Facebook mạnh tay loại bỏ video vi phạm bản quyền
Facebook đang phát triển một hệ thống nhận dạng bản quyền để tìm và loại bỏ các đoạn video có chứa nội dung vi phạm bên trong.
Sau tin tức giả mạo, Mark Zuckerberg muốn mạnh tay với các nội dung vi phạm bản quyền. ẢNH: AFP
Theo Engadget, các bản nhạc được hát lại (cover) hay trích đoạn được cắt ra trong phim (footage) sẽ là những mục tiêu loại bỏ hàng đầu trong hệ thống mới của Facebook. Hệ thống này có cách thức hoạt động tương tự như Content ID của YouTube, tính năng tự động phát hiện và loại bỏ các nội dung vi phạm bản quyền.
Các nhà sản xuất âm nhạc tại Mỹ hiện rất lo ngại về vấn nạn vi phạm bản quyền trên Facebook. Trong một cuộc tìm kiếm nhỏ, họ tìm thấy khoảng 887 clip trên Facebook có sử dụng 33 bài hát đứng đầu bảng xếp hạng billboard, với tổng lượt xem đến 619 triệu.
Tuy nhiên do chính sách bảo mật của Facebook, con số này chỉ là tương đối và chưa thể đánh giá hết được quy mô vi phạm.
Bên cạnh phát triển hệ thống nhận dạng bản quyền mới, Facebook hiện cũng đang đàm phán với các hãng thu âm để bắt đầu cấp phép nội dung và trả tiền bản quyền.
YouTube đã thông báo trả 2 tỉ USD cho các chủ sở hữu tác quyền thông qua hệ thống Content ID kể từ năm 2007, và 1 tỉ USD chỉ riêng năm 2016. Trong khi đó, Facebook hiện có 1,79 tỉ người dùng mỗi tháng trên toàn cầu, vượt xa YouTube nên chắc chắn quy mô vi phạm và số tiền phải trả sẽ rất lớn.
Video đang HOT
Trước đó, CEO Mark Zuckerberg đã bắt đầu suy nghĩ đến những phương án nhằm giảm thiểu số lượng tin tức giả mạo đăng tải trên Facebook, trong đó ông đề cập đến việc phối hợp với các dịch vụ xác minh thông tin bên thứ ba.
Facebook cũng có thể nghĩ đến phương án dán nhãn hoặc ẩn những tin tức giả mạo dựa trên một số loại thuật toán hoặc đánh giá chất lượng. Tuy nhiên, mạng xã hội này cũng thừa nhận việc làm trên cần phải tốn rất nhiều thời gian để thực hiện.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Tòa án tối cao Mỹ đứng về Samsung trong vụ kiện với Apple
Tòa án tối cao Mỹ tuyên bố bác bỏ quyết định trước đây của tòa phúc thẩm, theo đó, nhiều khả năng Samsung không phải bồi thường 399 triệu USD cho Apple vì vi phạm bản quyền.
Reuter đưa tin, tòa án Tối cao Mỹ vào ngày thứ Ba (6/12) đã đứng về phe Samsung trong vụ kiện khổng lồ đối đầu Apple. Trước đó, phiên tòa phúc thẩm tuyên bố Samsung phải bồi thường 399 triệu USD tiền phạt cho Apple vì đã sao chép thiết kế của iPhone.
Tòa án tối cao đã bác bỏ quyết định này, chuyển vụ án về cấp thấp hơn để tiếp tục xử lý. Quyết định trên cho Samsung cơ hội đòi lại số tiền khổng lồ họ đã trả cho Apple vào tháng 12.
Số tiền được chi trả sau khi thẩm phán quyết định vào tháng 12 rằng Samsung đã xâm phạm bằng sáng chế của iPhone và bắt chước vẻ ngoài đặc trưng thông qua dòng Galaxy cũng như các thiết bị khác.
Tòa án cho rằng tổ chức vi phạm bản quyền không nhất thiết phải trả lại toàn bộ lợi nhuận từ việc kinh doanh các sản phẩm dùng thiết kế sao chép, nếu họ chỉ sao chép vài phần tử, chứ không phải toàn bộ.
