Facebook mua công nghệ giúp tiết kiệm dữ liệu trên di động
Facebook vừa công bố họ đã mua lại Onavo – công ty chuyên về tiết kiệm dữ liệu trên thiết bị di động.
Facebook mới đây vừa chính thức công bố họ đã mua lại Onavo, một start-up ở thành phố Tel Aviv, Israel chuyên về các giải pháp tiết kiệm dữ liệu trên thiết bị di động. Facebook sẽ sở hữu cả nhân sự lẫn công nghệ của Onavo, đồng thời biến thủ phủ của Onavo ở Tel Aviv thành văn phòng mới của họ tại Israeli. Nếu bạn đang sử dụng một trong số các ứng dụng của Onavo, bạn cũng không nên lo lắng rằng sau thương vụ này, ứng dụng mà bạn sử dụng sẽ bị đóng cửa. Onavo vẫn sẽ hoạt động dưới thương hiệu của chính mình.
Onavo được thành lập năm 2010, Onavo hoạt động về các lĩnh vực phân tích ứng dụng di động, bảo mật, quản lý và nén dữ liệu. Trong các lĩnh vực này thì quản lý và nén dữ liệu là hoạt động chính giúp làm nên tên tuổi của công ty, và nhiều khả năng cũng là công nghệ mà Facebook quan tâm nhất ở Onavo. Onavo cung cấp các ứng dụng như”Count”, giúp người dùng quản lý dữ liệu mà họ sử dụng trên smartphone, hay “Extend” giúp tối ưu dữ liệu khi chia sẻ qua mạng 3G hay 4G (từ đó giảm giá cước cho người dùng).
Video đang HOT
Sau khi thuộc sở hữu của Facebook, Onavo sẽ hoạt động với các thành viên của trang web Internet.org, dự án mà CEO Facebook thành lập với mục đích đưa internet tới những những nước nghèo trên thế giới. (ngoài Facebook còn có các công ty khác gồm Ericsson, Nokia, Qualcomm và Samsung cũng tham gia vào dự án này).
Theo VNE
Sony muốn trở thành hãng điện thoại lớn thứ ba thế giới
Sony có kế hoạch giành 20% thị phần điện thoại Android và trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới trong tương lai gần chỉ sau Apple và Samsung, trong khi hiện hãng còn chưa ở trong top 5.
Dennis Van Schie, người đứng đầu bộ phận kinh doanh và tiếp thị của Sony cho biết, thị phần của hãng hiện đang là khoảng 7% nhưng chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ vào loạt sản phẩm hàng đầu mới vừa ra mắt.
Sony muốn là thương hiệu điện thoại lớn thứ ba thế giới. Ảnh: GSMArena.
Bên cạnh đó, thương vụ mua lại cổ phần của Ericsson từ liên doanh Sony Ericsson sẽ giúp hãng công nghệ Nhật Bản này cải thiện đáng kể vị thế của mình trên thị trường. Bởi vì các tài sản công nghệ chẳng hạn như ứng dụng, dịch vụ và phần cứng hiện đều do chính Sony phát triển nên hãng cũng sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.
Vị lãnh đạo này cho biết, bộ phận TV của Sony sau này cũng sẽ được tối ưu để sản xuất màn hình cho các thiết bị di động của hãng. Bên cạnh đó, Sony cũng sẽ tự cung cấp bộ cảm biến camera dùng trong điện thoại của họ.
Theo thống kê xếp hạng thị phần quý II/2013 của hãng nghiên cứu thị trường IDC công bố hồi đầu tháng 7 năm nay, 5 hãng sản xuất smartphone hàng đầu thế giới được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là Samsung, Apple, LG, Lenovo và ZTE. Sony không có mặt trong danh sách này.
Thống kê top 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới quý II/2013. Nguồn: IDC.
Sự ra mắt của model smartphone cao cấp Xperia Z1 vừa qua đã chứng tỏ quyết tâm vươn lên của Sony trong thị trường điện thoại. Tuy nhiên, giới công nghệ cho rằng mục tiêu để trở thành hãng điện thoại lớn thứ ba thế giới của Sony có thành công hay không còn phụ thuộc vào chiến lược tiếp thị và quảng bá thiết bị của họ như thế nào.
Theo VNE
Ericsson: Dữ liệu di động sẽ tăng gấp 12 lần vào năm 2018 Theo Ericsson, các nhà cung cấp dịch vụ mạng cho biết lưu lượng dữ liệu của các thiết bị di động vào năm 2018 sẽ tăng gấp 12 lần so với hiện nay, bởi việc đưa vào khai thác kết nối LTE sẽ gia tăng việc xem video trên thiết bị di động. Ericsson cho biết, tổng lưu lượng truy cập của các...