‘Facebook sẽ không thể phục hồi nếu Mark Zuckerberg vẫn là CEO’
Mark Zuckerberg với quyền lực tối thượng sẽ vẫn hướng Facebook thành mạng xã hội mà anh ta mong muốn.
Tesla thuê công ty theo dõi nhân viên trong hội kín Facebook Tân Giám đốc điều hành Facebook là ai? Thu nhập trung bình của nhân viên Google, Facebook là bao nhiêu?
Một cựu nhân viên Facebook và cũng là người đứng ra tiết lộ nhiều bí mật từ công ty này là Frances Haugen vừa tiếp tục có bài phỏng vấn với tờ Bloomberg. Tại đây, bà Haugen đã nói rằng mạng xã hội này sẽ không thể nào phục hồi cho tới khi Mark Zuckerberg từ chức CEO công ty.
Cũng trong buổi nói chuyện, Haugen đã nói về động lực thôi thúc bà phải lên tiếng công khai sau khi rời công ty vào tháng 5/2021.
Haugen đã công bố 10 nghìn trang tài liệu cho thấy mạng xã hội này hiểu sản phẩm của họ đang hủy hoại sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên như thế nào, xúi giục bạo lực tại những quốc gia như Ethiopia và không thể kiểm soát những thông tin sai lệch trước cuộc bạo dộng ở Washington vào ngày 6/1 năm ngoái.
Bà nói rằng Zuckerberg “thực sự nghĩ rằng Facebook chỉ là một tấm gương phản chiếu thực tế và rằng ai không hạnh phúc là bởi họ có thể nhìn thấy điều đó”.
“Mark luôn được vây quanh bởi nhiều người từ khi anh ta mới 19 tuổi. Họ luôn nói với anh ta rằng anh ta đang làm rất tốt mọi việc”. Haugen nói thêm rằng “chúng ta có thể nói xấu Zuckerberg nhưng điều đó cũng chẳng khiến anh ta hành động nhanh hơn”.
Video đang HOT
Haugan cho biết, không giống hầu hết các công ty đại chúng, Zuckerberg nắm 56% cổ phần có quyền biểu quyết tại Meta – công ty mẹ Facebook. “Không ai ngoài Mark Zuckerbert có thể kiểm soát Facebook thời điểm này”.
Khi được phóng viên hỏi liệu Zuckerberg có nên ra đi không, Haugen nói: “Tôi không nghĩ công ty này có thể phục hồi khi mà Mark vẫn là nhà lãnh đạo công ty”.
“Sự thực là Mark đặt cược vào vũ trụ ảo khi tôi nói về vấn đề diệt chủng”, Haugen nói. “Thay vì có những hành động giúp hệ thống an toàn hơn, tôi nghĩ rằng đó là một sự chối bỏ trách nhiệm”.
QUYỀN LỰC TỐI THƯỢNG
Trên thực tế, rất ít công ty được kiểm soát chặt chẽ bởi một người như Facebook. Bằng cách tạo ra các loại cổ phiếu với quyền biểu quyết khác nhau, Zuckerberg kiểm soát gần như tuyệt đối công ty. “Hội đồng quản trị của Facebook hoạt động giống như một ủy ban cố vấn hơn là giám sát viên, vì Mark nắm tới 56% cổ phần có quyền biểu quyết”.
Thực tế, gia đình Ford – người sở hữu đế chế Ford Motor, vốn nổi tiếng về mức độ “độc tài” cũng chỉ giữ 40% quyền biểu quyết của công ty. Với Walmart vốn có tổ chức chặt chẽ, gia đình Walton cũng sở hữu ít hơn 50% cổ phần.
“Sức mạnh của cậu ấy rất lớn. Mark Zuckerberg kiểm soát Facebook, Instagram và WhatsApp – ba trong số năm công cụ giao tiếp phổ biến nhất hành tinh”, Chris Hughes – đồng sáng lập Facebook nhưng đã rời công ty nói.
Thậm chí, một số cựu nhân viên Facebook tiết lộ, một mình Zuckerberg có thể quyết định cấu hình thuật toán của mạng xã hội này để xác định những gì mọi người nhìn thấy trong News Feed, những cài đặt riêng tư nào họ có thể sử dụng và thậm chí cả những tin nhắn nào được gửi đi.
Mark cũng tự đặt ra các quy tắc về cách nền tảng phân biệt lời nói bạo lực và kích động với lời xúc phạm đơn thuần. Anh ta cũng chọn cách hạ gục đối thủ cạnh tranh bằng cách mua lại, chặn hoặc sao chép các tính năng trong đó.
Tesla thuê công ty theo dõi nhân viên trong hội kín Facebook
Theo CNBC, năm 2017 và 2018, Tesla đã thuê một công ty PR để theo dõi hoạt động của nhân viên trong một nhóm kín trên Facebook.
Theo hóa đơn và tài liệu mà CNBC có được, năm 2017 và 2018, khi một số nhân viên Tesla muốn thành lập công đoàn tại nhà máy Fremont, California, Tesla đã thuê công ty tư vấn MWW PR để theo dõi họ trên một nhóm kín và các mạng xã hội. Hai điều mà MWW PR đặc biệt lưu tâm là những cuộc thảo luận tố cáo hành vi không công bằng với người lao động và vụ kiện quấy rối tình dục.
