Facebook sắp tan đàn xẻ nghé?
Mark Zuckerberg khẳng định một bản hợp đồng và các email về quyền sở hữu cổ phần công ty Facebook của một người đàn ông là giả mạo.
Ngày 2/6, trong một hồ sơ ở Toàn án Hạt Buffalo, New York, Zuckerberg đã tuyên thệ rằng ông chưa từng ký vào hợp đồng với Paul Ceglia hay viết hoặc nhận những email liên quan đến việc này.
CEO của Facebook cũng yêu cầu tòa án liên bang yêu cầu Ceglia ngay lập tức kiểm tra lại hợp đồng gốc và các thư điện tử, đồng thời mong muốn tòa án khám xét máy tính của Ceglia để làm rõ.
Mark Zuckerberg và Paul Ceglia
Hồ sơ vụ án có ghi chép: “Zuckerberg và Ceglia chưa từng bàn bạc về Facebook và cũng chưa từng ký một hợp đồng nào liên quan tới Facebook, hợp đồng đó hoàn toàn chỉ là một bản cắt-dán và email bịa đặt, toàn bộ vụ việc đều giả mạo”.
Ceglia là một thương nhân buôn gỗ từ Wellsville, ông nộp đơn khiếu nại rằng thảo luận về hợp đồng và email đã được thực hiện từ năm 2003 và 2004 khi Zuckerberg là một sinh viên tại Đại học Harvard, hợp đồng có nói 84% cổ phần thuộc về Ceglia, bản hợp đồng này được ký trên tư cách cá nhân. Hiện tại mạng lưới của Zuckerberg trị giá khoảng 13,5 tỉ đô-la, và sẽ vào khoảng 70 tỉ đô-la vào năm 2012.
Bằng chứng về bản hợp đồng mà Ceglia đưa ra để buộc tội Zuckerberg
Video đang HOT
Đến 2/2/2004, trong một email thảo luận về việc này, Zuckerberg được cho là đã phản đối việc Ceglia có thể sở hữu số cổ phần lớn hơn 80 phần trăm, và thay vào đó đề nghị chính thức trở lại 50/50 sở hữu.
Email về việc thay đổi phần trăm cổ phần giữa Zuckerberg và Ceglia
Zuckerberg cũng cho biết ông có ký một hợp đồng với Ceglia, nhưng hợp đồng này liên quan tới việc Zuckerberg làm cho StreetFax.com, một trang web có đăng hình ảnh của nút giao thông giao thông để sử dụng trong ngành bảo hiểm.
Zuckerberg hi vọng sử dụng thử nghiệm pháp y trên các tài liệu của Ceglia: “Khi việc kiểm tra này xác nhận tất cả các tài liệu là giả thì vụ kiện sẽ kết thúc”.
Đối tác của DLA Piper mà Ceglia đại diện không có bình luận gì về việc này.
Theo VTC
8 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi như cồn
Cùng xem những thương vụ thâu tóm của các ông lớn đã thay đổi bộ mặt công nghệ thế nào nhé!
Việc Microsoft móc ví 8,5 tỷ USD (khoảng 185.000 tỷ đồng) để mua lại Skype tuần trước đã khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ, nhưng đó chỉ là một trong số những thương vụ đình đám giữa các ông lớn. Trong lịch sử đã từng chứng kiến nhiều phi vụ "khủng" hơn, dù chi phí không cao song chúng đã thay đổi bộ mặt làng công nghệ mãi mãi!
Microsoft mua lại 86-DOS từ SCP: Vào cuối tháng 7 năm 1981, Microsoft đã chi 75.000 USD (khoảng 1,6 tỷ đồng) để mua lại 86-DOS, chương trình được phát triển thành hệ điều hành MS-DOS và giúp Microsoft bước lên vị trí số 1 trong làng về công nghệ. Còn SCP (Seattle Computer Products), hãng đã phải đóng cửa năm 1985 nhưng vẫn thu về hàng triệu USD từ Microsoft trong một vụ dàn xếp ngoài tòa án.
