Facebook muốn người dùng thành ‘chuyên gia’ chống tin giả
Ý tưởng chỉ định “chuyên gia hiểu biết” để định hướng thông tin, tránh tin giả trong các hội nhóm của Facebook đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Facebook vừa thông báo sẽ cho phép các quản trị viên trong nhóm chỉ định người dùng làm “chuyên gia”. Điều đó có nghĩa những người điều hành cộng đồng trực tuyến sẽ chọn những thành viên có ảnh hưởng lớn, đưa ra các bài viết, bình luận của mình. Những nội dung từ các “chuyên gia” sẽ có tần suất hiển thị nhiều hơn trên nền tảng, từ đó giúp cộng đồng có được nguồn thông tin tốt. Đây được xem là một trong những sáng kiến mới của Facebook nhằm chống lại tin giả.
Facebook đang nỗ lực chống lại vấn nạn tin giả bằng cách sáng kiến mới như “chỉ định chuyên gia” hoặc “thành lập ban giám sát”.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mạng xã hội này lại một lần nữa tranh thủ người dùng làm thay công việc của mình. Trước đó, Facebook cũng lên ý tưởng thành lập ban giám sát, thường được gọi là “toà án tối cao” nhằm tìm kiếm, báo cáo những nội dung vi phạm chính sách. Sáng kiến này đã bị phản tác dụng, khi vào tháng 5, một số nhóm đã lên tiếng yêu cầu ngừng “lười biếng”. Người dùng yêu cầu mạng xã hội này hãy làm công việc của mình thay vì đẩy việc khó cho chính người dùng.
Video đang HOT
“Nếu ý tưởng về Ban giám sát không mang lại lợi ích gì, công cụ chuyên gia mới của họ cũng không tạo ra một kết quả tốt đẹp hơn. Facebook phải đưa ra các quy tắc riêng và tự mình chịu trách nhiệm”, Business Insider bình luận.
Các chuyên gia còn lo lắng công cụ “chuyên gia” của Facebook có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn khi trao quyền cho một nhóm người dùng nhất định. Những người này cũng có thể tạo ra các chủ đề sai lệch. Khi đó, mọi thứ còn tồi tệ hơn, còn Facebook gần như vô tội.
Kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Facebook đã bị phản ứng mạnh về cách thông tin sai lệch lan truyền trên nền tảng này. Sau đó, Mark Zuckerberg đã cố gắng chuyển sự chú ý của người dùng từ Bảng tin sang các nhóm. Mục đích đưa rà là “giúp kết nối một tỷ người với các cộng đồng có ý nghĩa”. Tuy nhiên, những hành động sau đó của Facebook lại mâu thuẫn với chính tuyên bố của họ. Một số nhóm mà nền tảng này cho rằng có nguy cơ kích động bạo lực đã bị thẳng tay xoá bỏ.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cho rằng Facebook phải chịu trách nhiệm về việc để tin giả lan truyền trên nền tảng của mình. “Những thông tin này đang giết người. Đại dịch duy nhất mà chúng ta đang có nằm ở giữa những người chưa tiêm vaccine. Chính họ đang giết người”, Joe Biden trả lời báo chí hôm 16/7. Nhà Trắng cũng cảnh báo Facebook cần loại bỏ những thông tin sai sự thật liên quan đến Covid-19 và vaccine.
Đáp lại chỉ trích của Tổng thống Mỹ, Phó chủ tịch Facebook – ông Guy Rosen nói: “Số liệu cho thấy 85% người dùng tại Mỹ đã hoặc muốn tiêm chủng vaccine. Mục tiêu của Tổng thống Biden là tiêm chủng 70% người Mỹ cho đến ngày 4/7. Facebook không phải nguyên nhân phá hỏng mục tiêu này”.
Facebook cho biết họ đang có hơn 70 triệu quản trị viên và người kiểm duyệt đang điều hành các nhóm hoạt động trên toàn cầu. Tuy nhiên việc kiểm duyệt lượng nội dung khổng lồ trên đó không phải công việc dễ dàng. Công cụ của “chuyên gia” của Facebook cho thấy họ vẫn chưa tìm ra giải pháp để chặn tin giả một cách hiệu quả.
Mark Zuckerberg từng từ chối bán Facebook cho Yahoo vì 'chẳng biết làm gì với 1 tỷ USD'
Khi Yahoo đề nghị mua Facebook với giá 1 tỷ USD năm 2006, nhà sáng lập Mark Zuckerberg nói ông không biết sẽ làm gì với số tiền này, có thể sẽ lại xây dựng một Facebook khác.
Yahoo từng đề nghị mua Facebook năm 2006 với giá 1 tỷ USD. Theo cuốn sách mới xuất bản về Facebook mang tên "An Ugly Truth" (Một sự thật xấu xí), hai tác giả Sheera Frenkel và Cecillia Kang viết Ban quản trị và các cố vấn Facebook nói ông Zuckerberg có thể ra đi với nửa tỷ USD và làm bất kỳ điều gì mình muốn.
Tuy nhiên, một tháng sau, ông trả lời thành viên Ban quản trị Peter Thiel và nhà đầu tư mạo hiểm Jim Breyer rằng mình không biết sẽ làm gì với số tiền ấy. Nếu chấp nhận, ông có thể lại xây dựng một nền tảng mạng xã hội khác tương tự Facebook.
Trên hết, lý do khiến ông từ chối Yahoo là tự tin Facebook có thể lớn mạnh hơn nữa.
Theo CNN, hai tác giả "An Ugly Truth" đã thực hiện hơn 1.000 giờ phỏng vấn với các lãnh đạo, nhân viên cũ và mới, các cố vấn... của Facebook.
Từ năm 2004 tới 2007, nhiều công ty ngỏ ý muốn mua lại Facebook, chẳng hạn Friendster, Google, Viacom, MySpace, News Corp. Tuy nhiên, lời đề nghị của Yahoo năm 2006 là béo bở nhất. Theo cuốn sách, nhân viên Facebook nói với ông chủ nên đồng ý bán mình cho Yahoo.
Sau khi ông Zuckerberg từ chối, toàn bộ nhóm quản lý đã nghỉ việc để phản đối. "Điều đau lòng không phải là bác bỏ đề nghị mà là phần lớn công ty bỏ đi vì họ không tin vào những gì chúng tôi đang làm", người sáng lập Facebook đã nói như vậy, vẫn theo cuốn "An Ugly Truth".
Thực tế cho thấy ông chủ Facebook đã đúng. Từ một startup nhỏ bé, Facebook đã trở thành nền tảng mạng xã hội lớn nhất hành tinh với giá trị thị trường gần 1.000 tỷ USD, trong khi Yahoo từ một gã khổng lồ Internet đã bị Verizon "bán tháo" cho một công ty tư nhân với giá vỏn vẹn 5 tỷ USD.
Cuốn sách mới vạch trần 'sự thật xấu xa' tại Facebook Bìa sau của cuốn sách "An Ugly Truth" in kín những lời xin lỗi na ná nhau của Facebook: "Tôi xin lỗi", "Chúng tôi cần làm tốt hơn". Bìa sách "An Ugly Truth" Giữa lúc Big Tech ngày càng bị kiểm soát chặt hơn, một cuốn sách mới đã ra đời với tham vọng công khai những bước đi sai lầm và thảm...