Facebook muốn kết nối Internet bằng tia laser
Sau drone, dự án mở rộng khả năng kết nối Internet toàn cầu do Facebook làm chủ đang thử nghiệm một phương thức mới có khả năng giảm độ trễ khi truyền dữ liệu qua khoảng cách lớn.
Để giúp mọi người trên toàn thế giới có thể truy cập Internet, Facebook đã khởi động chương trình Internet.org vào năm 2013. Tiếp bước dự án mở rộng kết nối bằng drone, Internet.org hiện đang nghiên cứu một phương thức truyền tải dữ liệu hoàn toàn mới – tia laser.
Ý tưởng của Facebook lần này là sử dụng laser để truyền dữ liệu từ drone và vệ tinh tới bất cứ nơi nào trên thế giới. Theo tuyên bố của Mark Zuckerberg trên trang cá nhân, laser sẽ giúp “tăng đáng kể tốc độ truyền dữ liệu trên những cự ly dài”.
Video đang HOT
Ngoài ra, CEO của Facebook còn cho biết tia laser dùng trong thực tế sẽ không thể thấy bằng mắt thường, màu sắc trong ảnh chỉ mang tính trình diễn. Zuckerberg không nêu rõ cách hệ thống hoạt động, nhưng các chi tiết đều đã được nêu trước đó trong thông báo chung của Facebook vào tháng 3. Theo thông tin cũ, những chiếc drone có sải cánh ngang ngửa máy bay Boeing 737 của Facebook sẽ bay ở độ cao trên 18 km và truyền tải dữ liệu qua “nhiều tháng liên tục”.
Hiện tại, Facebook vẫn đang tích cực ra phát triển dự án drone phát sóng Internet để cạnh tranh với dự án Project Loon (phát Wi-Fi qua khinh khí cầu) của Google. 2 ông lớn của ngành dịch vụ Internet hiện đang tích cực chạy đua ra mắt dịch vụ Internet giá rẻ, nhằm gia tăng doanh thu từ dịch vụ quảng cáo – nguồn thu chính của các trang web “miễn phí” như Facebook và Google.
Ngoài ra, Facebook cũng ra mắt một kế hoạch chi tiết về công nghệ Free Space Optics (FSO) cho phép gửi dữ liệu qua không gian với tốc độ ngang ngửa cáp quang thông thường. Theo tài liệu này, FSO đòi hỏi tia laser phải được canh chỉnh vô cùng chính xác, và “đòi hỏi phải có khoảng không rõ rệt giữa cả 2 đầu liên kết laser, có nghĩa rằng chúng không thể hoạt động khi có mây mù và rất dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết xấu”.
Theo Lê Hoàng/Vnreview
Facebook Lite cho smartphone cấu hình thấp ở vùng mạng kém
Ứng dụng được Facebook thiết kế riêng cho các máy Android có phần cứng hạn chế, hướng đến người dùng tại khu vực có kết nối Internet chậm, không ổn định.
Với dung lượng chưa đến 1 MB, Facebook Lite có kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều so với gần 95 MB trên phiên bản tiêu chuẩn. Ứng dụng cài đặt và chạy dễ dàng trên các smartphone cấu hình thấp, nhưng vẫn có đầy đủ các tính năng như xem thông tin mới, cập nhật trạng thái hay trò chuyện.
Cài đặt Facebook Lite trên một mẫu Android tại Việt Nam.
Facebook Lite được thiết kế lại theo hướng đơn giản, lược bớt các giao diện đồ họa. Tuy nhiên, cách sử dụng phần mềm này không khác nhiều so với phiên bản Facebook đầy đủ. Tính năng không có trên Facebook Lite là xem và đăng video, lý do là nó tốn nhiều băng thông Internet.
Phiên bản rút gọn của Facebook bắt đầu được thử nghiệm từ đầu năm 2015. Mạng xã hội lớn nhất thế giới mong muốn nâng cao trải nghiệm của người dùng tại các khu vực Internet tốc độ chậm. Một dự án khác đang được triển khai là Internet.org, cho phép truy cập miễn phí Facebook và các dịch vụ Internet cơ bản khác.
Facebook Lite chính thức cho tải về từ tuần này tại châu Á, Mỹ Latinh, châu Phi và châu Âu. Người dùng có thể tham khảo thông tin và cài đặt tại đây.
Đình Nam
Theo VNE
Đã có phương án giảm phụ thuộc vào cáp AAG Tuyến cáp APG (Asia Pacific Gateway) dung lượng 54 Tb/s từ Đà Nẵng đi Đông Á được vận hành từ năm 2016 sẽ giúp các doanh nghiệp Internet Việt Nam bớt phụ thuộc vào AAG. Trao đổi với Zing.vn, ông Lâm Quốc Cường - Giám đốc Công ty Viễn thông Quốc tế (VNPT-i) cho biết, các nhà cung cấp viễn thông trong nước...