Dù đây là hồ sơ cũ, chúng tiết lộ những lo ngại của CEO Tesla Elon Musk trên mạng xã hội.
Gần đây, Musk ký thỏa thuận 44 tỷ USD mua Twitter. Ông được dự đoán trở thành CEO tạm thời một khi giao dịch hoàn thành.
Nhà máy Tesla tại Fremont, California (Mỹ).
Hồ sơ cho thấy Tesla trả tiền để MWW PR giám sát một nhóm Facebook của nhân viên, theo dõi bình luận về thành lập công đoàn trên Facebook, tiến hành nghiên cứu về những người đứng ra tổ chức. Giám đốc truyền thông toàn cầu cho Tesla khi ấy, Dave Arnold, có quan hệ với MWW PR. Ông từng làm Phó Chủ tịch tại đây 4 năm, từ năm 2011 đến 2015.
Tesla và Elon Musk xung đột với những người ủng hộ thành lập công đoàn trong nhiều năm. Năm 2017, Tesla đuổi việc nhà hoạt động Richard Ortiz và năm 2018, Musk đăng tweet vi phạm luật lao động liên bang. Ủy ban Quan hệ lao động quốc gia yêu cầu Tesla tuyển dụng lại Ortiz và xóa tweet của Musk. Tuy nhiên, Tesla đã kháng cáo thành công.
Musk chỉ trích nhiều quan chức Đảng Dân chủ, bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, vì quan điểm về công đoàn của họ. Gần đây, ông cho biết sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên Đảng Cộng hòa trong các cuộc bầu cử sắp tới vì "Đảng Dân chủ bị công đoàn kiểm soát quá mức". Các nhà máy của Tesla tại Texas và California chưa bao giờ thành lập công đoàn.
Theo người phát ngôn MWW PR, công ty tư vấn cho Tesla giai đoạn 2017-2018 về giao tiếp với nhân viên và đây là thông lệ phổ biến để hiểu về các vấn đề, cách nhìn nhận của các bên liên quan về thương hiệu.
'Social listening' hay theo dõi?
Theo Giáo sư John Villasenor của UCLA, các công ty có lý do hợp lý để để mắt đến những gì nhân viên đăng tải công khai trên mạng, chẳng hạn, khi nhân viên lên mạng và phát ngôn phân biệt chủng tộc. Doanh nghiệp không thể nói rằng đó không phải việc của chúng tôi.
Dù vậy, Giáo sư Villasenor lưu ý, có những ranh giới đạo đức không nên vượt qua khi xem xét tài khoản và bài đăng mạng xã hội của nhân viên. Jennifer M. Grygiel, Phó Giáo sư tại Đại học Syracuse, công ty nên tránh các hành động can thiệp đến quyền lợi của nhân viên, đặc biệt là quyền thảo luận, thành lập hay gia nhập công đoàn.
Ông cho rằng, tổ chức nào cũng có thể thực hành "social listening" (lắng nghe cộng đồng), sử dụng dữ liệu mạng xã hội công khai để nắm thông tin về phát triển sản phẩm, hoặc hiểu được tình cảm của cử tri, công chúng, nhân viên... Song, Mỹ có luật bảo vệ quyền lợi của những người tổ chức. Nếu bạn là một doanh nghiệp PR hay một quản lý phải xâm nhập vào một nhóm riêng tư? Đó là điều không trung thực. Tôi nghi ngờ việc Tesla gửi công ty PR để tìm cách hỗ trợ nhân viên tham gia tổ chức (công đoàn)".
3 cựu nhân viên Tesla tại Fremont năm 2018 tiết lộ họ được đồng nghiệp cảnh báo không kết nối với ông chủ trên mạng xã hội, hay tham gia vào các nhóm nhân viên Tesla trên mạng xã hội, trừ khi họ biết rõ từng người trong nhóm, bao gồm cả quản trị viên. 2 người khác đang làm cho Tesla nói Tesla giám sát chặt chẽ bài đăng trên mạng của nhân viên.
Tại Tesla, nhân viên thảo luận trong nhiều nhóm, bao gồm Mattermost và Teams. Công ty này không sử dụng Facebook Workplace.
Chính sách truyền thông hiện tại của Tesla chỉ rõ quản lý không nên truy cập các trang mạng xã hội của cấp dưới, trừ trường hợp có lý do rõ ràng. Chính sách cũng không khuyến khích nhân viên lên tiếng về các vấn đề làm việc công khai trên mạng. Công ty khuyên nhân viên nên giải quyết lo lắng bằng cách nói chuyện trực tiếp với đồng nghiệp, người giám sát hay nhân sự quản lý khác, hoặc liên lạc với Đối tác nguồn nhân lực hoặc gọi cho đường dây nóng nội bộ thay vì đăng lên mạng.
Chuyển đổi số đang buộc các hệ thống mạng viễn thông phải thay đổi Nhà sáng lập, Giám đốc công nghệ Công ty Lansc Việt Nam Nguyễn Văn Thành cho rằng, trong chuyển đổi số, có 2 yêu cầu cơ bản là mô hình mạng phải hiện đại hơn và an toàn thông tin được ưu tiên hàng đầu. Ngày 15/8, tại Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tổ chức hội thảo...