Facebook sử dụng 86% năng lượng tái tạo năm 2019
Facebook đang cho thấy những nỗ lực đúng hướng trong đổi mới và tiết kiệm năng lượng nhằm hiện thực hóa kế hoạch sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào cuối năm 2021.
Facebook tuyên bố cam kết trả lại các giá trị cho cộng đồng
Theo Engadget, trước đó vào năm 2018, Facebook tuyên bố mục tiêu dùng 100% năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng cho hoạt động của công ty vào cuối năm 2021. Trước thời hạn đề ra, công ty dường như đang đi đúng hướng khi mà trong một báo cáo phát triển bền vững mới được công bố, Facebook tuyên bố họ đã đạt chuyển hướng sử dụng 86% năng lượng tái tạo cho các hoạt động trong năm 2019. Đây thực sự là một bước tăng trưởng ấn tượng từ con số 35% của năm 2015.
Facebook hiện có 1,3 gigawatt dự án năng lượng gió và năng lượng mặt trời, bao gồm cả trang trại năng lượng mặt trời khổng lồ nằm ở Texas, Mỹ. Năm 2019, Facebook giảm 59% lượng khí thải nhà kính hoạt động so với con số hơn 100.000 tấn khí thải carbon hồi năm 2017, số khí thải khi ấy tương đương với 22.000 chiếc xe khách cùng nhả khói cùng một lúc.
Video đang HOT
Facebook cho biết trụ sở Menlo Park của họ được cung cấp 100% năng lượng tái tạo. Bốn trong số các tòa nhà trung tâm dữ liệu của Facebook tại Mỹ đã đạt được chứng nhận LEED Gold và một tòa nhà ở Thụy Điển đạt chứng nhận LEED Platinum – xếp hạng cao nhất có thể.
Trong báo cáo phát triển bền vững, Facebook tuyên bố cam kết trả lại các giá trị cho cộng đồng nơi đặt mạng lưới của họ. Ví dụ, công ty có kế hoạch thu hồi nhiệt được tạo ra bởi các máy chủ của họ ở Odense, Đan Mạch, đem tặng chúng cho một công ty sưởi ấm tại địa phương. Facebook hy vọng sẽ cung cấp 100.000 MWh năng lượng hằng năm, con số này có thể đủ sưởi ấm 6.900 ngôi nhà trong thành phố, và đến năm 2022, nó thực sự sẽ giúp Odense thoát khỏi việc phụ thuộc vào than.
Facebook cũng đang cố gắng cải thiện việc sử dụng nước. Năm 2019, công ty tiết kiệm được hơn 11 triệu mét khối nước, công ty đã đầu tư vào các dự án phục hồi lưu vực đầu nguồn ở bang Oregon và New Mexico. Dự án thí điểm tại một trung tâm dữ liệu ở New Mexico đã giúp giảm 40% lượng nước sử dụng để làm mát. Trong năm nay, Facebook có kế hoạch mở rộng công nghệ này sang các trung tâm dữ liệu khác với hy vọng dự án sẽ khôi phục lại được khoảng 206.000 mét khối nước mỗi năm.
“Sau tất cả những gì đã nói, chúng tôi biết còn nhiều việc phải làm. Hơn bao giờ hết, giờ là lúc các doanh nghiệp cần phải suy nghĩ không chỉ về việc quản lý các hoạt động mà còn phải cùng nhau hợp tác, tận dụng các thế mạnh kỹ thuật nhằm giải quyết các thách thức và vấn đề mang tính bền vững”, Rachel Peterson – Phó chủ tịch cơ sở hạ tầng của Facebook viết trong báo cáo.
Thụy Điển muốn hợp tác với Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo
Hội thảo 'Triển vọng hợp tác Việt Nam - Thụy Điển trong lĩnh vực năng lượng' đã diễn ra chiều 16/6 tại Hà Nội.
Ảnh: Thành Nguyễn.
Sự kiện do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) phối hợp với Ban Thương mại (Đại sứ quán Thụy Điển) tổ chức.
Tại hội thảo, phía Thụy Điển đã chia sẻ các kinh nghiệm phát triển năng lượng, trong đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất năng lượng từ chất thải.
Cụ thể, đại diện các doanh nghiệp lớn của Thụy Điển đã chia sẻ nhiều về công nghệ sản xuất năng lượng. Cụ thể, Công ty ABB chia sẻ về hệ thống pin tích trữ năng lượng, phần mềm quản lý thị trường năng lượng bán buôn, lưới kỹ thuật số - tự động hóa lưới; Công ty Ericsson chia sẻ về kết nối 4G/5G trong chuỗi giá trị năng lượng; Công ty Hexicon chia sẻ về công nghệ floating turbine platform cho các dự án điện gió gần bờ và xa bờ; Công ty Linxon chia sẻ về tramjbieens áp cho điện xoay chiều dưới hình thức dự án chìa khóa trao tay.
Ngoài ra, đại diện Tổ chức tín dụng xuất khẩu Thụy Điển (SEK) và Quỹ tín dụng Xuất khẩu Thụy Điển (EKN) còn đưa ra các giải pháp hỗ trợ tài chính của Thụy Điển với các nhà đầu tư.
Bà Ann Mawe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đang có cơ hội để phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội theo hướng xanh và bền vững thông qua các giải pháp công nghệ. Phát triển năng lượng xanh là định hướng chính của Việt Nam và trên thực tế đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Năm 2019, Việt Nam chứng kiến dòng vốn lớn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời. Với nhiều nét tương đồng giữa hai quốc gia, Thụy Điển hoàn toàn có thể chia sẻ và đồng hành cùng Việt Nam trên con đường phát triển năng lượng bền vững.
Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, tiềm năng và cơ hội hợp tác của Việt Nam và Thụy Điển trong lĩnh vực năng lượng là rất lớn. Câu chuyện hiện tại chỉ là làm sao để hai nước, cộng đồng doanh nghiệp hiện thực hóa điều này qua các chương trình hợp tác.
Facebook cấm quảng cáo khẩu trang y tế Mạng xã hội lớn nhất thế giới ra chính sách tạm thời nhằm hạn chế hiện tượng thổi giá, gây khó khăn ngăn chặn Covid-19. Các quảng cáo về khẩu trang y tế hay bất kỳ phương pháp phòng ngừa nào về Covid-19 không đúng cũng như thông tin giả mạo đều bị cấm. Chương trình này sẽ được bắt đầu trong vài...