Facebook phản ứng với dự luật quản lý Internet của Chính phủ Canada
Nhằm phản ứng trước dự luật C-18 của Canada buộc Facebook phải trả phí cho các phương tiện truyền thông khi dẫn các liên kết đến các bài báo của họ, ngày 21/10, tập đoàn công nghệ này thông báo đang xem xét khả năng sẽ chặn quyền truy cập của người dân Canada vào các trang web tin tức trên nền tảng của mình.
Biểu tượng của Facebook trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Bộ trưởng Di sản của Canada Pablo Rodriguez và Ian Scott, Chủ tịch Ủy ban Viễn thông, phát thanh-truyền hình Canada (CRTC) ngày 21/10 đã có phiên điều trần về dự luật về quản lý Tin tức trực tuyến (được gọi là C-18) trước Ủy ban Di sản của Hạ viện Canada. Phát biểu trước Hạ viện, Bộ trưởng Rodriguez cho biết dự luật C-18 nhằm bảo vệ tương lai của báo chí và cho phép người dân Canada tiếp cận với những tin tức đáng tin cậy và có thẩm quyền.
Facebook sau đó đã đưa ra cảnh báo trên sau khi không được mời tham gia phiên điều trần để trình bày mối quan ngại của mình và đề xuất các điểm sửa đổi liên quan đến dự luật C-18. Ông Marc Dinsdale, phụ trách quan hệ đối tác truyền thông của Facebook, cho biết văn kiện trên, nếu trở thành luật, sẽ tạo ra các điều khoản trách nhiệm tài chính chưa từng có trên toàn cầu đối với các liên kết hoặc nội dung tin tức. Do đó, Facebook có thể buộc phải xem xét liệu có tiếp tục cho phép chia sẻ nội dung tin tức trên Facebook ở Canada như được định nghĩa theo C-18 hay không.
Video đang HOT
Dự luật C-18 yêu cầu các hãng công nghệ lớn như Google và Meta, công ty mẹ của Facebook, trả phí cho các hãng truyền thông Canada về nội dung tin tức xuất hiện trên nền tảng của họ. Văn kiện này sẽ tạo ra một khuôn khổ để các hãng tin có thể đàm phán chung các thỏa thuận với những tập đoàn công nghệ để chia sẻ doanh thu quảng cáo trực tuyến, khi các bên không thể đạt được thỏa thuận riêng. Doanh thu quảng cáo trực tuyến lên đến 9,7 tỷ CAD (7,1 tỷ USD) vào năm 2020, trong đó Google và Meta kiếm được hơn 80% trong số đó.
Theo khảo sát do công ty nghiên cứu Nanos Research thực hiện, những nỗ lực của Chính phủ Canada trong việc “chỉnh đốn” các hoạt động trên Internet đã nhận được sự ủng hộ của đa số người dân nước này.
Báo cáo mới cho thấy người dùng ngày càng dành ít thời gian hơn cho Facebook
Quý I/2022 là lần đầu tiên số lượng người dùng hoạt động hàng ngày của Facebook giảm nhẹ, chỉ còn khoảng 1,93 tỷ người.
Facebook vẫn là 1 trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, dường như vị thế của nền tảng này đã có phần suy giảm trong nhiều năm vừa qua trước sự trỗi dậy của rất nhiều đối thủ khác. Theo báo cáo mới nhất của BuzzFeed cho thấy ngày càng có nhiều người dùng dành ít thời gian hơn, thậm chí là từ bỏ Facebook bởi nhiều lý do khác nhau.
Felicia DellaFortuna, CEO của BuzzFeed cho biết: " Ở thời điểm hiện tại trong quý này, chúng tôi tiếp tục ghi nhận người dùng đang ngày càng dành ít thời gian hơn cho Facebook". Trước đó, báo cáo của Meta, công ty mẹ của Facebook, cũng cho thấy rằng số người dùng hoạt động hàng ngày của họ đã giảm nhẹ, xuống mức 1,93 tỷ người. Đây cũng là quý đầu tiên Facebook đối diện với tình trạng này.
Người dùng đã bắt đầu dành ít thời gian hơn cho Facebook.
Cụ thể hơn, có khoảng 500.000 người dùng đã quyết định dành ít thời gian hơn, hoặc từ bỏ hoàn toàn Facebook. 1 số chuyên gia cho rằng nền tảng mạng xã hội này đã phát triển đến mức bão hòa sản phẩm trên toàn cầu, với số lượng người dùng đạt đến đỉnh điểm và không thể tăng thêm được nữa.
Mặt khác, trong những năm gần đây, Facebook, ứng dụng cốt lõi của Meta, đang phải chịu sức ép cực lớn trước nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Trong đó, nổi trội nhất có lẽ phải kể đến TikTok, nền tảng chuyên dành cho những video ngắn với nhiều công cụ chỉnh sửa mạnh mẽ, đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Đó là lý do vì sao Facebook đã phải thêm vào tính năng tương tự có tên Reels để bắt kịp đối thủ và kéo người dùng lại về phía mình.
Trong cuộc họp với các nhà đầu tư vào cuối tháng 2 vừa qua, Mark Zuckerberg, "cha đẻ" của Facebook và giám đốc của Meta, cho biết: " Người dùng có rất nhiều lựa chọn trong việc sử dụng thời gian của họ, và những ứng dụng như TikTok thì đang phát triển rất mạnh. Đó là vì sao việc đầu tư cho Reels là cực kỳ quan trọng về lâu về dài".
" Do sự cạnh tranh, sự thay đổi sang các dạng nội dung video ngắn cũng như việc chúng tôi đang tập trung vào nhóm khách hàng trẻ tuổi và tối ưu hóa hơn mức độ tương tác tổng thể, chắc chắn Facebook sẽ phải tiếp tục đối mặt với với rất nhiều áp lực trong việc thu hút và gây ấn tượng với người dùng trong tương lai gần".
Facebook đang chịu rất nhiều sức ép trước sự phát triển như vũ bão của các nền tảng khác, điển hình là TikTok.
Ngạc nhiên thay, BuzzFeed, vốn tập trung vào mảng thương mại với phần lớn người xem nội dung của họ đến từ Facebook, lại không phải chịu nhiều ảnh hưởng quá nhiều từ vấn đề này. Felicia hy vọng xu hướng đó sẽ tiếp tục kéo dài trong tương lai: " Chúng tôi tận dụng mọi nền tảng để mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại của mình, và sẽ "lấn" sang những nền tảng có tốc độ phát triển nhanh hơn. Điều này sẽ giúp chúng tôi giảm độ phục thuộc vào bất kỳ 1 nền tảng cụ thể nào trong vài năm tới".
Cụ thể hơn, doanh thu năm 2021 của BuzzFeed là 398 triệu USD, tăng đến 24% so với năm 2020. Mới đây, công ty này cũng đã công bố các kế hoạch mới để "tăng tốc lợi nhuận", trong đó bao gồm cả việc cắt giảm nhân sự. Cổ phiếu của BuzzFeed cũng đã tăng 2% sau phiên giao dịch sáng ngày 23/3.
Úc buộc Big Tech trình báo cách xử lý thông tin sai lệch Cơ quan quản lý truyền thông Úc (ACMA) có thể sẽ bắt buộc các công ty công nghệ lớn (Big Tech) chia sẻ dữ liệu về cách họ xử lý thông tin sai lệch theo luật mới. Ngày 21.3, ACMA thông báo luật thông tin sai lệch mới (Disinformation Law) sẽ được chính phủ Úc ban hành trong cuối năm nay nhằm giảm...