đã trở thành miền đất hứa cho hội nhóm anti bôi xấu người khác, chủ yếu là người nổi tiếng.
Ít ngày qua, cư dân mạng được dịp xôn xao về việc một hội nhóm anti bôi xấu diễn viên, ca sĩ, hoa hậu Hương Giang được lập ra thu hút hơn 100.000 người trên Facebook. Sự việc được đẩy lên cao trào khi Hương Giang mời công an đến tận nhà người này để làm việc, buộc nhóm anti trên Facebook bị đưa về trạng thái lưu trữ (archived) .
Tạm chưa bàn đến cách xử lý của người trong cuộc, thực tế Hương Giang không phải nạn nhân đầu tiên và có lẽ cũng không phải cuối cùng của việc bị bôi xấu, công kích trên mạng xã hội nói chung. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ nở rộ khi mạng xã hội Facebook cho ra đời tính năng hội nhóm (group) giúp việc tập hợp những người có cùng quan điểm yêu ghét trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Những ngôi sao đầu tiên ‘vinh dự’ có hội nhóm antifan ở Việt Nam phải kể đến ca sĩ Bảo Thy và Sơn Tùng M-TP. Thậm chí, một kênh YouTube bôi xấu Sơn Tùng M-TP ra đời từ 6 năm trước có tới 165.000 subscribers và đến giờ vẫn có người xem.
Đó là câu chuyện trước khi có Facebook và hội nhóm ra đời. Với cơ chế lập nhóm dễ dàng mà không bắt buộc điều kiện gì, thời đại group mọc lên nhan nhản kéo theo nhiều hội nhóm xấu độc ở Việt Nam.
Tiêu biểu trong số này phải kể đến hội anti nhà văn Gào (tên thật Vũ Phương Thanh) với hơn 140.000 thành viên, anti hoa hậu Phạm Hương (50.000 thành viên), anti ca sĩ Chi Pu (15.000 thành viên), anti cặp đôi Quang Hải Huỳnh Anh (14.000 thành viên)…
Video đang HOT
Đặc biệt, có hẳn một hội nhóm chuyên bóc phốt người nổi tiếng trên Facebook với hơn 280.000 thành viên. Dù nhiều lần bị truy quét, hội nhóm Phu*** vẫn là thiên đường để các thành viên mặc sức bôi xấu người nổi tiếng mà không hề kiểm chứng. Trong khi đó, Facebook cũng không có cách gì để kiểm soát những nội dung như vậy.
Do dựa phần lớn vào AI, công cụ của Facebook không quét được các group nói xấu nếu hội nhóm đó sử dụng từ lóng hoặc viết tắt như ‘HHHG’ (hoa hậu Hương Giang), ‘chị X’ (nhà văn Gào), ‘anh tôi’ (MC Phan Anh)… Và thực tế, nếu áp dụng quét từ lóng kiểu này, hội nhóm Facebook sẽ chẳng còn lại gì.
Thực tế hội nhóm anti người nổi tiếng đã tồn tại từ lâu trên Facebook
Vì thế, Hương Giang hay bất cứ ai bị bôi xấu trên Facebook khó lòng yêu cầu mạng xã hội này giải quyết triệt để. Thay vào đó, những cách xử lý thường được áp dụng là nhờ sự can thiệp của cơ quan chức năng trên cơ sở Luật An ninh mạng đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Tuy nhiên, việc xử lý antifan là không hề dễ dàng, như chuyên gia Nguyễn Ngọc Long (Blackmoon) lên tiếng cảnh báo “điều đó không khiến những người đang anti sẽ quay lại yêu thương và ủng hộ cô [Hương Giang]. Họ [các antifan] chỉ chuyển từ thấy ghét, không ưa qua thành căm thù và tức giận. Và hệ quả của điều đó là gì? Họ sẽ ‘cẩn thận’ hơn và bài bản hơn trong việc anti và tấn công cô trên nhiều mặt trận”.
Nhân viên Facebook chia rẽ
Một số nhân viên Facebook không đồng ý về việc mạng xã hội này giữ lại các bài đăng gây tranh cãi của Tổng thống Trump.
