Facebook liên tiếp bị phạt vì bê bối thu thập dữ liệu cá nhân
Chỉ trong vòng ít ngày, Meta, công ty sở hữu Facebook đã đồng ý bồi thường cho các nạn nhân trong 2 vụ theo dõi vị trí và thu thập thông tin người trái phép.
Facebook vẫn chưa thể giải quyết triệt để hậu quả từ bê bối quyền riêng tư Cambridge Analytica năm 2018. Ảnh: Getty Images
Reuters ngày 26/8 đưa tin Meta, công ty sở hữu Instagram và Facebook đã đồng ý dàn xếp bồi thường tại tòa án San Francisco với tố cáo mạng xã hội này vi phạm quy tắc người dùng.
Theo hồ sơ tòa án, một đơn kiện tập thể được gửi lên tòa án San Francisco vào tháng 11/2018 với nội dung cáo buộc Facebook vi phạm quyền riêng tư cá nhân khi chia sẻ dữ liệu người dùng cho các bên thứ ba.
Video đang HOT
Đơn kiện cũng nhắc đến bê bối quyền riêng tư của Cambridge Analytica năm 2018, công ty tư vấn chính trị tại Anh đã dùng dữ liệu từ 87 triệu người dùng trái phép. Sự việc này khiến Facebook sau đó bị Ủy ban Thương mại Mỹ phạt 5 tỷ USD, mức phạt kỷ lục dành cho một công ty.
Dù đồng ý bồi thường nhưng đại diện Meta từ chối nhận sai trong việc thu thập dữ liệu người dùng và không đưa ra bình luận nào.
Các điều khoản của thỏa thuận không được tiết lộ. Dự kiến trễ nhất đến 20/9, số tiền bồi thường sẽ đến tay các nạn nhân đã kiên trì đấu tranh suốt 4 năm qua.
Đây cũng là vụ kiện thứ hai mà phía Meta chấp nhận bồi thường trong tuần này. Trước đó vào ngày 24/8, Faceboook cũng đồng ý trả 37,5 triệu USD để bồi thường vụ kiện tố mạng xã hội này theo dõi vị trí người dùng qua điện thoại kể cả khi đã tắt định vị.
Faceboook cũng đồng ý trả 37,5 triệu USD để bồi thường vụ kiện tố mạng xã hội này theo dõi vị trí người dùng qua điện thoại kể cả khi đã tắt định vị. Ảnh: Getty Images
Các nạn nhân cho biết mặc dù không muốn chia sẻ vị trí của mình với Facebook, công ty vẫn theo dõi họ thông qua địa chỉ IP. Thông tin này sau đó sẽ được mạng xã hội thu thập, phân loại đối tượng để phục vụ chiến dịch quảng cáo hướng mục tiêu.
Công ty nào đang thu thập dữ liệu người dùng nhiều nhất?
Một nghiên cứu mới cho biết công ty nào thu thập dữ liệu của bạn nhiều nhất và công ty nào thu thập ít nhất.
Tất cả chúng ta đều biết rằng các ứng dụng và dịch vụ miễn phí cũng có giá. Bạn có thể không phải thanh toán cho các công ty công nghệ bằng tiền mặt, nhưng bạn lại đang "thanh toán" bằng dữ liệu thông tin của chính mình. Vậy, các công ty thực sự thu thập được bao nhiêu thông tin và công ty nào thu thập nhiều nhất? StockApps.com đã cố gắng tìm ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này bằng cách thực hiện một nghiên cứu mới.
Trong phân tích của mình, công ty StockApps đã so sánh các hoạt động thu thập dữ liệu của 5 công ty công nghệ lớn: Google, Twitter, Apple, Amazon và Facebook. Tuy nhiên, báo cáo không mô tả loại dữ liệu mà các công ty thu thập từ ngườu dùng, mà thay vào đó, StockApps đã quyết định sử dụng "điểm dữ liệu" để cho chúng ta thấy mỗi công ty thu thập được bao nhiêu thông tin. Ngoài ra, công ty này cũng nhấn mạnh rằng, mỗi một thương hiệu trong số này tập trung vào một danh mục dữ liệu cụ thể, không phải về số lượng.
Theo nghiên cứu của StockApps, công ty thu thập nhiều dữ liệu cá nhân nhất - điều này có lẽ không có gì ngạc nhiên - là Google. Công ty này thu thập 39 điểm dữ liệu khổng lồ và theo báo cáo của StockApps, thông tin mà Google thu thập bao gồm mọi thứ từ vị trí chính xác của bạn đến lịch sử trình duyệt và hoạt động của bạn trên các trang web hoặc ứng dụng của bên thứ ba.
Google cũng thu thập các email trong tài khoản Gmail của người dùng. Ngoài ra, công ty dường như thu thập nhiều loại thông tin hơn về người dùng cá nhân. Báo cáo thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng, "gã khổng lồ công nghệ tìm kiếm" giữ một lượng lớn thông tin trên một số miền và thậm chí tuyên bố rằng "nếu đó là dữ liệu, thì rất có thể Google đang thu thập nó."
Tuy nhiên, có chuyên gia cho rằng, Google đang cung cấp rất nhiều dịch vụ, vì vậy công ty này cũng cần thêm nhiều thông tin để duy trì hoạt động bình thường là điều bình thường.
Xếp sau là Twitter, Amazon và Facebook, với lần lượt 24, 23 và 14 điểm dữ liệu. Theo StockApps, Twitter và Facebook cũng thu thập rất nhiều dữ liệu, nhưng chủ yếu là thông tin do người dùng của họ nhập vào.
Theo nghiên cứu, Apple dường như là gã khổng lồ công nghệ hướng đến quyền riêng tư nhất hiện nay. Nó chỉ thu thập 12 điểm dữ liệu và như StockApps đã chỉ ra, hãng công nghệ đến từ Cupertino chỉ giữ lại dữ liệu cần thiết để duy trì tài khoản của người dùng. Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý ở đây rằng Apple có thể thu thập ít dữ liệu hơn từ vì công ty này không dựa vào doanh thu quảng cáo như Google, Twitter và Facebook. Như chúng ta đã biết, một phần lớn các mô hình kinh doanh của các công ty này là quảng cáo được nhắm mục tiêu chính xác.
Có thể bạn đang tự hỏi làm thế nào để bảo vệ dữ liệu của mình khỏi bị thu thập, nếu bạn đang sử dụng iPhone, bạn có thể sử dụng tính năng Minh bạch theo dõi ứng dụng của Apple, cho phép bạn chọn ứng dụng nào có thể theo dõi bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng điện thoại Android, bạn có thể truy cập quyền riêng tư trên Android của mình và cách xem liệu một ứng dụng có đang theo dõi bạn hay không và ứng dụng thu thập dữ liệu nào trong bài viết này và xem một số cách bạn có thể giữ cho dữ liệu của mình không bị thu thập.
5 tỷ người trên toàn cầu bị theo dõi và thu thập thông tin cá nhân? Theo một đơn kiện tập thể, có đến 5 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu bị Oracle thu thập thông tin cá nhân. Thông tin từ một đơn kiện tập thể nhằm vào Oracle cho thấy, hãng phần mềm này đã xây dựng một công cụ trí tuệ nhân tạo để thu thập và bán thông tin cá nhân của người dùng...