Facebook kiện 4 công ty Trung Quốc vì bán tài khoản, like & follow ảo
Facebook vừa trình lên tòa án liên bang Hoa kỳ đơn tố cáo 4 công ty cùng 3 trang cá nhân tại Trung Quốc với các hành vi bán tài khoản, lượt like và lượt theo dõi người ảo trên Facebook, Instagram và các trang mạng xã hội khác.
Cụ thể, những cái tên bị công ty Facebook kiện gồm: Xiu Network Science and Technology Company, Xiu Feishu Science and Technology Company, Xiufei Book Technology Co., và Home Network (Fujian) Technology Co., Ltd. cùng 3 cá nhân khác có liên quan đến công ty trên.
Ngoài hành vi mua bán tài khoản giả, tăng lượng follower và like ảo những công ty này còn bị kiện thêm tội xâm phạm thương hiệu và gây ảnh hưởng đến hoạt động chiếm dụng tên miền.
“Ông hoàng mạng xã hội” Facebook yêu cầu tòa án ban hành lệnh đình chỉ hoạt động kinh doanh các tài khoản giả mạo ngay lập tức, cùng với khoản tiền bồi thường trị giá 100.000 USD (khoảng 2.32 tỷ đồng) cho mỗi website trong 6 website ở trên và khoảng tiền lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh phi pháp của họ.
Theo Bloomberg, trong đơn kiện của Facebook có ghi: Các công ty gồm 9 Xiu Shenzhen, 9 Xiu Feishu, 9 Xiufei và Home Network đều có trụ sở ở Long Nham và Thâm Quyến. Giữa họ đều có mối liên kết với nhau, và có công việc chung là nhà cung cấp phần mềm và các dịch vụ quảng cáo trực tuyến.
Tuy nhiên, đến bây giờ mạng xã hội Facebook vẫn đang bị chặn tại Trung Quốc. Thậm chí công ty này từng thất bại khi có ý định mở “vườn ươm startup” hồi năm ngoái. Từ việc này, có thể thấy chính phủ Trung Quốc đang ngày một kiểm soát chặt chẽ những trang web có xuất xứ từ nước ngoài.
Mặc dù, trong nước có khá nhiều công ty đang kinh doanh và điều hành các nhà mạng riêng ảo (VPN) có thể qua mặt các trang web bị chặn bởi chính phủ. Nhưng theo thời gian, những công ty này cũng bị thu hẹp đáng kể bởi những quy định kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn mà chính phủ làm.
Có thể nói động thái lần này của Facebook đang thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng trên thế giới, không biết lần này công ty có triệt hạ đựơc hết đường dây buôn bán tài khoản giả mạo này không. Còn nhớ lúc trước, Facebook và Instagram đã từng khẳng định định đã xoá hơn 2.1 tỷ tài khoản giả mạo trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9/2018.
Video đang HOT
Sau đó, những công ty này thường đề cao những cống hiến mà họ đạt được khi triệt hạ những web bán tài khoản giả mạo, nhưng đến nay những mạng lưới ấy vẫn tồn tại là như thế nào.
Tại nước Mỹ, những vụ việc như vậy họ kiểm soát rất chặt chẻ điển hình là công ty Devumi LLC ở Mỹ bị tiết lộ đã bán các lượt người theo dõi và tương tác ảo cho một lượng lớn người nổi tiếng tại đây. Cuối cùng, họ bị cơ quan hành pháp phát hiện được và xử phạt theo quy định của chính phủ, cơ quan chức năng cho biết đây là vụ hoạt động trái phép đầu tiên mà họ bắt được, cho thấy ở Mỹ rất hiếm những trường hợp như vậy xảy ra.
Trích dẫn của Facebook trong đơn kiện: “Chúng tôi cũng đang thực hiện quyền của mình theo luật sở hữu tài sản trí tuệ Mỹ đối với việc họ sử dụng trái phép thương hiệu và nhãn hiệu của chúng tôi. Bằng cách khởi kiện, chúng tôi hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu rằng loại hoạt động lừa đảo này sẽ không được dung thứ và rằng chúng tôi sẽ hành động cứng rắn để bảo vệ sự toàn vẹn của nền tảng của mình”.