Việc Samsung có sao chép Apple hay không vẫn là tranh cãi lớn. Ảnh: Cult of Mac.
Quyết định này theo sau cuộc chiến khốc liệt giữa hai tên tuổi di động hàng đầu thế giới từ 2011. Khi đó, Apple kiện Samsung sao chép các công nghệ và vẻ ngoài thương hiệu của iPhone. Đây là một trong những vụ kiện bản quyền được chú ý nhất ở Mỹ nhiều năm qua.
Samsung đã có nhiều cố gắng giành lại 399 triệu trong số 548 triệu USD họ đã trả cho Apple sau quyết định năm 2012 của tòa án. Sau phiên tòa năm 2012, Apple được tuyên bố thắng kiện với 930 triệu USD tiền bồi thường. Tòa Thượng thẩm của Mỹ giữ nguyên quyết định này, nhưng cho rằng vẻ ngoài của iPhone không thể được bảo vệ thông qua thương hiệu.
Do đó, Samsung chỉ phải trả 382 triệu USD. Các tranh cãi xoay quanh việc liệu khái niệm "điều khoản về sản phẩm" (article of manufacture) đang nói đến sản phẩm cuối cùng, hay chỉ là các bộ phận của sản phẩm đó, theo luật bản quyền của Mỹ.
Trong các ghi chép, cả Samsung, Apple và chính phủ Mỹ đều thống nhất khái niệm đó có thể chỉ ám chỉ một phần. Nhưng Apple hối thúc tòa án làm rõ vấn đề này, vì Samsung không có bằng chứng các "sản phẩm" của họ trong vụ việc này chỉ là các phần bên trong.
Đây là một trong những vụ kiện kéo dài nhất trong lịch sử làng công nghệ. Ảnh: Fortune.
Trong khi đó, Samsung cho rằng họ không cần trưng ra các bằng chứng đó. Thẩm phán Sonia Sotomayor viết rằng luật bản quyền quy định rất rõ ràng rằng "thuật ngữ 'article of manufacture' bao gồm cả sản phẩm bán đến tay người dùng cuối hoặc một bộ phận bên trong sản phẩm đó".
Samsung trả cho Apple 548 triệu USD vào tháng 12/2015, nhưng tiếp tục mang vụ việc lên tòa án tối cao. Theo đó, họ cho rằng mình không phải trả 399 triệu USD cho cáo buộc sao chép các thiết kế mặt trước cong 4 góc, viền và các lưới biểu tượng nhiều màu sắc chứa đựng ứng dụng, chương trình.
Giao diện của sản phẩm hai bên mang nhiều nét tương đồng.
Apple cho rằng thành công của iPhone gắn liền với thiết kế tân tiến, nhiều nhà sản xuất khác "học tập" nhanh chóng trên sản phẩm của họ. Cụ thể, Samsung đã "chủ tâm" sao chép vẻ ngoài và nhiều tính năng người dùng của iPhone.
Samsung cho rằng họ không cần phải bồi thường tất cả lợi nhuận từ các thiết bị "xâm phạm" bản quyền Apple, rằng các phần tử đó chỉ đóng góp một phần trong sản phẩm tổng thể, vốn bao hàm hàng nghìn tính năng được bảo vệ bản quyền.
Tòa án tối cao đã có phiên chất vấn cả hai vào ngày 11/10, đây là vụ việc đầu tiên liên quan đến bản quyền mà tòa tối cao thụ lý trong vòng 120 năm qua.
Lê Phát
Theo Zing
Google đang mất dần quyền kiểm soát Android Liên minh Châu Âu (EU) vừa đưa ra bản kế hoạch mới nhằm tước quyền kiểm soát hệ điều hành Android từ chính "cha đẻ" Google, theo Reuters. Google đang phải chịu sức ép lớn từ các nhà cầm quyền Châu Âu. ẢNH: REUTERS Cụ thể, Ủy ban Chống độc quyền Liên minh Châu Âu đã công bố kế hoạch chống độc quyền...