Facebook lại bị kiện
Các quan chức tại Texas cho biết tổng số tiền phạt mà Meta (công ty mẹ của Facebook) có thể phải trả sẽ lên tới hàng tỷ USD.
Trang CNN đưa tin Texas vừa đệ đơn kiện Meta (công ty mẹ của Facebook), với cáo buộc rằng gã khổng lồ truyền thông xã hội này đã thu thập một cách bất hợp pháp dữ liệu nhận diện khuôn mặt của hàng chục triệu cư dân của bang trong một thập kỷ qua.
Tháng 11/2021, Facebook đưa ra thông báo tắt tính năng nhận diện khuôn mặt (Ảnh: SeeNews).
Đơn kiện được trình lên Tòa án Quận Harrison của Texas. Theo ông Ken Paxton, Bộ trưởng Tư pháp Texas, Facebook đã vi phạm luật bảo vệ người dùng và bảo mật dữ liệu sinh trắc học của bang.
Trong đơn kiện, các quan chức cho rằng tính năng gắn ảnh thẻ trên Facebook (hiện đã ngừng hoạt động) không nhận được sự đồng ý của người dùng Texas trước khi thu thập dữ liệu nhận diện khuôn mặt của họ.
Video đang HOT
Tính năng này hoạt động bằng cách phân tích khuôn mặt trong ảnh, bao gồm cả khuôn mặt của những người không sử dụng Facebook và khuyến nghị người dùng Facebook gắn thẻ thêm những người mà công cụ xác định.
“Từ năm 2010 đến tháng 6/2011, Facebook đã bí mật buộc hàng triệu người Texas tham gia chương trình nhận diện khuôn mặt mà không có sự đồng ý của họ. Kết quả là trong 10 năm tiếp theo, hàng chục triệu người Texas đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông tải lên Facebook. Không nghi ngờ gì nữa, Facebook đã ghi lại hình dạng khuôn mặt của họ”, đơn cáo buộc cho biết.
Theo CNN, vụ kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc điều tra kéo dài nhiều năm của các quan chức Texas đối với phần mềm nhận diện khuôn mặt của Meta. Vụ kiện này cũng cho thấy công nghệ nhận diện khuôn mặt đang ngày càng bị giám sát chặt chẽ bởi các nhà chức trách.
Đơn kiện yêu cầu tòa án thi hành hình phạt 25.000 USD cho mỗi vi phạm về luật sinh trắc học của tiểu bang và 10.000 USD cho mỗi vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng Texas. Ông Paxton cho biết tổng số tiền phạt có thể lên tới hàng tỷ USD.
Đáp lại vụ kiện, phát ngôn viên của Facebook cho rằng những tuyên bố trên là không có cơ sở.
Tính năng nhận diện khuôn mặt của Facebook đã nhận phải nhiều chỉ trích trong nhiều năm (Ảnh: Vox).
Vào tháng 11/2021, Facebook đã đưa ra thông báo tắt tính năng nhận diện khuôn mặt. Đồng thời, công ty cũng cho biết họ sẽ xóa toàn bộ dữ liệu của ít nhất 600 triệu người dùng có liên quan đến công nghệ này.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt đã gây ra không ít tranh cãi vì những lo ngại về độ chính xác và quyền riêng tư. Trên thực tế, công nghệ này cũng bộc lộ nhiều điểm yếu như khả năng nhận diện kém chính khi xác định người da màu.
Thậm chí, một người đàn ông da đen đã bị bắt oan do công nghệ nhận diện hoạt động không chính xác. Chính vì thế, ngày càng nhiều thành phố đưa ra các quy định riêng, nhằm hạn chế hoặc cấm sử dụng công nghệ này.
Anh ra lệnh Meta bán Giphy
Đây là động thái đầu tiên của Vương quốc Anh trong việc ngăn cản Big Tech mở rộng ở lĩnh vực quảng cáo hiển thị hình ảnh.
Theo Reuters, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA) của Vương quốc Anh hôm 30.11 đã yêu cầu chủ sở hữu Facebook là Meta bán nền tảng chia sẻ hình ảnh động Giphy, trong nỗ lực tăng cường quy định cho lĩnh vực này.
CMA nhận thấy việc Meta mua lại Giphy vào năm ngoái sẽ làm giảm sự cạnh tranh giữa các nền tảng truyền thông xã hội và quảng cáo hiển thị hình ảnh
CMA nhận thấy việc Meta mua lại Giphy vào năm ngoái sẽ làm giảm sự cạnh tranh giữa các nền tảng truyền thông xã hội và quảng cáo hiển thị hình ảnh. "Mối quan hệ ràng buộc giữa Facebook và Giphy đã loại bỏ đối thủ tiềm năng trong thị trường quảng cáo hiển thị hình ảnh. Bằng cách yêu cầu Facebook bán Giphy, chúng tôi đang bảo vệ hàng triệu người dùng mạng xã hội và thúc đẩy cạnh tranh, đổi mới trong quảng cáo kỹ thuật số", ông Stuart McIntosh, chủ tịch điều tra độc lập về Facebook - Giphy của CMA, nói.
Về phần mình, Meta không đồng ý với quyết định này. "Chúng tôi đang xem xét quyết định và tất cả các lựa chọn, bao gồm cả kháng cáo", người phát ngôn của Meta nói trong một tuyên bố. Được biết, Meta có bốn tuần để kháng cáo.
Tháng 10.2021, CMA đã phạt ông lớn công nghệ Mỹ số tiền kỷ lục 70 triệu USD vì vi phạm lệnh được áp dụng trong quá trình điều tra về việc mua lại Giphy.
Cạnh tranh truy cập
Meta mua Giphy, nền tảng tạo và chia sẻ ảnh động (GIF), với giá 400 triệu USD vào tháng 5.2020, để tích hợp với ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram. Công ty đã cố gắng bảo vệ thương vụ này trước CMA. Tuy nhiên, CMA lo ngại rằng Meta có thể từ chối đối thủ cạnh tranh truy cập GIF, hoặc buộc TikTok, Twitter và Snapchat cung cấp thêm dữ liệu người dùng để sử dụng chúng. Các dịch vụ quảng cáo sáng tạo do Giphy ra mắt tại Mỹ trước khi thỏa thuận diễn ra có thể đã được mở rộng sang một số thị trường khác như Anh, nơi Meta kiểm soát gần một nửa trong số 7 tỉ bảng Anh (khoảng 9,3 tỉ USD) giá trị thị trường quảng cáo hiển thị.
CMA đã và đang tăng cường quy định đối với Big Tech. Tuần trước, Google cam kết sẽ hạn chế nhiều hơn đối với việc sử dụng dữ liệu từ trình duyệt Chrome để giải quyết mối lo ngại của CMA về kế hoạch cấm cookie của bên thứ ba, vốn được các nhà quảng cáo sử dụng để theo dõi người dùng.
Australia ban hành luật mới ngăn chặn nội dung phỉ báng trực tuyến Theo các quy định mới sẽ được ban hành tại Australia trong tuần tới, các nền tảng mạng xã hội sẽ buộc phải tiết lộ danh tính của những cá nhân đăng nội dung phỉ báng hoặc gây tổn hại một cách ẩn danh. Theo phóng viên tại Sydney, Chính phủ Australia sẽ ban hành các quy định mới trong tuần tới nhằm...