Facebook phủ nhận lạm dụng quyền riêng tư người dùng
Cuối tuần trước, Facebook đã có cuộc tranh luận tại Tòa án Liên bang Australia. Facebook liên tục phủ nhận sử dụng dữ liệu cá nhân người dùng Australia (thuộc trách nhiệm của Facebook Ai-len và Facebook Inc. có trụ sở tại Mỹ).
Hồi tháng 3, Ủy ban Thông tin và Quyền riêng tư Australia đã cáo buộc rằng cả Facebook Inc. và Facebook Ireland có trụ sở tại Mỹ đều vi phạm Đạo luật Quyền riêng tư của Australia bằng cách can thiệp nghiêm trọng nhiều lần vào dữ liệu cá nhân của người dùng nước này.
Facebook phủ nhận lạm dụng quyền riêng tư người dùng Australia.
Facebook bị cáo buộc đã tiết lộ thông tin cá nhân của hơn 311.000 người Australia cho ứng dụng This Is Your Digital Life, mặc dù chỉ có 53 người trong số đó cài đặt ứng dụng. Thông tin này sau đó được cho là tiếp tục bị cung cấp cho Cambridge Analytica, được sử dụng cho mục đích hồ sơ chính trị.
Ứng dụng This is Your Digital Life là một ứng dụng khảo sát tính cách của người dùng, hoạt động độc lập với trang web Facebook. Thông qua việc sử dụng công cụ mới là Graph API để giúp người dùng quản lý và truy vấn thông tin trên Facebook, ứng dụng có thể yêu cầu thông tin từ tài khoản Facebook của hàng trăm nghìn người dùng trên toàn cầu.
Theo Đạo luật Quyền riêng tư của Australia, các thực thể như Facebook chỉ có thể giữ bất kỳ thông tin cá nhân nào được thu thập của một cá nhân cho một mục đích cụ thể, nhưng họ không được phép sử dụng hoặc tiết lộ thông tin cho mục đích khác.
Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Thomas Thawley, hiện đang xác định liệu các cáo buộc có đủ sức nặng để vụ kiện được tiến hành hay không. Cụ thể hơn, liệu Facebook Ai-len hay Facebook Inc có đang bán thông tin người dùng ở Australia hay không khi dữ liệu được chia sẻ với ứng dụng “This is Your Digital Life”.
Chiều ngày 26/6, “gã khổng lồ” mạng xã hội đã phủ nhận Facebook Inc. có trách nhiệm đối với người dùng Australia.
Các phiên điều trần sơ bộ liên quan đến vụ kiện sẽ tiếp tục vào cuối tuần này.
Luật sư cấp cao Ruth Higgins, người đại diện pháp lý của Ủy ban Thông tin và Quyền riêng tư Australia lập luận: “Facebook là một mạng lưới toàn cầu, người dùng từ khắp nơi trên thế giới có thể kết nối với nhau không giới hạn. Facebook Inc. chắc chắn đã tương tác và sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng Australia, có nghĩa là Facebook phải hầu tòa”.
Video đang HOT
“Chúng tôi cho rằng, Facebook Inc. đã lập hồ sơ thông tin cá nhân của người dùng Australia nhằm mục đích bán cho Bắc Mỹ khi dữ liệu đó được chuyển dưới dạng truyền và xử lý dữ liệu”, bà Higgins nói.
Mặc dù hàng trăm nghìn người dùng Australia đã bị lạm dụng quyền riêng tư, quốc gia này là nơi thứ 10 chịu ảnh hưởng nặng nề sau vụ bê bối Cambridge Analytica trên toàn cầu. Nhìn chung, thông tin về tới 87 triệu người dùng, chủ yếu đến từ Mỹ đã được Facebook thừa nhận là “chia sẻ không đúng cách” với Cambridge Analytica.
Trong năm 2019, Facebook Australia báo cáo lợi nhuận sau thuế là 22,7 triệu USD Australia, giảm nhẹ so với mức 23,3 triệu USD Australia so với năm 2018. Tính đến hết ngày 31/12/2019, Facebook Australia đã ghi nhận mất 16,8 triệu USD Australia cho thuế thu nhập, tăng từ 11,7 triệu USD Australia được trả cho năm 2018, lợi nhuận trước thuế 39,5 triệu USD Australia.
Các phiên điều trần sơ bộ liên quan đến vụ kiện sẽ tiếp tục vào cuối tuần này.
Tôi đã xóa Facebook, Instagram 3 năm và đây là kết quả
Trong 3 năm qua, tôi đã dành thời gian làm những việc có ích sau khi từ bỏ những dịch vụ của Facebook.
Lược dịch bài viết của tác giả Sean, website Shogan.tech.
Lúc đó, tôi thấy Facebook chỉ là trang cung cấp nội dung chọn lọc. Những suy nghĩ, khoảnh khắc hạnh phúc của người khác được gửi đến tôi dưới dạng thuật toán.
Chính tôi cũng trở thành một phần của Facebook. Tôi đăng lên đó mỗi khi đạt được thành tích trong học tập và công việc, hoặc đơn giản là thấy vui thì đăng.
Tôi quyết định từ bỏ cả 3 dịch vụ phổ biến của Facebook cách đây khoảng 3 năm.
Cảm xúc của con người khi lướt Facebook
Tôi thấy Facebook chỉ là ô cửa nhỏ trong cuộc sống của chúng ta. Mọi người biết rõ bức tranh cuộc sống của chính mình, nhưng lại so sánh với những hạnh phúc nhỏ nhoi của người khác. Đúng là so sánh khập khiễng, tuy nhiên nếu không nhận ra điều đó, sự so sánh sẽ khiến chúng ta có cảm giác ghen tị, bực tức hoặc áp lực.
