Facebook hạn chế bán hàng qua mạng
Tuy can thiệp khiến các bài đăng công khai trên Facebook được hiển thị ít hơn, song mạng xã hội này cho rằng họ đã giúp các doanh nghiệp (DN), người bán hàng tại Việt Nam được kết nối, chia sẻ và phát triển.
Từ tháng 5-2019, trên nhiều Fanpage (trang) bán hàng online, nhiều chủ tài khoản than phiền về việc bài viết bị giảm tương tác dẫn đến doanh số bán hàng giảm mạnh so với trước. Chị Vũ Hà, admin một trang bán hàng qua mạng, cho biết: “Các thành viên trong nhóm phản ánh bài đăng lên cả ngày mà không nhận được lượt tương tác nào, không ai mua hàng. Tôi phải tìm hiểu và hướng dẫn mọi người khi đăng bài, cần né những từ khiến Facebook nhận biết hoặc nghi ngờ tài khoản đang bán hàng online, chẳng hạn như “giá”, “tiền”, tên các hãng quần áo, nước hoa, phụ kiện… bằng cách viết chệch qua từ khác. Ngoài ra, người bán cần hướng dẫn khách hàng bấm vào chế độ “xem trước” để bảo đảm không bỏ qua bài viết nào”.
Thủ thuật hạn chế tương tác bán hàng trên mạng thậm chí còn được Facebook áp dụng chặt chẽ hơn với những người bán hàng trên trang cá nhân. Theo chị Hoàng Phương, một người chuyên đặt hàng online từ các nhãn hàng trên thế giới và đăng bán trên trang cá nhân, sở dĩ Facebook “siết” bán hàng là bởi không thu được quảng cáo từ trang cá nhân như với các trang bán hàng dưới dạng hội, nhóm.
Một người bán hàng online khác phản ánh giá quảng cáo trên Facebook tính theo số lượt đã tăng đáng kể. Chưa kể, hiệu quả quảng cáo cũng giảm mạnh khi một số người bán phát hiện lượt tương tác trên Facebook có thể là tài khoản ảo, tức không có tiềm năng mua hàng hoặc hộp tin nhắn thường bị lỗi nên việc trả lời, tư vấn cho khách bị trục trặc, gây bất tiện trong kinh doanh.
Các bài đăng bán hàng online hiện bị giảm tương tác đáng kể
Video đang HOT
Trả lời Báo Người Lao Động về những phản ánh nêu trên, đại diện Facebook cho biết do mạng xã hội này được xây dựng để kết nối mọi người và xây dựng các mối quan hệ nên từ tháng 1-2018, Facebook đã cập nhật cách xếp hạng tin tức để người sử dụng có nhiều cơ hội kết nối với các bài đăng có ý nghĩa từ bạn bè và gia đình của họ trong News Feed (bảng tin) hơn. Vì không gian bảng tin bị giới hạn số lượng bài hiển thị nên Facebook ưu tiên những bài đăng từ bạn bè, gia đình của người dùng và các cập nhật tạo ra những cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Còn các nội dung được đăng tải công khai, bao gồm cả video, bài viết từ DN thì ít được hiển thị hơn. “Các trang có thể thấy lượng tiếp cận, thời gian xem video và lưu lượng giảm. Tác động sẽ thay đổi tùy từng trang, được quyết định bởi các yếu tố bao gồm loại nội dung họ sản xuất và cách mọi người tương tác với nó. Cập nhật này không có nghĩa là những bài đăng từ các trang sẽ bị xóa đi trên bảng tin, chỉ là sẽ ít xuất hiện hơn” – đại diện Facebook giải thích thêm.
Facebook còn cho rằng mạng xã hội này đã hỗ trợ 90 triệu DN trên toàn cầu sử dụng các công cụ miễn phí như mở trang, nhắn tin… để tìm kiếm khách hàng mới, thuê nhân viên và tương tác với cộng đồng. Do đó, Facebook mang đến khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Theo một chuyên gia về thương mại điện tử, Facebook góp phần rất lớn trong việc hình thành diện mạo thương mại điện tử của Việt Nam. Hàng ngàn người buôn bán từ nhỏ lẻ đến lớn đã thu được nguồn lợi lớn từ mạng xã hội này. Chuyên gia này phân tích thêm là không có nền tảng nào muốn cung cấp dịch vụ miễn phí mãi mãi cho người sử dụng. Việc Facebook hạn chế tương tác với các bài viết quảng cáo bán hàng để người kinh doanh chuyển sang sử dụng dịch vụ quảng cáo trả tiền là hợp lý. Việc này cũng giúp người sử dụng Facebook giảm bớt khó chịu khi phải nhìn thấy nhiều bài viết quảng cáo sản phẩm mà họ không quan tâm, vì Facebook thường khoanh vùng và chạy quảng cáo trên đối tượng thực sự quan tâm đến món hàng.