Nguồn: Gizmodo
iPhone mới sẽ gặp bất lợi nếu Apple và Qualcomm không dừng trận chiến
Mâu thuẫn giữa Apple và Qualcomm đã có từ rất lâu và giờ hai công ty đang tranh chấp ở các tòa án khắp nơi trên thế giới về việc cấp phép và các bằng sáng chế. Vậy cuộc chiến này sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới iPhone thế hệ kế tiếp?
Tóm tắt vụ kiện của Apple và Qualcomm
Qualcomm là nhà sản xuất chip điện thoại lớn nhất thế giới, ngoài sức mạnh xử lý thì chip Qualcomm cũng cung cấp những công nghệ cần thiết để điện thoại có thể kết nối với mạng di động (gọi tắt là chip modem).
Công ty Mỹ này nhận được doanh thu đáng kể từ phí cấp phép các phát minh đó cho hàng trăm nhà sản xuất thiết bị, với mức phí dựa trên điện thoại chứ không phải các thành phần linh kiện riêng lẻ.
Được biết, Qualcomm sở hữu bằng sáng chế liên quan đến mạng 3G, 4G và 5Gcùng những tính năng khác như phần mềm cho smartphone. Điều đó nghĩa là bất cứ nhà sản xuất thiết bị nào muốn tạo ra thiết bị có thể kết nối vào các mạng lưới trên đều phải trả phí cho họ, kể cả khi các thiết bị đó không sử dụng modem Qualcomm, trong đó có Apple.
Kể từ iPhone 4S tới iPhone 6, nhà cung cấp chip duy nhất cho những điện thoại này là Qualcomm. Sau đó, Apple bắt đầu sử dụng thêm modem Intel cho các phiên bản iPhone bên cạnh modem Qualcomm cho tới năm 2017. Vào năm ngoái, iPhone Xs, iPhone Xs Max, iPhone Xr chỉ sử dụng chip 4G đến từ Intel.
Apple cho rằng họ chỉ nên trả phí cấp phép cho chip kết nối của Qualcomm chứ không phải toàn bộ thiết bị. Việc thu phí của Qualcomm như một cách đánh thuế hiệu quả sự đổi mới mà họ tạo ra. Nên Apple không cần phải trả phí cho Qualcomm vì những công nghệ mà Qualcomm chẳng đóng góp gì.
Qualcomm đáp trả rằng công nghệ của họ không chỉ bao gồm kết nối mà còn đa phương tiện, hình ảnh, GPS và rất nhiều các phát minh không đếm xuể để cấu thành một chiếc điện thoại. Theo Qualcomm, nếu như không có các công nghệ của họ thì cũng sẽ không có điện thoại iPhone nào ra đời cả.
Vì thế, Apple đã đệ đơn kiện Qualcomm vào tháng 1/2017, họ cho rằng Qualcomm đã không đưa ra mức phí cấp phép hợp lý cho công nghệ điện thoại của hãng. Qualcomm đã phủ nhận tất cả các cáo buộc của Apple, cho rằng Apple đã vi phạm hợp đồng và can thiệp vào các thỏa thuận cũng như mối quan hệ của Qualcomm với các nhà sản xuất khác.
iPhone mới vẫn sử dụng modem 5G của Intel hay quay lại với Qualcomm?
Vào giữa tháng 2 năm nay, Qualcomm đã công bố modem X55 - modem đầu tiên có khả năng chạy trên toàn bộ các mạng lưới từ 2G tới 5G. Nó có tốc độ tải xuống 7.5 Gbps và sẽ được sản xuất trong các thiết bị vào cuối năm 2019. Còn hiện tại, modem X50 sẽ được sử dụng cho tới lúc đó.
Được biết, 5G được cho rằng sẽ nhanh hơn 100 lần so với công nghệ không dây 4G LTE hiện tại và nhanh hơn 10 lần so với tốc độ internet Google Fiber cung cấp bằng dây cáp. Nhiều chuyên gia cho rằng 5G có thể cho phép sử dụng cả VR lẫn AR và những điều tưởng chừng như không thể.