IBM mua lại Lotus Development Corporation: Sau thương vụ đình đám năm 1995 với việc mua lại Lotus Development Corporation, IBM đã được quyền sở hữu rất nhiều phần mềm mới. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến ứng dụng thư điện tử Lotus Notes - ước tính bán được 145 triệu bản trong năm 2008. Đặc biệt hơn, gần như tất cả các nhân viên làm việc cho chính quyền Mỹ đều được mặc định là khách hàng của Lotus Notes - điều mà bất cứ dịch vụ email nào cũng phải ghen tị.
Apple mua lại NeXT: Người ta biết nhiều đến NeXT bởi đây là công ty cũ của Steve Jobs trước khi ông trở lại Apple. Vậy nên chắc hẳn giá trị thực sự của NeXT khi được Apple mua lại vào tháng 2/1997 không gì khác ngoài vị CEO tài năng. Tuy nhiên, trong số tiền 404 triệu USD (khoảng 8.880 tỷ đồng) mà "quả táo cắn dở" phải chi, họ đã có thêm hệ điều hành Mac OS X - nền tảng rất được ưa chuộng trên các dòng máy tính hiện nay.
Microsoft mua lại Hotmail: Để nói về vụ mua lại vào cuối năm 1997 với cái giá 500 triệu USD (khoảng 11.000 tỷ đồng), cần phải biết rằng Windows Live Hotmail hiện vẫn là dịch vụ thư điện tử nền web lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vai trò của Hotmail còn quan trọng hơn thế rất nhiều, bởi nó giống như con bài chiến lược giúp gã khổng lồ phần mềm "phân định thắng thua" với Google hay Amazon trên mặt trận điện toán đám mây.
HP mua lại Compaq: Khoảng 25 tỷ USD (550.000 tỷ đồng) được HP chi ra để mua lại Compaq vào tháng 5/2002, nguyên nhân gián tiếp khiến Carly Fiorina mất chiếc ghế giám đốc điều hành ít lâu sau đó. Đúng vậy, nhiều người lo ngại phi vụ sẽ khiến HP dời xa dòng sản phẩm máy in truyền thống và khiến hãng thất bại, nhưng sự thật cho thấy lợi nhuận khổng lồ từ việc bán máy tính. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng việc sở hữu Compaq đã góp công không nhỏ đã đưa HP lọt vào top 10 công ty hàng đầu thế giới Fortune 500.
Google mua lại Android Inc: Ít ai biết rằng Android không phải sản phẩm gốc của Google mà được hãng mua lại tháng 8/2005 với mức giá bí mật. Android đang trên đường trở thành số 1 tại thị trường hệ điều hành di động. Ước tính đến tháng 2/2011 đã có hơn 350.000 máy chạy Android được kích hoạt mỗi ngày - theo thống kê của Google.
Lenovo mua lại mảng kinh doanh máy tính của IBM: Trong nhiều năm, IBM vẫn được biết đến như một đại gia làng PC với laptop IBM ThinkPad hay máy tính để bàn IBM ThinkCentre. Tuy nhiên, kể từ tháng 12/2005, Lenovo đã mua lại mảng kinh doanh trên (không tiết lộ chi phí) và trở thành một trong những nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới. Còn với IBM và máy tính của họ, đây có thể coi như cái kết của một kỷ nguyên từng rất rực rỡ!
AMD mua lại ATI Technologies: Sau thương vụ trị giá 4,3 tỷ USD (khoảng 94.000 tỷ đồng) vào tháng 7 năm 2006, AMD đã bị đẩy tới bờ vực phá sản bởi hàng loạt những sai lầm và gánh nặng tài chính trong hợp đồng với ATI. Tuy nhiên, dường như cơn bão đã qua và AMD đang trở lại khi sở hữu công nghệ sản xuất đồ họa rời hàng đầu thế giới và dòng chip Fusion tiên tiến kết hợp cả GPU và CPU trên cùng hệ thống.
Theo Pháp Luật XH
Dùng thiết bị công nghệ cao làm con người tỉnh táo hơn Việc điều khiển thành thạo các phương tiện điện thoại thông minh, thư điện tử và tin nhắn mạng xã hội đã làm cho khả năng tư duy của con người được tiến bộ hơn. Đó là những thông tin thú vị từ một cuộc nghiên cứu mới công bố. Tuy nhiên, sự đòi hỏi phải liên tục xử lý với nhiều nguồn...