Theo người lao động
Facebook tích hợp thêm 10 ngôn ngữ châu Phi nhằm ngăn nạn tin giả
Ngày 15/8, Facebook thông báo sẽ tích hợp thêm 10 ngôn ngữ châu Phi vào mạng xã hội này nhằm ngăn chặn nạn tin giả hiện đang chia sẻ tràn lan tại nhiều quốc gia của 'Lục địa Đen'.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, đây là dự án phối hợp giữa Facebook và African Check, công ty chuyên xác thực thông tin có trụ sở tại Johannesburg, Nam Phi và là một phần của chương trình xác thực thông tin trên mạng xã hội mà Facebook bắt đầu triển khai từ năm 2018.
Trong một thông báo, mạng xã hội lớn nhất thế giới cho biết 10 ngôn ngữ dự kiến sẽ được đưa vào dự án xác thực thông tin bao gồm những ngôn ngữ có số lượng người sử dụng lớn như tiếng Afrikaans tại Nam Phi, tiếng Swahili tại Kenya, tiếng Yoruba tại Nigeria và Wolof tại Senegal.
Theo Giám đốc điều hành African Check Noko Makgato, dự án tích hợp thêm ngôn ngữ châu Phi vào Facebook nhằm đảm bảo thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội này sẽ được kiểm duyệt nội dung nhằm giảm thiểu những tin giả mạo.
Theo kế hoạch, đội ngũ chuyên gia của African Check sẽ kiểm duyệt nội dung video, hình ảnh và tin văn bản mang nhiều dấu hiệu của tin giả.
Trong khi đó, Facebook cho biết đồng thời sẽ dùng thuật toán để giảm tỷ lệ hiển thị của tin giả mạo và ưu tiên các bài viết chống lại nội dung đó.
Trong những tình huống thông tin giả mạo có thể dẫn đến bạo lực trên thế giới thực thì Facebook sẽ gỡ xuống.
Trên thực tế, tình trạng sai lệch thông tin trên Facebook xảy ra một phần do cơ chế hiển thị tin. Nội dung nào càng được chia sẻ và bình luận nhiều thì càng được ưu tiên hiển thị trên News Feed.
Biểu tượng Facebook.
Do đó, các tin giả mạo, câu khách, mang tính giật gân có khả năng lan truyền nhanh và rộng hơn so với nội dung thông thường mà người dùng chia sẻ.
Trước đó, hồi tháng 6/2019, hãng nghiên cứu thị trường Ipsos có trụ sở tại Pháp đã công bố kết quả khảo sát về niềm tin và sự an toàn trên Internet với sự tham gia của hơn 25.000 người tại hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kết quả cho thấy 86% những người được hỏi khẳng định họ từng ít nhất một lần bị đánh lừa bởi tin giả mạo.
Facebook là nguồn phát tán tin giả phổ biến nhất với 77% số người được khảo sát cho rằng đã bắt gặp tin giả xuất hiện trên mạng xã hội này, tiếp đến là Twitter với 62%.
Khoảng 9% người dùng Facebook cho biết đã đóng tài khoản trong năm qua vì những hậu quả của tin giả.
Khảo sát cũng cảnh báo về sự giảm sút niềm tin của người dùng Internet cho các công ty quản lý mạng xã hội, đồng thời mong muốn chính phủ cũng như các công ty quản lý mạng xã hội có biện pháp ngăn chặn tình trạng tin giả tràn lan.
Theo Bnews
Bán hàng Việt vào thị trường Mỹ thông qua Amazon, Ebay... và mạng xã hội Theo Bộ Công Thương, Mỹ là thị trường có sức mua lớn nhất thế giới với dân số trên 300 triệu người cùng với văn hóa tiêu dùng phong phú. Tuy nhiên, với một thị trường lớn, nhiều cạnh tranh, việc bán hàng thông qua các kênh trung gian và phân phối truyền thống không đơn giản, thường chịu chi phí cao. Bộ...