Hầu hết các nhà mạng mới chỉ bắt đầu triển khai mạng 5G và các công ty điện thoại đang chuẩn bị các thiết bị 5G đầu tiên. Như tại MWC 2019, các điện thoại Android 5G của Samsung, Huawei hay LG đã được ra mắt. Tất cả những smartphone 5G này đều sử dụng modem X50 cho tốc độ tải xuống 5 Gbps.
Vào cuối năm 2019, các nhà cung cấp điện thoại Android lớn ở Mỹ sẽ có sẵn điện thoại 5G sử dụng chip của Qualcomm. Trong khi đó, Intel thì chưa có chip 5G trên thị trường nhưng nó sẽ sẵn sàng cho các thiết bị vào nửa sau năm 2019 và triển khai rộng hơn trong năm 2020.
Như vậy, liệu Apple sẽ tiếp tục tin dùng chip modem của Intel hay lại quay về với Qualcomm? Trên thực tế, chip Qualcomm vẫn luôn có lợi thế so với chip Intel về tốc độ.
Còn nhớ trước kia, khi Apple muốn sử dụng modem 4G LTE của Qualcomm trong iPhone 2018 nhưng nhà sản xuất chip lại không bán cho họ. Apple nói rằng họ hợp tác với Qualcomm trong chiến dịch nguồn kép vào năm 2018, nhưng cuối cùng Qualcomm lại không hỗ trợ hoặc không bán modem cho họ.
Qualcomm cung cấp chip cho các iPhone cũ hơn gồm iPhone 7 và 7 Plus nhưng lại không cung cấp modem cho iPhone mới ra mắt năm 2018. Chiếc điện thoại này được thiết kế từ khi vụ kiện tụng về bằng sáng chế bắt đầu.
Những thông tin từ lời khai của giám đốc điều hành Apple mâu thuẫn với lời khai của CEO Qualcomm. Qualcomm nói rằng họ đã cố gắng để có được hợp đồng cung cấp chip cho iPhone nhưng họ không nhận được lời mời kinh doanh mới nào từ Apple kể từ khi hợp đồng cũ hết hạn.
Vào tháng 7 năm ngoái, người đứng đầu bộ phận kinh doanh của Qualcomm nói rằng nếu có cơ hội thì họ rất muốn là nhà cung cấp modem cho Apple. Sau đó vào tháng 9, giám đốc tài chính của Qualcomm cũng nói rằng họ rất hoan nghênh nếu Apple tham gia vào 5G.
Giá bán của iPhone có thể tăng thêm sau khi tham gia cuộc đua 5G
Khi Apple ra mắt iPhone X vào cuối năm 2017, nhiều người đã đặt câu hỏi liệu mức giá 999 USD có làm người dùng ghẻ lạnh nó không. Cuối cùng, iPhone X trở thành thiết bị bán chạy nhất kể từ thời điểm nó ra mắt cho tới hết tháng 6/2018, dù đây là iPhone đắt nhất từ trước tới giờ.
Và sau đó, iPhone Xs và iPhone Xs Max còn đắt hơn vậy.
Như đã có nhiều bài viết cho biết, vì sự sụt giảm trong doanh số iPhone mà Apple cần phải tăng giá thành cho mỗi điện thoại họ bán. Sự sụt giảm này là do suy thoái kinh tế ở Trung Quốc và căng thẳng thương mại gia tăng với Hoa Kỳ.
Vì vậy, việc iPhone thế hệ mới được tích hợp 5G (phải trả phí cấp phép cho Qualcomm) có thể tiếp tục làm giá bán tăng theo. Và người chịu ảnh hưởng đầu tiên chính là người tiêu dùng, sau đó có thể dẫn đến việc giảm doanh số.
Riêng bạn, bạn nghĩ thế nào về những ảnh hưởng lên iPhone do vụ tranh chấp từ Apple và Qualcomm mang lại? Hãy để lại bình luận ở bên dưới!
Nguồn: CNet
Thế Giới Di Động kiếm hơn 10.000 tỷ trong một tháng Các chuỗi cửa hàng của Thế Giới Di Động đồng loạt đạt đỉnh doanh thu nhờ tháng Tết đến sớm hơn những năm trước. Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong tháng 1/2019 lần lượt đạt 10.360 tỷ đồng và 452 tỷ đồng....