Tiếp đến là tin giả, những câu chuyện vô vị xuất hiện ngập tràn Facebook. Lướt và đọc chúng mỗi ngày dễ khiến con người trở nên tự mãn, suy nghĩ lệch lạc. Chỉ cần bài viết sai lệch về một chủ đề đang tranh cãi cũng có thể chia rẽ một cộng đồng, tạo ra mâu thuẫn không đáng có.
Câu hỏi mà có lẽ mỗi chúng ta khi đăng ký một dịch vụ miễn phí cần thắc mắc đó là "Tại sao nó lại miễn phí?".
Xin được trả lời bằng câu nói quen thuộc: Không món hàng nào là miễn phí. Đối với Facebook, mức phí ấy chính là dữ liệu của bạn.
Cụ thể, mọi thông tin cá nhân, sở thích, hành vi sử dụng... của chúng ta đều được Facebook thu thập để tạo ra lợi nhuận. Họ bán hoặc trao đổi dữ liệu cho đối tác, và cái giá bạn phải trả chính là quyền riêng tư.
Cách đây 3 năm, ý định bỏ Facebook bừng sáng trong đầu tôi. Mất một thời gian để tôi suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Tôi đã sống tốt hơn khi không phải nghĩ nhiều đến những bài đăng, tương tác hay bình luận trên Facebook nữa.
Tôi từ bỏ Facebook, Instagram như thế nào
Tôi đã tải tất cả dữ liệu trên Facebook về máy rồi tải chúng lên một dịch vụ đám mây để lưu trữ. Sau đó, tôi vào phần cài đặt của Facebook để yêu cầu xóa tài khoản và toàn bộ dữ liệu.
Sau khi xác nhận xóa, tài khoản của bạn sẽ đưa vào trạng thái "bị vô hiệu hóa". Nếu đăng nhập lại trong 30 ngày sau khi xóa, tài khoản sẽ trở về trạng thái bình thường. Đây là bài thử thách khó khăn cho những ai quyết tâm từ bỏ Facebook.
Với sự kiên trì, tôi đã không đăng nhập lại trong 30 ngày ấy, để tài khoản và dữ liệu của tôi bị xóa vĩnh viễn.
Tiếp đến là Instagram. Facebook sở hữu khá nhiều dịch vụ phổ biến, và Instagram là một trong số đó. Tôi đã sử dụng Instagram từ khi dịch vụ này mới hoạt động, chưa bị Facebook mua lại. Tuy nhiên giờ thì nó của Facebook rồi, với một công ty trải qua nhiều bê bối dữ liệu như Facebook thì tôi cần từ bỏ Instagram luôn.
So với Facebook thì tài khoản Instagram dễ xóa hơn. Tôi không tương tác nhiều trên đó mà chỉ dùng để lưu trữ hình ảnh, đôi lúc duyệt xem ảnh của người khác. Xóa nó đi, và tôi sẽ dành thời gian cho những việc có ích hơn.
Tuy nhiên, với WhatsApp thì mọi thứ không hề dễ dàng. Tôi liên lạc với gia đình, bạn bè qua WhatsApp rất nhiều. Nói cách khác, nó là ứng dụng nhắn tin chính của tôi.
Tôi tải Telegram rồi kêu gọi bạn bè dùng chung song song với WhatsApp. Dù không hoàn hảo, Telegram vẫn có nhiều tính năng hơn WhatsApp. Và ít nhất nó không nằm trong tay một công ty lớn như Facebook.
9 tháng sau khi tải Telegram, tôi nhắn với mọi người rằng mình sẽ xóa WhatsApp, bảo họ tải Telegram nếu muốn liên lạc với tôi. Sau khi ngừng sử dụng WhatsApp, tôi chưa bao giờ tải hay đăng nhập lại.
Tất nhiên, việc từ bỏ Facebook còn phụ thuộc vào quan điểm mỗi người.
Tôi hạnh phúc hơn sau khi từ bỏ 3 dịch vụ trên
Cuộc sống tôi đã thay đổi tích cực hơn sau khi ngưng sử dụng Facebook, Instagram và WhatsApp. Thời gian của tôi trong quá khứ đã dành quá nhiều cho chúng, trong khi lẽ ra mình có thể gặp mặt, trò chuyện với người thân, bạn bè nhiều hơn hoặc dành cho sở thích cá nhân.
Instagram không có nhiều vấn đề như Facebook, nhưng vì nó là của Facebook, thông tin của tôi vẫn không thực sự an toàn. Còn với WhatsApp, đây là ứng dụng nhắn tin khá phổ biến nhưng đối với tôi, Telegram có nhiều tính năng hữu ích hơn.
Trong 3 năm sau khi bỏ 3 ứng dụng trên, tôi đã tiết kiệm 2.920 giờ, tương đương 121 ngày để làm những việc có ích thay vì bỏ ra nằm lướt Facebook, Instagram với những bài đăng đủ thể loại trên đời, và không phải bài nào cũng có ích.
Việc từ bỏ Facebook phụ thuộc vào quan điểm mỗi người nhưng với tôi, điều đó khiến tôi sống tốt và hạnh phúc hơn.
FaceApp có đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng? FaceApp chắc chắn là một ứng dụng thú vị, nhưng nó có gây nguy hiểm cho quyền riêng tư của người dùng hay không? Mức độ rủi ro về quyền riêng tư của FaceApp là không cao Một bài viết trên Washington Post mới đây đặt ra câu hỏi về việc ứng dụng FaceApp thu thập dữ liệu, nó đang làm gì với...