Theo The Verge, một số nhân viên Facebook đã sử dụng trang nội bộ Workplace để bày tỏ thất vọng về quan điểm của công ty và CEO Mark Zuckerberg trong việc giữ lại các bài đăng của Trump.
"Tôi phải thừa nhận rằng mình đang trải qua trạng thái mâu thuẫn về các nội dung mà Tổng thống đăng trên Facebook", một nhân viên viết. "Tất cả cho thấy nguy cơ rất cao về leo thang bạo lực và bất ổn dân sự, nhất là trong thời điểm bầu cử tháng 11 tới. Nếu thất bại với chiến lược này, lịch sử sẽ phán xét chúng ta theo cách không tử tế".
Nội dung này được đăng tải sau hai tweet liên quan đến bầu cử trên Twitter của Trump bị dán nhãn cảnh báo.
Nhân viên Facebook có quan điểm trái ngược về quyết định của mạng xã hội này với bài đăng của Tổng thống.
Trước các bình luận tiêu cực, Monika Bickert, Phó chủ tịch quản lý chính sách toàn cầu của Facebook, viết một bài dài trên Workplace, đưa ra lý do về việc công ty không hành động như Twitter. "Facebook đã xem xét khiếu nại và xác định các nội dung của Trump không vi phạm các quy tắc về chống lại bầu cử hoặc đánh lừa người dùng về cách thức bỏ phiếu", Bickert viết. "Facebook sẽ xóa nội dung khỏi nền tảng nếu chúng vi phạm chính sách can thiệp cử tri. Điều này áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả chính trị gia".
Cũng theo Bickert, lý do Facebook không gỡ bài viết là muốn "để các cuộc tranh luận diễn ra tự nhiên". "Mọi người nên nghe những gì chính trị gia nói, cho họ bày tỏ suy nghĩ và để họ giải thích nếu cần", Bickert nói thêm. Bài đăng của Bickert nhận hơn 700 bình luận.
Khi cuộc tranh luận nội bộ của Facebook chưa đến hồi kết, Trump lại tiếp tục tweet về cuộc biểu tình ở bang Minneapolis, nhưng bị ẩn sau đó, và đăng chéo qua Facebook. Một nhân viên khác đã yêu cầu lãnh đạo mạng xã hội giải thích chi tiết về tiêu chuẩn cộng đồng mà Facebook đang áp dụng. "Bài của Trump có tính chất bạo lực. Vậy nó có vi phạm điều khoản không? Hay nó tiếp tục được giữ lại?", một nhân viên đặt câu hỏi.
Dưới phần bình luận, một số nhân viên cho biết cảm thấy "buồn và xấu hổ", trong khi số khác yêu cầu được biết chi tiết và lý do tại sao trạng thái của ông Trump tồn tại vì "rõ ràng nội dung này ủng hộ bạo lực". Nhưng đến hết ngày 29/5, lãnh đạo Facebook không đưa ra trả lời.
Trước đó, Zuckerberg thừa nhận đã "đấu tranh nội tâm" trước những bài đăng của Trump, nhưng cuối cùng quyết định không xóa vì không vi phạm điều khoản. Ông hiện vẫn giữ quan điểm trung lập khi tự tách biệt mạng xã hội của mình với đối thủ. Ông cũng cho rằng các nội dung mang tính chính trị là vấn đề "nhạy cảm" và cần được "tôn trọng", mạng xã hội không nên là nơi kiểm tra tính thực tế của thông tin đăng bởi chính trị gia.
Facebook 'siết' tương tác với tài khoản không chính chủ Facebook sẽ kiểm tra danh tính những tài khoản có bài viết được tương tác cao nhằm hạn chế thông tin sai lệch hoặc giả mạo lan truyền. Theo Facebook, với các bài viết có lượng lan truyền mạnh mẽ và nhận được lượt tương tác lớn, chủ tài khoản sẽ phải xác nhận danh tính. Mạng xã hội sẽ gửi thông báo...